Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM CANADA CỦA ĐỨC THÁNH CHA – CHUYẾN ĐI NHẰM CHỮA LÀNH VÀ HÒA GIẢI…

 

Từ ngày Chúa Nhật 27 đến ngày thứ bảy 30/7/2022, Đức Thánh Cha có cuộc Tông Du trên xe lăn đến viếng thăm đất nước Canada…Cuộc viếng thăm có vẻ như muốn dành nhiều thời gian cho những gặp gỡ với người dân bản địa ở những nơi Đức Thánh Cha dừng chân…

Ngày Chúa Nhật 17/7/2022 vừa qua, sau kinh Truyền Tin với những người hành hương tại Quảng Trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với bà con nhân dân đất nước Canada về cuộc thăm viếng này…và Ngài đặc biệt nhấn mạnh :

Và bây giờ, tôi chuẩn bị thực hiện một cuộc hành hương thống hối. Tôi hy vọng – với ân sủng của Thiên Chúa – cuộc hành hương ấy sẽ góp phần vào con đường chữa lành và hòa giải đã được thực hiện. Tôi cảm ơn anh chị em vì tất cả những công việc chuẩn bị và vì sự chào đón mà anh chị em sẽ dành cho tôi. Xin cám ơn tất cả ! Và tôi xin anh chị em đồng hành với tôi bằng lời cầu nguyện”…

Một cuộc hành hương thống hối”, bởi người dân bản địa đã khám phá ra 215 bộ hài cốt của học sinh trường nội trú Kemloops Indian ở tỉnh bang British Colombia…Ngôi trường này đã đóng cửa vào năm 1978…Ngôi trường nhằm mục đích đồng hóa trẻ em thuộc các bộ tộc bản địa…Các em bị cưỡng bức từ bỏ ngôn ngữ truyền thống, tôn giáo, cách ăn mặc và cách sống của bộ tộc mình…Rất nhiều em đã chết và con số 215 em này không có trong danh sách – nghĩa là cái chết của các em bị dấu nhẹm…Dĩ nhiên ngôi trường – và cả một hệ thống trường lớp thời ấy – được giao cho  các cộng đồng Kitô giáo điều hành, được Nhà Nước hổ trợ, và với mục đích xóa bỏ tập tục của các bộ tộc dân bản địa…Nếu người viết không lầm thì mãi đến năm 2000 người dân Phi-Luật- Tân mới lấy lại tiếng bản địa Tagalog trong chương trình giảng dạy tại các trường…Việt Nam cũng có một thời học sinh trường Tây phải gò lưng hét lên : Nos ancêtrês sont des Gaulois !!! Câu chuyện của muôn đời với những lẽ được và thua của một thời…trong tiến trình lịch sử của con người nói chung và của từng dân tộc nói riêng…

Nhưng dù sao – với thân phận là người của Giáo Hội và là Giáo Hội – đứng trước nỗi đau lịch sử này, việc dấn thân vào “cuộc hành hương thống hối” để chữa lành là điều phải làm – dù là trên xe lăn…

Logo của cuộc thăm viếng này là của một tác giả thuộc cộng đồng người Metis tại St. Laurent, bang Manitoba, sáng tác dựa trên những suy tư của bản thân, những trao đổi với các bậc cao niên của cộng đồng và thành viên trong gia đình mình…Chủ đề của Logo được ghi bằng hai thứ tiếng : tiếng Anh “Walking Together” và tiếng Pháp “Marcher Ensemble”…và đều có nghĩa là “Bước đi cùng nhau”…

Vòng tròn của Logo là hình ảnh của cái trống tổ tiên…Ông chia sẻ : “Để thực sự bước đi cùng nhau vì một mục đích thì đòi hỏi phải có hướng đi và sự tập trung. Một cái trống của tổ tiên dưới dạng hình tròn giữ nhịp cho vòng tròn vũ điệu. Các vòng tròn hoa cườm chiếu sáng khi tiếng vĩ cầm vang lên.Một vòng tay ôm mở rộng…Vòng tròn của mặt trời…Vòng tròn có thể gặp thấy ở mọi nơi trong đời sống Người Bản Địa…Trong vòng tròn, mọi người đều bình đẳng. mọi thứ đều được nhìn thấy. Biểu tượng này là lịch sử, nó nắm giữ lịch sử của chúng tôi. Nó nói lên chúng tôi là ai. Một biểu tượng diễn tả sự kiện này cần có sự tin tưởng và an nhiên ở trung tâm. Đó là lý do tại sao tôi chọn biểu tượng này như hạt nhân của nó, với những giáo huấn nằm trong hình dạng của nó”…Giáo huấn ấy nhấn mạnh “cộng đồng là trọng tâm của những gì muốn khắc họa” – một cộng đồng thân thiện với vạn vật được biểu tượng bằng những đàn tuần lộc, bò rừng, cá và đại bàng – đặc biệt là con chim bồ câu của hòa bình cùng chiếc chìa khóa của thánh Phêrô diễn tả công việc của Chúa Thánh Thần và trách vụ cũng như sứ vụ  mang tính Giáo Hội của Đức Thánh Cha – chiếc chìa khóa ấy nằm giữa các loài động vật và các yếu tố của trái đất, bầu trời và nước…Tất cả nhằm khẳng định một điều : “Bất cứ nơi nào chúng ta đi trên hành trình hàn gắn và hòa giải, chúng ta sẽ bước đi cùng nhau”…

Vì lý do sức khỏe nên thời gian cho những hoạt động của Đức Thánh Cha được giãn ra và nhẹ nhàng hơn…

Hoạt động cghính thức đầu tiên là cuộc gặp gỡ  với các dân tộc bản địa First Nations, Metis và Inuit tại Maskwacis ở trung tâm Alberta, cách Edmonton khoảng 70 cây số…

Đức Thánh Cha đã ngỏ lời :

Thưa Bà Thống Đốc Toàn Quyền, ông Thủ Tướng,

Thưa anh chị em bản địa của Maskwacis và của vùng đất Canada này,

Thưa anh chị em thân mến,

Tôi đã chờ đợi để đến với anh chị em…

Chính từ đây – nơi gắn liền với những ký ức đau buồn này – tôi muốn bắt đầu điều mà tôi mang trong lòng : một cuộc hành hương thống hối…Tôi đến quê hương anh chị em để nói với nah chị em rằng : tôi rất đau buốn, để cầu xin Chúa tha thứ, chữa lành và hòa giải, để anh chị em thấy sự gần gũi của tôi, để cầu nguyện với và cho anh chị em”…

Và Đức Thánh Cha suy tư về “hai đôi giày da đanh” mà cộng đồng sắc tộc Canada đã tặng Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ tại Roma bốn tháng trước – hai đôi giày diễn tả những khổ đau mà các trẻ em bản địa đã phải chịu đựng…Họ xin Đức Thánh Cha trả lại cho họ hai đôi giày ấy khi Ngài đến Canada…và Ngài hứa sẽ trả lại sau bài nói chuyện này của Ngài…

Ngài nói : “Biểu tượng – những chiếc giày da đanh – mà trong vài tháng qua đã khiến tôi cảm thấy đau buồn, phẫn nộ và xấu hổ…Ký ức về các trẻ em đó quả thực rất đau đớn : nó thúc giục chúng ta làm việc để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được dối xử bằng tình thương, danh dự và sự tôn trọng…Những chiếc giày da đanh đó cũng nói cho chúng ta biết một con đường phải theo, một hành trình mà chúng ta mong muốn cùng nhau thực hiện…Chúng ta muốn cùng nhau bước đi, cùng nhau cầu nguyện và làm việc…để những đau khổ trong quá khứ có thể dẫn đến một tương lai công bằng, chữa lành và hòa giải”…

Và Đức Thánh Cha – cùng với mọi người đặt chân trên “vùng đất biết nói” này – Ngài kêu gọi sự ghi nhớ :

-ghi nhớ rằng mảnh đất tổ tiên của người dân Bản Địa tại Canada - cũng như của mọi dân tộc khác – đều là “những di sản nhận được từ các thế hệ trước và gìn giữ cho các thế hệ tương lai” : những di sản ấy vốn là “một ân ban của Đấng Tạo Hóa để chia sẻ với người khác và yêu thương trong sự hài hòa với mọi thụ tạo, trong mối tương giao với mọi thụ tạo, trong mối tương giao sâu sắc với mọi sinh vật”…

-ghi nhớ  rằng – trong giòng trôi của lịch sử - mọi nơi và mọi chốn đều xảy ra những thảm kịch cho các cộng đồng sắc tộc, các gia đình và các nạn nhân thuộc mọi lứa tuổi – tại đây là các em trong các trường nội trú do Nhà Nước chủ trương và nhờ Giáo Hội điều hành…

-ghi nhớ rằng…thực ra thì chính sách thực dân của châu Âu – dù sao – cũng là một cơ hội để “phát triển một cuộc gặp gỡ hiệu quả giữa các nền văn hóa, truyền thống và các hình thức tâm linh”…Chỉ tiếc là điều tuyệt vời ấy đã không xảy ra ở đây, trong các ngôi trường do Công Giáo điều hành. Ngược lại là đàn áp và chết chóc…Người bản địa bị gạt ra ngoài lề một cách có hệ thống…

-ghi nhớ rằng “ hoạt động bác ái Kitô giáo luôn hiện diện và không ít trường hợp là mẫu gương trong việc phục vụ trẻ em”, tuy nhiên “chính sách liên quan đến các trường nội trú tại đây là rất thảm khốc”, bởi nó không phù hợp với Tin Mừng của Chúa Giêsu…Và vì thế, “Giáo Hội  - hôm nay – quý gối trước Thiên Chúa và cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi con cái mình. Tôi muốn nhắc lại điều đóvới sự xấu hổ và rõ ràng. Tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác của rất nhiều Kitô hữu chống lại người dân bản địa”…

-ghi nhớ rằng  “nhiều người trong anh chị em và những người đại diện anh chị em đã nói rằng : xin lỗi không phải là kết thúc vấn đề…Tôi cũng nhận thức được rằng đây chỉ là bước đầu tiên, điểm khởi đầu.. Tôi cũng nhận ra rằng : “sẽ không bao giờ là đủ nếu chỉ nhìn về quá khứ, cầu xin sự tha thứ và cố gắng sửa chũa những thiệt hại đã gây ra” và “ sẽ không bao giờ là ít, nếu nhìn về tương lai, làm tất cả để mang lại cho cuộc sống một văn hóa có khả năng ngăn chặn những tình huống như vậy không chỉ không xảy ra nữa, như còn là để nó không còn chỗ nữa” (Thư gửi Dân Chúa, 20/8/2018)…

  

Để kêt thúc buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha mời mọi người cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện trong thinh lặng với những gợi ý của Ngài :

Chúng ta hãy cho phép những những khoảnh khắc thinh lặng này giúp chúng ta khắc sâu nỗi đau của mình.Thinh lặng... Cầu nguyện…Trước sự dữ, chúng ta cầu xin Chúa nhân lành… Đối diện với cái chết, chúng ta cầu nguyện với Chúa của sự sống…Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã chọn nấm mộ, dường như là nơi chôn vùi mọi hy vọng và ước mơ, chỉ để lại nước mắt, nỗi đau và sự cam chịu, và biến nó thành tái sinh và phục sinh, khởi đầu của cuộc sống mới và sự hòa giải phổ quát. Những nỗ lực của chúng ta không đủ để đạt được sự chữa lành và hòa giải. Chúng ta cần ơn Chúa. Chúng ta cần sự khôn ngoan hiền lành và mạnh mẽ của Thánh Thần, tình yêu dịu dàng của Đấng An Ủi. Xin Người thực  hiện những mong đợi sâu sắc nhất trong trái tim của chúng ta. Xin Thánh Thần hướng dẫn các bước của chúng ta và giúp chúng ta cùng nhau thăng tiến trên hành trình này” …

Lạy Cha chúng con

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!