Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO CAN ĐẢM” MÀ ĐỨC THÁNH CHA GIỚI THIỆU VỚI NGƯỜI TRẺ CHÚNG TA…


Bạn trẻ mến,

Với các bạn trẻ ở thế hệ từ 10X …thì cảnh cánh đồng trên đây…chỉ còn trên ảnh chụp hoặc cảnh vẽ…Thế nhưng đấy lại là chất liệu và chất lượng của rất nhiều những vần thơ, dấu nhạc tươi mát của một thời tâm hồn con người rộng và cao và sâu…làm nên một miền ký ức nhiều mồ hôi, nhưng cũng ngập tràn hạnh phúc…Đồng thời chính Chúa Giê-su – khi rao giảng – Người cũng mượn những hình ảnh phong phú của mùa màng để diễn tả sứ điệp của mình…Và một trong những cấp thiết của sứ điệp Người, đấy là “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9 38)…Và đương nhiên bạn hiểu là Người muốn các môn đệ xin với Chúa Cha để Người ban cho cánh đồng truyền giáo là mặt đất trần gian này thật nhiều  những “nhà truyền giáo” hay “những tay thợ gặt” thiện tâm thiện chí để loan báo Tin Mừng và chữa lành nhân thế…cho đến ngày Tận Chung…

Đức Thánh Cha nói với bạn trẻ và mọi người về những tay “thợ” ấy : “Những nhà truyền giáo can đảm” – hiểu cả về mặt con người lẫn đặc sủng truyền giáo…

+ Trước khi giúp bạn trẻ đi sâu vào nguồn cảm hứng đưa đến nhiệt huyết trở thành nhà truyền giáo – người thợ gặt của Chúa trong cánh đồng truyền giáo – Đức Thánh Cha nhắc lại một tư tưởng của thánh Alberto Hurtado (1901 – 1952) vốn được coi là người bạn của công nhân, sinh viên và trẻ em đường phố : “Là tông đồ không có nghĩa là đeo một huy hiệu trên ve áo, không có nghĩa là thuyết giảng về chân lý, nhưng là sống chân lý, trở thành hiện thân của chân lý, được biến đổi thành Ki-tô. Trở thành một tông đồ không có nghĩa là người phải cầm một ngọn đuốc trong tay, sở hữu ánh sáng[…]. Tin Mừng […] là một ánh sáng hơn là một bài học. Sứ điệp biến thành sự sống hiện sinh[175]…

+ Dĩ nhiên nhiều lần bạn được nghe câu nói của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI : “Con người hôm nay tin tưởng các chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống và hành động hơn là lý thuyết” (Evangelii Nuntiandi – số 47), nhưng Đức Thánh Cha nhắc lại cho bạn rằng : “ Chứng từ không có nghĩa là chúng ta phải câm lặng không nói Lời Chúa”…Và Ngài nêu lên vấn đề “ Tại sao lại không nói về Chúa Giê-su chứ, tại sao lại không kể cho người khác rằng Người ban cho chúng ta sức sống, rằng chúng ta thích thú trò chuyện với Người, rằng chúng ta sống rất tốt nhờ việc suy niệm Lời Người ?” Nghĩa là Đức Thánh Cha muốn cho vai trò “chứng nhân” của chúng ta phải có được những trải nghiệm cụ thể khi gặp gỡ Chúa qua việc “đọc - nghiệm – và sống Lời Chúa”, bởi đấy là những trải nghiệm quý báu và rất cá nhân mà ta có thể chia sẻ để giúp các bạn trẻ khác khi có dịp…để họ cũng gặp gỡ Chúa bằng và nơi chính con người của họ…Đức Thánh Cha hiểu những “trào lưu” của người trẻ trong xã hội vắng bóng Thiên Chúa…là như thế nào…nên Ngài khuyên chúng ta biết “lội ngược dòng” – nghĩa là thay vì bằng lòng với những “hời hợt” của các thứ “hot” này – “hot” kia…ngập tràn MXH…thì  - nhẹ nhàng thôi nhưng là “lội ngược dòng” – chúng ta chia sẻ về Chúa Giê-su, về đức tin Người ban cho chúng ta với tất cả nhiệt huyết của một người từng trải nghiệm việc gặp gỡ và nghe Chúa nói…Đức Thánh Cha mong ước mỗi người trẻ chúng ta càm nhận trong tận thẳm sâu lòng mình “sự thúc đẩy không thể cưỡng lại” buộc chúng ta lên tiếng về Chúa – sự thúc đẩy đã tác động nơi tông đồ Phaolô khiến ông thảng thốt kêu lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng !” ( 1Cr 9 , 16) [176]…

+ Đức Thánh Cha đi đến một câu hỏi mà chắc chắn là mỗi người trẻ chúng ta – khi đã “ngộ” và đã “nghiệm” về Chúa – chúng ta sẽ đặt ra hoặc là với những vị đồng hành, hoặc là mình tự hỏi chính   mình : “Chúa Giê-su sai chúng ta ( hay là tôi) đi đâu ?” Câu trả lời của Ngài là : “Không ranh giớikhông giới hạn !” – Nghĩa là “ Đức Giê-su , Người sai chúng ta đến với mọi người”…Một sự “yếu đuối” khiến ta nghĩ và làm, đấy là tiếp cận “những người có vẻ gần gũi hơn, dễ tiếp thu hơn, dễ đón nhận hơn”…Thế nhưng , thưa bạn , “Tin Mừng dành cho tất cả mọi người”…nên Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta – bạn trẻ : “Các con đừng sợ ra đi và mang Đức Ki-tô vào mọi môi trường, cho đến những cuộc sống ở vùng ngoại vi, ngay cả với những người xa xăm nhất, người thờ ơ nhất” , bởi vì “Chúa tìm kiếm mọi người, Người muốn tất cả cảm nhận được sự ấm áp của lòng thương xót và tình yêu của Người”Vì thế cho nên “mọi nơi” và “mọi dịp”…đều có thể là những cơ hội để chúng ta loan báo Tin Mừng : “nơi khu phố - trong trường học – trong lãnh vực thể thao - khi cùng bạn bè rong chơi- khi cùng nhau làm thiện nguyện hoặc làm việc công sở” – tất cả đều là “những dịp tốt” – “những dịp thuận tiện”…để “chia sẻ niềm vui Tin Mừng”…Qua các bạn và với những dịp tốt, dịp thuận tiện ấy, “Chúa đến với mọi người”…Nói cách nhẹ nhàng và dễ thương : Bạn trẻ - bạn NHƯ những “phương tiện để Người chiếu giãi ánh sáng và hy vọng, bởi vì Người tin tưởng vào sự can đảm, sự tươi trẻ và lòng nhiệt thành của bạn” [177]…

+ Đức Thánh Cha cho chúng ta biết : “Các con đừng mong sứ vụ này – sứ vụ loan báo Tin Mừng mọi nơi và mọi dịp – là dễ dàng và thoải mái”…Tuy nhiên đã có -  vẫn có – và sẽ có những người trẻ “dâng hiến đời mình theo sự thôi thúc truyền giáo”…Đức Thánh Cha nhắc lại sự diễn tả của các Giám Mục Hàn Quốc về sự “dâng hiến” ấy như sau : “Chúng tôi hy vọng có thể trở thành những hạt lúa mìnhững khí cụ cho việc cứu rỗi nhân loại, nhờ theo gương các vị tử đạo.Mặc dù đức tin của chúng ta còn bé như hạt cải, Thiên Chúa sẽ làm cho nó lớn lên và sử dụng nó như một khí cụ cho công trình cứu độ của Người”...

Và thưa bạn – người bạn trẻ mến thương, người viết muốn mời bạn chiêm ngưỡng vài ba “nhà truyền giáo” rất đời thường trong nghề nghiệp và đam mê của mình…để bạn thấy rằng – với hiện trạng cuộc sống từng ngày của bạn – bạn là những nhà truyền giáo…chỉ với một chút cố gắng hơn nữa mà thôi…

 

Bạn nhận ra thủ môn nào đây không ? Đấy là thủ môn Keylor Navas của đội Costa Rica…Anh tâm sự rằng chính sức mạnh của lời cầu nguyện giúp anh tập trung cho công việc giữ an toàn khung thành đội mình và không quan tâm gì đến những la ó phản đối hay nhục mạ từ khán đài…Anh từng chia sẻ : “Đối với tôi, Thiên Chúa đi trước hết mọi sự. Mỗi lần vào trận đấu, tôi đều quỳ gối, giang tay và cầu nguyện…Câu Kinh Thánh tôi yêu thích là ở trong thư Galat : “Nếu tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời thì tôi không phải là tôi tớ Đức Ki-tô” (1, 10)…Vì thế tôi không mất bình tĩnh. Chúa đã ban cho tôi sức khỏe và một công việc tuyệt vời. Nhưng tôi không dừng lại ở đó mà chờ đợi điều sẽ xảy ra. Tôi làm việc, tôi làm hết sức mình, như mọi người trong đất nước tôi, với đức tin và hy vọng : không có những điều này sẽ không đi đến đâu cả !”…Keylor Navas còn là thành viên Hội Nova Vida của Valencia chuyên lo hổ trợ cho những người kém may mắn…Và trong Hội này, có một đội bóng đá tên là Câu Lạc Bộ Bóng Đá Tin Mừng chuyên thực hiện bác ái, nhân đạo qua thể thao…

Rồi thủ môn của đội tuyển “Những Chú Đại Bàng Xanh” của “Lục Địa Đen” Vincent Enyeama…Anh được đồng đội đặt cho biệt danh là “Vị Mục Tử”, bởi anh thường mời toàn đội cùng anh cầu nguyện trước mỗi trận đấu, trước mỗi buổi luyện tập và trước các bữa ăn”…Đội trưởng đội Nigeria đã phải thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn : “Nếu Enyeama không làm thủ môn…thì anh ta có thể sẽ bình thản lập một nhà thờ”…

Cả thủ thành Stipe Pletikosa của “Đội Bóng Rực Lửa” Croatia nữa…Những chiếc áo thi đấu của anh luôn có hình Đức Mẹ Mễ Du, và trước mỗi trận đấu, anh luôn là kẻ cuối cùng theo đồng đội ra sân, bởi anh chăm chú cầu nguyện…Anh đã từng trả lời phỏng vấn : Chinh đức tin giúp anh giữ được một lối ứng xử đúng mức và tránh được những cái mà  anh gọi là “hạnh phúc giả tạo” hay thái quá thường làm cho đời sống của những cầu thủ nổi tiếng được công chúng chú ý đặc biệt…Anh thú nhận : “Cầu nguyện là trung tâm của cuộc giao tiếp với Chúa, và cầu nguyện đã đem lại cho tôi sự bình an”…

Bạn thấy đó, người ta cứ tưởng “bóng đá” và “ nghề thủ thành”…chẳng ăn nhập gì với truyền giáo, nhưng quả thực là không phải vậy…

Bạn cho phép tôi chia sẻ thêm một “đề nghị thiết thực” nữa từ một nhà truyền giáo nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam chúng ta – Cha Piô Ngô Phúc Hậu…Ngài ngồi ở sân bay Nội Bài và thấy “con dế” của một bà già trầu, răng đen, đầu chít khăn mỏ quạ vang lên tiếng nhạc chào…và ngài chợt liên tưởng đến hàng triệu “con dế” khác hoạt động liên tục đêm ngày để nói đến “ngàn lẻ một” đề tài vô bổ…nên viết thư cho anh bạn ngành xây dựng của ngài để đề nghị một phương thức truyền giáo :

Cậu thường khoe với tôi mỗi tháng cậu xài hết 5 triệu cho “con dế”. Hỏi cậu nói chuyện trên điện thoại, thì cậu nói ngay : “Đủ chuyện : từ chuyện vật tư đến chuyện đola lên xuống; từ chuyện vợ con đến chuyện nhậu nhẹt; từ chuyện nhà hàng đến chuyện nhà thổ…Ôi, biết đâu mà nói cho xiết!”…Có lẽ ĐTDĐ chiếm nhiều thì giờ nhất trong thời khóa biểu của mọi người. Dường như chuyện tầm phào, chuyện nhăng nhít lại chiếm nhiều thì giờ nhất trong cái thời khóa biểu chằng chịt ấy. Uổng phí quá chừng !

Tôi đề nghị với cậu : đưa ĐTDĐ vào công tác loan báo Tin Mừng. Cụ thể là thế này:

*Nhóm thợ xây của cậu mỗi ngày có chừng 45 phút chia sẻ Lời Chúa với nhau,

*Nên mời bạn lương dân tham dự, đặc biệt là chủ công trình xây dựng,

*Nên dùng ĐTDĐ chia sẻ Lời Chúa với một tổ khác xây dựng ở một nơi khác, cách xa hàng ngàn dặm,

*Những đoạn Phúc Âm nào anh em chưa hiểu rõ thì gọi về cha xứ, xin cha giải thích dùm;

*Gọi điện về xin vợ con gọi điện cho anh em lương dân đang cùng chia sẻ Lời Chúa, và cho cả những người lương dân không có mặt. Xin vợ vận động các cụ già trong giáo xứ, đặc biệt là cha mẹ hai bên cùng cầu nguyện cho các buổi chia sẻ Lời Chúa giữa lương dân này [………]

Cha Piô còn đề nghị thêm về những việc bác ái qua “con dế” của anh bạn…Và người viết rất trân trọng nhiệt huyết truyền giáo của ngài, đồng thời cũng nghĩ rằng chắc anh bạn xây dựng “thân thiết”với ngài…nên hẳn là đề nghị của ngài sẽ được lưu tâm…Tuy nhiên người viết thì không dám nghĩ đến một “hy sinh” lớn như thế nơi chủ nhân những “con dế” ngày càng đắt giá trong túi quý vị “tự” và “được” mệnh danh là “dân làm ăn”…mà chỉ dám đề nghị hai việc :

*Sáng và tối mỗi ngày sẽ dâng kinh 5 phút bằng “con dế” của cả gia đình cho mọi thành viên hoặc ở trước bàn thờ hoặc trong cơn ngái ngủ trên giường hay lang thang đâu đó…để người cha hay người mẹ trong gia đình làm tròn bổn phận nhắc nhở con cái về Chúa và với Chúa…Và vì thế phải có quyết tâm là “dù đang ở nhà hàng hay nhà thổ”để bàn chuyện hợp đồng này nọ…thì hễ đến giờ là nhất định “đọc kinh” với cả nhà…ngay trên “bàn nhậu” và “trước mặt mọi người”…

*Mỗi tuần, dùng “con dế” đàn đúm bạn bè ở đâu đó…để cùng nhau đọc một đoạn Tin Mừng, góp ý chia sẻ và lấy cho nhau – mỗi người – một quyết tâm…để thực hiện suốt tuần…và có dịp để thú nhận yếu đuối nếu bỏ qua…

Ngày xưa – sau 1975 và ở thời chưa có “con dế”– đã từng có các “nhóm chia sẻ” như thế…và – trong hôm nay – những thành viên của nhóm đang nắm giữ các trách nhiệm “tông đồ giáo dân” trong các giáo xứ…Họ cũng già rồi…và không ít giáo xứ cảm thấy lo vì không có người thay thế công việc của giáo xứ cùng với các Linh Mục !!!

Cha Piô còn viết như thế này:

Cậu nên noi gương gia đình Priskila và Aquila. Họ làm ăn ở Roma, rồi dời về Côrintô, rồi lại dời về Êphêsô. Đi đến đâu cũng mở xưởng dệt vải lều, đồng thời loan báo Tin Mừng. Thánh Phaolô đã từng làm công nhân cho họ tại Êphêsô. Họ trở thành mạnh thường quân yểm trợ công tác truyền giáo của Phaolô.

Lời cuối tôi muốn nói với cậu, đó là nếu cậu bắt tay vào sứ vụ loan báo Tin Mừng, thì cậu sẽ thành công hơn thánh Phaolô ít nhất là mười lần. Cậu hơn hẳn thánh Phaolô “con dế”. Ấy là chưa kể thánh Phaolô không có “con Camry” như cậu. Thánh Phaolô lội bộ một ngày, thì cậu chỉ cần lái “con Camry” đi ba mươi phút. Thánh Phaolô viết thư hỏi thăm và an ủi một giáo đoàn nào đó, thì có khi một năm sau thư mới tới. Còn cậu chỉ cần lôi ĐTDD ra, mọi lời thăm hỏi sẽ đến với đối tượng trong vòng một giây đồng hồ. Một phút của cậu bằng một năm của thánh Phaolô !

Chúc cậu và “con dế” của cậu trở thành những nhà truyền giáo tuyệt vời.

Cùng với lời chúc ấy của cha Piô, người viết muốn nhắc lại các bạn trẻ về nỗi niềm mong ước của Đức Thánh Cha : “ Các bạn hỡi, đừng đợi đến ngày mai mới đóng góp năng lực, sự gan dạ và sự sáng tạo cho việc biến đổi thế giới này. Tuổi trẻ của các con không phải là một “thời gian chuyển tiếp”. Các con là hiện tại của Thiên Chúa. Người muốn các con trổ sinh hoa trái, và cách hay nhất để chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp là sống tốt hiện tại với tinh thần dâng hiến và quảng đại.” [178]…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!