Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
DĂM BA SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN “THỜI ĐIỀM”…

 

Chuyên mục:

 “CHUYỆN MỖI TUẦN”

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Giáo phận Nha Trang

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/2TyMCc7

 

 Vậy là hơn một tuần nay – từ ngày Khánh Hòa thi hành chỉ thị 16 – thì người viết cũng tạm xa biển – dù sáng nào cũng tần ngần đứng ngắm từng ngọn sóng lăn tăn dưới ánh nắng sớm rạng rỡ những gọi mời…

Và người viết chợt thở dài nghĩ đến chuyện “Thời Điềm”…

Cập nhật những con số lạnh lùng của sáng ngày 17 / 7 / 2021 về tình hình dịch bệnh:

Việt Nam với 2.105 ca nhiễm mới và 1 ca nhập cảnh tại An Giang… Nghĩa là từ khi dịch bùng phát đến nay, tổng số ca ghi nhận là 38.651 – và tổng số ca đang trị bệnh lúc này là 29.767… Thời gian qua con số bệnh nhân bình phục là 8.655… Số ca tử vong là 225…

Còn thế giới thì tổng số ca nhiễm từ khi dịch bùng phát là 190.252.946 trường hợp… Số ca cập nhật hôm nay là 12.693.589… Trong suốt thời gian từ khi bùng phát đến hôm nay đã được chữa khỏi 173.468.144… và tử vong là 4.091.204…

Hiện tại Khánh Hòa  có thêm 22 ca nhiễm mới…

Và thế giới cũng như các quốc gia vẫn đang loay hoay kiếm tìm những giải pháp, nhưng có vẻ như vẫn chưa mày mò ra được lối thoát khi cuộc chạy đua giữa vac-xin và vi khuẩn đang cùng đọ sức trên đường đua chưa rõ thắng/bại, nhưng có vẻ như vi khuẩn rất coi thường cố gắng của con người… và luôn nhanh hơn vác-xin một bước…

Nhanh hơn chỉ một bước thôi, nhưng lại là tất cả…

Và người viết cũng được đọc qua báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc cho rằng hiện tại đang có “một đại dịch khác” – ngoài Covid – 19 – sắp xảy đến mà không vắc-xin nào chữa khỏi: đấy là HẠN HÁN…

Bà Mami Mizutori – đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai – phát biểu: Hạn hán đang trên đà trở thành đại dịch tiếp theo và không có vắc-xin để chữa khỏi. Hầu hết thế giới sẽ phải sống chung với tình trạng căng thẳng về nước trong vài năm tới. Cầu sẽ vượt cung trong một số thời kỳ nhất định. Hạn hán là yếu tố chính dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất của các loại cây trồng chính”…

Các tác giả khác viết trong bản báo cáo: Với sự thay đổi khí hậu do con người gây ra (biến đổi khí hậu nhân tạo), tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán đã tăng lên ở một số khu vực – thường vốn đã khan hiếm nước – trên toàn cầu. Khi thế giới gần như không thể tránh khỏi mức nhiệt độ trung bình toàn cầu nóng hơn 2oC so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, tác động của hạn hán đang gia tăng và được dự đoán là sẽ tồi tệ hơn ở nhiều khu vực”… Mà người ta làm sao cứ trụ mãi ở “thời kỳ tiền công nghiệp” được khi dân số toàn cầu tăng với cấp số nhân và những khám phá cũng như lợi nhuận buộc phải bước đi từng ngày… với “đôi hia bảy dặm”… để thỏa mãn tình trạng “vô đáy” của tham – sân – si, vốn là những “xung lực” nơi từng cá nhân cũng như cộng đồng con người…

Bên cạnh đó là chuyện cháy rừng ở Mỹ, Úc, Amazon… và lụt lội nghiêm trọng tại Đức, Bỉ… Các nhà chuyên môn cho rằng năm 2021 này, thiên tai không hề giảm mà còn tăng và khủng khiếp hơn nhiều… Trong năm 2020 vừa qua, mùa Bão Đại Tây Dương đã trải qua tổng cộng 30 cơn bão trong đó siêu bão là 18 trậncó thể được coi là mang tính càn quét…

Tấm hình trên đây cho thấy sự khủng khiếp của hạn hán khi mà con người vô vọng với những giây gầu buông xuống một họng giếng sâu hoắm, tối đen mà không thể tìm được giọt nước nào cho “cơn khát” phàm trần đa đoan…

Người viết chợt thở dài nghĩ đến chuyện “Thời Điềm”…

Vậy “Thời Điềm” là gì?

Có hai thuật ngữ  khác để diễn tả cùng một nội dung, đấy là “Dấu Chỉ Thời Đại” hay là “Thời Triệu”…

Vậy “Dấu Chỉ Thời Đại” “Thời Triệu” “Thời Điềm” là gì?

Trong Tin Mừng thánh sử Matthêu 16, 1-4  đứng trước sự mù quáng của người Do Thái – Chúa Giêsu lên tiếng : "Vào buổi chiều các ông nói: “Trời đỏ thì mai nắng”; và vào buổi sáng, các ông lại nói: “Trời đỏ và vần vũ thì hôm nay mưa to gió lớn”. Các ông biết phán đoán diện mạo bầu trời, còn các dấu lạ thời đại thì các ông lại không biết. Cảnh sắc bầu trời thì các biết cắt nghĩa, còn Thời Điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi”… Và – bởi vì họ xin “phép lạ từ trời” - nên Chúa Giêsu nhắc lại cho họ “phép lạ của tiên tri Giona” trong bụng cá ba ngày… Dĩ nhiên những người tin chúng ta hiểu rằng Ngài muốn nói về thời gian trong mộ của Ngài… Và Ngài đã trỗi dậy…

Nghĩa là Chúa muốn nói đến những dấu chỉ thời đại mà con người chúng ta cố để khiêm tốn tìm kiếm và nhận ra với mục đích giúp nhau có một cuộc sống đẹp đầy tràn “Vui Mừng và Hy Vọng”… “ Vui Mừng và Hy Vọng” là tên của một Hiến Chế quan trọng của Công Đồng Vaticanô II… Nói đến Công Đồng Vaticanô II thì đương nhiên là phải nhắc đến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII… Và có thể nói Ngài là người dùng khá nhiều lần thuật ngữ “Dấu Chỉ Thời Đại” – “Thời Điềm”… Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng” – do đó – cũng nhiều lần lặp lại thuật ngữ này… không phải như những “đe dọa”, nhưng là cánh cửa đưa đến “Vui Mừng và Hy Vọng”… Trong diễn văn khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 11–10–1962, Đức Gioan XXIII bảo rằng vào thời hôm nay, vẫn có những nhà tiên tri chỉ loan báo điềm gở, sa đọa, tựa như tận thế đã gần kề, nhưng người Kitô Hữu cần phải sử dụng đến tiềm năng tinh thần của mình để nhận ra những dấu hiệu tích cực do tác động của Chúa Thánh Thần”…

Đức Thánh Cha nhắc đến tiềm năng tinh thầntác động của Chúa Thánh Thần trong việc nhận ra và đọc được các Dấu Chỉ Thời Đại hay Thời Điềm – nghĩa là những người tin Chúa và sống đức tin sâu đậm của mình, quen thuộc với Chúa và đường lối của Ngài thì sẽ có thể nhận ra ý muốn và tiếng nóicủa Ngài qua các biến cố lịch sử - mà hôm nay là các tai họa vốn là hậu quả của những lạm dụng của con người đối với tự nhiên và đối với lẫn nhau…

Với “Vui Mừng và Hy Vọng” và việc vận dụng tiềm năng tinh thần cũng như đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn con cái Chúa hiểu rằng – không phải chỉ trong những biến cố thuận lợi – mà ngay cả với những “biến cố thọat tiên như có vẻ bất lợi cho mình và cho Giáo Hội”… thì cũng là những thực tế có mục đích thôi thúc con người nói chung và Giáo Hội cũng như con cái mình nói riêng phải có một cái nhìn lại về cuộc sống, về cách sống để tìm cách thanh luyện bản thân – nghĩa là sống lành, sống sạch hơn… Còn với con cái Chúa thì sống sát Tin Mừng hơn…

Như đã chia sẻ: giữa lúc vắc-xin và vi khuẩn vẫn chưa phân thắng/bại trên đường đua về đích… đồng thời “sự thể” có thể nói là sự “chưa phân thắng bại” đó rất có thể cũng là do “ác ý” của nhiều phe nhóm, nhiều tổ chức ma quỷ… thì lời thôi thúc phải có một cái nhìn lại tối quan trọng của “lương tâm làm người” nơi mỗi cá nhân cũng như tập thể…

Giáo Hội Việt Nam và Giáo Phận Nha Trang rất hãnh diện về vị Hồng Y Giám Mục với linh đạo “Vui Mừng và Hy Vọng” – nay là Đấng Đáng Kính - được diễn tả bằng chính cuộc đời của Ngài: một cuộc đời với 35 năm Giám Mục thì  ở tù hết 13 năm… để mang lại niềm vui và hy vọng cho không ít những người không biết Chúa và thậm chí chống đối Chúa…

Ở số 977 của tác phẩm Đường Hy Vọng, Ngài chia sẻ :

 

Chấm này nối tiếp chấm kia –

Ngàn vạn chấm thành một đường dài…

Phút này nối tiếp phút kia –

Muôn triệu phút thành một đời sống…

Chấm mỗi chấm cho đúng – đời sẽ đẹp,

Sống mỗi phút cho tốt – đời sẽ thánh…

Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng,

Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng…

Vấn đề là  Chấm mỗi chấm cho đúngSống mỗi phút cho tốt… bởi Thiên Chúa  đang nói với chúng ta qua các Thời Điềm”…

 

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Hẹn gặp lại

     

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!