Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “ Cuộc thi của những trái tim”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về câu hỏi :“TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về THẰNG KHÙNG…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO KHI ĐỨC LÊÔ XIV ĐƯỢC BẦU LÀM GIÁO HOÀNG” ...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một câu hỏi: Tại Sao Chưa Có Một Giáo Hoàng Người Philippines? Một hồi chuông thức tỉnh cho dân tộc được gọi là sùng đạo… Tác giả: Arvin N. Paglinawan – Dịch: phailamg
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Chúa Chiên Lành”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một khám phá khoa học…
Chuyện môi tuần – “Câu chuyện về Bác sĩ Tae ở Thái Lan trong thảm kịch dư chấn động đất tại Thái Lan:
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện của một người cha (hay mẹ) gia đình Tin Lành kể cho các con mình về Lễ Phục Sinh…
Chuyện mỗi tuần – chuyện của MỘT YÊU CẦU : ANH EM HÃY RỜI KHỎI ĐỜI TU, VÌ CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN ANH EM ĐÂU…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “ Một kẻ sát nhân sám hối sắp được phong Chân phước” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Cây Thánh Giá Tha Tội “…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện vui “NGU THÌ CHO CHẾT!”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG “MÙ”…

 

 

Chuyên mục:

 “CHUYỆN MỖI TUẦN”

Nghĩ về tình trạng “mù”…

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Giáo phận Nha Trang

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3j70FQa

 Ngày thứ ba tuần XVIII/TNB vừa qua – nếu ngày thứ hai chúng ta có dịp nghe lại hai câu nói đầy khích lệ của Chúa Giêsu trong vụ bão giông trên biển hồ khi các môn đệ vật vã giữ con thuyền như giữ chính mạng sống của mình, thì với các môn đệ, Ngài nói : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14, 27), và với ông Phêrô bồng bột và dễ hoảng, Ngài nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin, sao lại hoài nghi?” (Mt 14,31) – thì hôm nay thứ ba là câu trả lời của Ngài cho các môn đệ đứng trước báo cáo của các ông về thái độ của Pharisêu. Sau khi cho các môn đệ biết về những “loại” cây không do Chúa Cha trồng, Ngài kết luận: Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố ( Mt 15, 14)…

Dĩ nhiên tình trạng “mù” trên đây thì không phải là chuyện của người khiếm thị rồi. Nó là cái “mù” nghiêm trọng và tệ hại hơn chuyện khiếm thị nhiều lắm!

Nếu chỉ là chuyện khiếm thị mang tính tật nguyền, thì hễ có dịp là Chúa ra tay giúp cho người bệnh nhìn thấy ngay. Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại khoảng ba trường hợp như thế ( Mt 9,27; 10,29-30; Mc 10, 46-47; Lc 18,35 – 38), và lần nào thì những người bệnh cũng thân thưa với Chúa Giêsu bằng danh xưng Con vua Đavít– một danh xưng mang tính cứu thế. Thánh sử Gioan  cũng kể ra một trường hợp Chúa chữa người mù (Ga 9 , 1-41)…

Hẳn là còn có thể có những lần khác nữa, nhưng chính thánh sử Gioan – tác giả Tin Mừng IV – đã thú nhận: “Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ, nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Ngài (Ga 20,30-31).

Như thế có nghĩa là Chúa muốn nói đến tình trạng mù của những người mắt vẫn sáng!

Dầu vậy, chúng ta cũng có một thoáng chia sẻ về sự diệu kỳ của cơ quan thị giác để tạ ơn Thiên Chúa Tạo Hóa, giữ gìn sự trong sáng của mắt nhìn, và bảo vệ tầm nhìn cho chính đáng.

Trước đây – nhân câu nói của Chúa: “Ai có tai thì nghe” – người viết đã có ít chia sẻ về thính lực. Nay xin chia sẻ về thị lực.

Mắt là cơ quan nhỏ bé thôi, nhưng vô cùng quan trọng, bởi nó thực hiện chức năng nhìn”: quan sát, thu nhận hình ảnh của sự vật, màu sắc… để chuyển vào não xử lý và lưu trữ.

Mắt bao gồm phần cấu tạo bên ngoài và bên trong.

+ Bên ngoài thì có các bộ phận như lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…

+ Bên trong thì có giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc…

Và ở mặt cắt của mắt thì có thể nói đến bán phần trước và bán phần sau.

Bán phần trước bao gồm:

-giác mạc (tròng đen): là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu, có hình cầu và chiếm khoảng 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc thường thì khoảng 11mm, bán kính độ cong là 7,7mm. Bề dày giác mạc trong vùng trung tâm dày hơn ở vùng bìa. Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D( Diop hay còn gọi là Độ), chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhãn cầu. Về tổ chức thì giác mạc có năm lớp từ ngoài vào trong gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô…

-mống mắt và đồng tử: mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử và là cơ quan quyết định màu mắt hoặc đen hay nâu hay xanh. Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen nằm ở trung tâm mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt và sự co giãn ấy là để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

-thủy tinh thể nằm sau mống mắt. nó trong suốt và có nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa – gần.

Bán phần sau bao gồm:

-dịch kính là chất dạng gel trong suốt và lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thủy tinh thể. Khối dịch kính chiếm khoảng 2/3 thể tích nhãn cầu.

-giây thần kinh mắt và mạch máu võng mạc: giây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp nhận biết ánh sáng, hình ảnh. Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch tại trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.

- võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng) - nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.

-thông qua các giây thần kinh thị giác, võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý nhất là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.

-tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc… Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh vốn chứa chất chuyển hóa gây hại võng mạc…

Cơ chế hoạt động của mắt

-Giác mạc và thủy tinh thể ở phần trước bán cầu sẽ làm nhiệm vụ khúc xạ ánh sáng và hội tụ trên võng mạc.

-Tại đây, tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh rồi truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại đó. Đây chính là cơ chế  giúp bạn nhìn thấy một vật gì đó…

-Mắt tự động điều chỉnh tiêu cự cách chính xác. Chẳng hạn để thay đổi tiêu cự, thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự tác động của của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.

-Các tuyến lệ chính và phụ sẽ giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn. Nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà Tạo Hóa ban cho đôi mắt.

-Và thưa các bạn, tất cả các cơ chế hoạt động trên đây đều hoàn toàn tự dộng dưới sự đều khiển vô cùng tinh vi của cấu tạo thần kinh mắt.

Khi cùng chia sẻ về tai và thính lực, người viết đã thấy choáng ngợp trước sự tuyệt vời và hoàn hảo của bàn tay yêu thương của Thiên Chúa Tạo Hóa. Nay cùng có chút suy nghĩ về mắt và thị lực, người viết chỉ còn biết chắp tay, cúi đầu và cảm tạ!

Thế nhưng thưa bạn, như đã chia sẻ, khi gặp những bệnh nhân khiếm thị thời của Ngài, Chúa Giêsu đã giúp họ tìm lại thị lực ngay lập tức qua bàn tay quyền năng Tạo Hóa của Ngài.

Tuy nhiên đụng tới tình trạng “mù” kiểu Pharisêu, thì Ngài có vẻ như bó tay, bởi - ở đây – không phải là chuyện chữa lành đôi mắt, mà là chuyện chữa lành tâm hồn…,và đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn! Mà chữa lành tâm hồn thì phải là công việc của cả đôi bên: Thiên Chúa và con người! Thiên Chúa với lòng thương xót và con người với tâm tình khiêm tốn đón nhận lòng thương xót và quyêt tâm “vệ sinh” tâm hồn, bởi những  gì “cửa sổ tâm hồn” tiếp nhận và được thủy tinh thể hội tụ lại tại võng mạc, rồi hệ thần kinh thị giác đưa lên não – trong từng ngày và giữa cuộc đời này – ngày càng chất chồng những rác rưởi và có sức lây nhiễm. Ơn Chúa thì luôn dư dật, nhưng sự cộng tác và thiện chí con người…thì sao? Người viết để ý thấy ở rất nhiều bài vở và cả trong tài liệu về mắt này cũng vậy, hầu hết những cây bút có lẽ là tầm cỡ, nhưng khi đụng đến Năng Lực Tối Thượng của Tạo Thành, thì họ đều viết bằng chữ thường thay vì viết hoa. Chẳng hạn như người ta viết: Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp. Nghĩa là người ta biết có Tạo Hóa! Tạo Hóa là Đấng Tối Thượng và Quyền Năng! Nhưng người ta không thần phục…

Vậy cho nên Chúa mới nói: Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố!” (Mt 15,14)…

Có mấy câu của bài hát “Đôi Mắt” trong Album Quang Dũng:

Đôi mắt em là cửa sổ tâm hồn,

Là bài thơ hay nhất,

Là lời ca không dứt,

Là tuyệt tác của Thiên Nhiên…

Vậy cho nên…

Giữa giòng đời, nhìn rõ đục / trong

 

 

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!