Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
CHUYỆN MỖI TUẦN – BƯỚC VIII (SỐ 34 ĐẾN 42) – ĐẾN VỚI MỘT GIÁO HỘI LUÔN TRẺ TRUNG VÀ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ NÊN TRẺ TRUNG…


Tấm ảnh bên đây là để diễn tả về một “đặc tính” của Giáo Hội : Giáo Hội – bí tích của Hy Vọng…

Bí tích là gì vậy, bạn trẻ ? Giáo lý cho chúng ta định nghĩa : Bí Tích là dấu bề ngoài Đức Giê-su lập để ban ơn bề trong cho chúng ta…

Khi nói Giáo Hội là Bí Tích của Hy Vọng – với định nghĩa về Bí Tích trên đây – thì Giáo Hội muốn chúng ta nhận ra nơi Giáo Hội những dấu chỉ diễn tả niềm Hy Vọng…và chính Đức Giê-su muốn có những dấu chỉ ấy nơi Giáo Hội do Người thiết lập để mang lại cho nhân loại và cho mỗi chúng ta niềm hy vọng vào một cuộc sống hạnh phúc triền miên – nghĩa là hạnh phúc trong hôm nay : nỗi niềm hạnh phúc của người đi đường, và hạnh phúc trong mai ngày : nỗi niềm hạnh phúc của người đã đến đích…

Với ước muốn có được những dấu chỉ của niềm Hy Vọng vốn là bản chất của người trẻ, chúng ta cùng với Đức Thánh Cha cất bước VIII …để đến với Giáo Hội luôn trẻ trung và sẵng sàng để nên trẻ trung…

Đầu tiên - ở số 34 – Đức Thánh Cha trình bày cho bạn trẻ - và dĩ nhiên là cho mọi người – nét trẻ trung của Giáo Hội…

Giáo Hội đã được thiết lập từ cuộc trao đổi giữa Chúa Giê-su và các môn đệ với câu hỏi: “Người ta nói Con Người là ai?”…và sau khi các môn đệ cho hay người thì bảo thế này, người thì nói thế kia, Đức Giê-su trực tiếp hỏi : “ Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Rất nhanh nhẹn và đầy xác tín, ông Phê-rô thưa : “ Thầy là Đấng Ki-tô – Con Thiên Chúa Hằng Sống.” Đức Giê-su long trọng tuyên bố : “ Này anh  Simon, con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực Tử Thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời : dưới đất , anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì , trên trời cũng sẽ tháo cời như vậy .” (Mt 16 , 13 – 19 ; Mc 8 , 27 – 30 ; Lc 9 , 18 – 21)…

Vậy dấy - bạn trẻ - Giáo Hội hình thành từ ngày đó …cho đến hôm nay…và cho đến ngày Thành Toàn…Tính theo thời gian của con người…thì cũng đã trên dưới 2.000 năm – chưa kể giai đoạn chuẩn bị tiệm tiến của Dân Chúa thời Cựu Ước…Tuy nhiên Giáo Hội không già, ngược lại trẻ luôn, bởi Giáo Hội luôn thức thời trong trình bày về Đức Giê-su và Ơn Cứu Chuộc bằng ngôn ngữ của mọi thời đại và của mọi nền văn hóa trên mặt đất trần gian này cũng như bởi Giáo Hội có mặt trong mọi ngõ ngách, nơi mọi thân phận…và ở mọi hoàn cảnh… để công bố Ơn Bình An và Lời Cứu Thoát…Chính vì vậy, Đức Thánh Cha cho người trẻ chúng ta hiểu rằng : lịch sử của Giáo Hội thì dài nhưng Tình Yêu làm nên lịch sử đó…thì luôn luôn mới mẻ, bởi Giáo Hội luôn được nhắc nhở phải trở về với “tình yêu thủa ban đầu” (Kh 2 , 4)…Mà cái “thủa ban đàu lưu luyến ấy” (Thơ Thế Lữ) , Thiên Chúa giữ và làm cho nó ngày càng “thanh tân”, ngày càng “mới mẻ”…Đức Thánh Cha dạy rằng : “ Với một lịch sử lâu dài và luôn sống động, đang khi hướng tới sự hoàn thiện con người trong thời gian và hướng tới những định mệnh cuối cùng của lịch sử và của đời sống, Hội Thánh thực sự là tuổi trẻ của thế giới.” Trong Hội Thánh luôn trẻ trung ấy, “người ta luôn luôn có thể gặp được Đức Ki-tô là  người đồng hành và người bạn của giới trẻ.” [35]…

Tuy nhiên sự trẻ trung của Hội Thánh phải được hiểu và nhận ra cho đúng ý nghĩa đẹp nhất của nó – nghĩa là không cố tình đóng khung trong sự già nua, tê liệt của những rườm rà quá khứ, đồng thời cũng không buông thả mình trong những mời mọc mà thế giới cho rằng là “mới mẻ”…để rồi đánh mất căn tính của mình…Hội Thánh “trẻ trung khi là chính mình”, khi tìm nhận “sức mạnh luôn mới mẻ của Lời Chúa, của Thánh Thể, của sự hiện diện của Đức Ki-tô và sức mạnh Thánh Thần của Người mỗi ngày”

Giáo Hội nên “mới mẻ” từng ngày khi Giáo Hội  “sống và truyền thông kỹ năng sống” Lời dạy của Chúa, siêng năng đón nhận Chúa Thánh Thể…và bằng lòng với những thách đố Thánh Thần khơi dậy để làm cho cuộc sống, làm cho con người và làm cho môi trường sống chan hòa ân sủng của Thiên Chúa Cha - Con – và Thánh Thần…

Sự thánh thiện – hiểu như sự “mới mẻ thanh tân và nguyên tuyền”  -  một trong bốn đặc tính của Giáo Hội duy nhất – thánh thiện – công giáo –và  tông truyền – chúng ta phải hiểu như thế nào ?

Trong một lần tiếp kiến chung dịp tháng 10 năm 2013 dành cho khoảng 50 nghìn khách hành hương, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ :

“Giáo Hội thánh thiện không phải vì công trạng của chúng ta, nhưng là vì Thiên Chúa làm cho Giáo Hội nên thánh, đó là hoa trái của Thánh Linh và các Hồng Ân của Chúa. Không phải chúng ta làm cho Giáo Hội nên thánh, nhưng là Thiên Chúa, là Chúa Thánh Linh, trong tình thương, Người làm cho Hội Thánh nên thánh thiện.

[…….]

Chúng ta là một Giáo Hội gồm những người tội lỗi, và trong tư cách là những người tội lỗi, chúng ta được kêu gọi để cho mình được Thiên Chúa biên đổi, canh tân và thánh hóa, Giáo Hội là thánh thiện, nhưng không khước từ tất cả chúng ta, vì Giáo Hội kêu gọi tất cả, Giáo Hội đón nhận người tội lỗi. Giáo Hội cũng mở rộng đối với những người xa xăm nhất, kêu gọi tất cả hãy để cho mình được lòng từ bi, sự dịu hiền và tha thứ của Chúa Cha ấp ủ…Chúa trao tặng mọi người cơ hội được gặp gỡ Người, tiến bước về sự thánh thiện.” – nghĩa là nên trẻ trung và mới mẻ luôn

Đức Thánh Cha nhắc nhở người trẻ ki-tô hữu cố gắng để có một nếp sống“không tách biệt” với người khác quanh mình, nhưng sống để người chung quanh cảm nhận được rằng chúng ta là anh em, là cận thân của họ, nhưng đồng thời cũng “can đảm sống khác biệt” với tinh thần thế tục…khi có và biết nuôi dưỡng những “ước mơ khác người” với nỗ lực trình bày “vẻ đẹp của sự quảng đại, tinh thần phục vụ, sự trong sạch, dũng cảm, tha thứ, trung thành với ơn gọi riêng, của cầu nguyện, tranh đấu cho công lý và công ích, yêu thương người nghèo và tình thân hữu với mọi người.”

Ở số 37, Đức Thánh Cha kêu gọi người trẻ giúp cho Hội Thánh “luôn giữ được tinh thần trẻ trung, không băng hoại, không dừng lại, không kiêu hãnh, không biến thành giáo phái, nhưng trở nên nghèo khó và có khả năng làm chứng, luôn gần gũi với những người hèn kém và bị bỏ rơi…”

Và để nói lên khao khát sống trẻ, Giáo Hội đã có hai cuộc tấn phong đặc biệt trong thời gian vừa qua :

- Cuộc tấn phong Bậc Đáng Kính cho cậu bé 17 tuổi Darwin Ramos – người của khu ổ chuột Pasay – Phi Luật Tân và là một cậu bé tàng tật sống bằng nghề ăn xin…Điểm đặc biệt của Darwin là luôn kết hợp với Chúa và – bằng nụ cười tươi  sáng – cậu luôn mang niềm vui đến cho mọi người…

- Cuộc tấn phong Chân Phước cho cậu bé 15 tuổi Carlo Acutis ngày 10.10.2010 với công sức của một chuyên viên máy tính đã sử dụng phương tiện kỹ thuật số để lan rộng tình yêu Thánh Thể cũng như Lời Chúa đến cho và với mọi người…

Và - ở những số 39 – 40 – 41 & 42 – Đức Thánh Cha lưu ý việc Hội Thánh cần quan tâm đến các dấu chỉ thời đại…

Thế nhưng “dấu chỉ thời đại” là gì, thưa bạn trẻ ? Dĩ nhiên không phải là chuyện tử vi, bói toán, thời vận…như bao nhiêu người – cả người trẻ lẫn những người thành công trong lãnh vực làm ăn – thường hay nghĩ tới…Trong niềm tin của người Ki-tô hữu…thì “dấu chỉ thời đại” ám chỉ một biến cố nào đó trong lịch sử như một “điềm” – một dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện và can thiệp của Thiên Chúa…

Khi kêu gọi việc quan tâm đến các “dấu chỉ của thời đại”, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh đến một số vấn đề :

- Hội Thánh phải phản ánh Đức Ki-tô…và – do đó – Hội Thánh phải biết trân trọng quan điểm và những phê bình của người trẻ…để có thể có những thay đổi…

- Các vụ bê bối về mọi mặt nơi những thừa tác viên có chức thánh cũng như thái độ xa cách người trẻ hoặc thu động đối với người trẻ trong các cộng đồng cơ bản…làm cho người trẻ không muốn gần gũi với Hội Thánh…

- Một Hội Thánh thiếu khiêm tốn, luôn tìm cách để tự phòng thủ, không biết lắng nghe, không chấp nhận để bị chất vấn…sẽ chỉ là một viện bảo tàng…trình bày những cũ kỹ…chỉ để “chiêm ngưỡng”…

Đấy là những “dấu chỉ” – những “thời điềm” của hôm nay – mà Giáo Hội phải nhận ra, bởi đấy cũng là những điều Thiên Chúa muốn Giáo Hội lưu tâm hầu làm cho mình trở nên trẻ trung và không đánh mất giới trẻ - con cái mình…

Thời Xuân Thu có một thần đồng tên là Hạng Thác…Ngày kia, Hạng Thác cùng đám bạn chơi trò chơi xây thành trên đường, dùng bùn đắp lên một tòa thành bằng đất…Đúng lúc Khổng Tử ngồi trên xe ngựa cùng học trò chu du liệt quốc…Những đứa trẻ thấy xe ngựa thì tránh, nhưng Hạng Thác vẫn ngồi yên trong tòa tháp trên đường của mình…Khổng Tử xuống xe hỏi : “Xe ngựa đến rồi, vì sao cậu không tránh ra ?” Hạng Thác ngẩng đầu nhìn Không Tử thưa :  “Thánh nhân đã nói : con người phải trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa rõ nhân tình…Từ xưa đến nay, chỉ nghe qua xe có thể đi vòng qua thành mà chạy…chứ chưa hề nghe đến chuyện dời thành qua để xe đi bao giờ”…Khổng Tử cảm thấy Hạng Thác nói rất có đạo lý…bèn gọi học trò đánh xe đi đường vòng mà qua…Ông nói với Hạng Thác rằng : “Cậu nhỏ tuổi vậy mà đã hiểu được không ít đạo lý !” ...

Đức Thánh Cha nhắn nhủ :

Chúng ta hãy xin Chúa giải thoát Hội Thánh khỏi những kẻ muốn làm cho Hội Thánh già đi, giam hãm Hội Thánh trong quá khứ, kềm hãm hay làm cho Hội Thánh bị tê liệt. Chúng ta cũng hãy xin Chúa giải thoát Hội Thánh khỏi mọi cám dỗ khác : tin rằng mình trẻ trung vì đã chấp nhận tất cả những gì thế giới mời mọc, tin rằng mình đổi mới vì đã quên đi sứ điệp của mình mà bắt chước người khác. Không ! Hội Thánh trẻ trung khi Hội Thánh là chính mình, khi Hội Thánh đón nhận sức mạnh luôn mới mẻ của Lời Chúa, của Thánh Thể, của sự hiện diện của Đức Ki-tô và sức mạnh của Thánh Thần mỗi ngày. [số 35]

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!