Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN VỚI CHỦ ĐỀ : HÃY TÌM KIẾM CHÚA GIÊ-SU VÀ NGƯỜI LUÔN TRẢ LỜI CHÚNG TA – BÀI GIÁO LÝ VII VỀ PHÂN ĐỊNH…

 

Thứ tư tuần này – ngày 16/11/2022 – trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục bài giáo lý của Ngài về chủ đề Phân Định…Và chúng ta đánh số là bài thứ VII…

Ngài vào đề với suy tư : Cảm giác về sự bất an nội tâm – đọc được từ những chuyển động trong tâm hồn và do trải nghiệm về sự sầu khổ thiêng liêng, sự không hài lòng trong nội tâmcó thể là động lực giúp phát triển đời sống thiêng liêng…Và Ngài khuyên chúng ta hãy biết đón nhận kinh nghiệm về nỗi bất an nội tâm  này như một lời mời gọi chúng ta cầu nguyện có chiều sâu hơn, kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa Kitô tin tưởng vững chắc vào những lời hứa của Người

Chúng ta đi vào từng  điểm dừng của bài giáo lý tuần này :

· Điểm ừng 1 :Tầm quan trọng của sự sầu khổ thiêng liêng

Đức Thánh Cha cho biết : Hiểu theo nghĩa “sự bất an nội tâm…có thể là động lực giúp phát triển đời sống thiêng liêng”…thì  “ngay cả trạng thái tâm hồn mà chúng ta gọi là sầu khổ - khi mà tâm hồn chìm ngập trong bóng tối, buồn sầu – cũng có thể là cơ hội cho sự phát triển”…Một cách rất trải nghiệm, Đức Thánh Cha chia sẻ : “Nếu không có một chút không hài lòng, một tí nỗi buồn lành mạnh, một khả năng lành mạnh để sống trong cô tịch, đối diện với bản thân…mà không tìm cách để lẩn tránh, thì chúng ta có nguy cơ luôn ở trên bề mặt của sự vật không bao giờ có thể có được sự tiếp xúc với tâm điểm cuộc sống của chúng ta”…Cho nên – theo Ngài – thì sự “sự sầu khổ” gây nên điều mà Ngài gọi là sự “khấy động tâm hồn”…Nó làm cho “ tâm hồn như bị lay động”,  “giúp tỉnh táo”, “giúp luôn trong tình trạng  sự cảnh giác và khiêm tốn”, “ bảo vệ chúng ta khỏi những cơn giông của sự hão huyền” : và đấy là “ những điều kiện không thể thiếu để có thể có được sự tiến bộ cả trong cuộc sống con người thường ngày cũng như cuộc sống thiêng liêng nữa”…Và Ngài cảnh giác chúng ta rằng “một sự thanh thản hoàn hảo nhưng “vô trùng” – nghĩa là “không bị điều gì khuấy động, không tình cảm”…thì – “khi trở thành tiêu chuẩn cho các quyết định và hành vinó khiến chúng ta trở nên thiều nhân văn, dửng dưng trước những đau khổ của người kháckhông có khả năng chấp nhận đau khổ của chính mình”…

· Điểm dừng 2 : Động lực quyết định để thay đổi cuộc sống

Đức Thánh Cha giúp chúng ta đôi ba suy nghĩ qua các “trải nghiệm” của những Vị Thánh về “tình trạng cảm nhận sự khuấy động tâm hồn” này…Ngài nói : “Sự bồn chồn là một động lực quyết định để thay đổi cuộc sống” của các Ngài...Một cách rất kinh nghiệm, Đức Thánh Cha dạy : “Sự thanh thản giả tạo…thì…không tốt. Nhưng sự bồn chồn cách lành mạnh, trái tim thao thức, trái tim cố tìm ra con đường…là những điều tốt”…Ngài nêu lên những cái tên điển hình như thánh Augustinô Hippô, Edith Stein, Joseph Benedict Cottolengo, Charles Foucauld…Cuối cùng Ngài kết luận : “Những lựa chọn quan trọng đều có giá của nó là cuộc sống một mức giá mà tất cả mọi người đếu phải trả”…Ngài nhấn mạnh rằng : “ Những lựa chọn quan trọng không đến từ xổ số -  không ! Chúng có giábạn chính là người phải trả cái giá đó”… Và thưa bạn – Đức Thánh Cha cho biết – “ Đầy là cái giá mả bạn phải trả bằng trái tim mình, đó là cái giá của quyết định, cái giá cần được thực hiện với một chút nỗ lực… vừa tầm với mọi người”…

· Điểm dừng 3 : Đi vào tương quan với Thiên Chúa Hằng Sống

Và Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý của Ngài…Ngài dạy rằng  sự sầu khổ cũng là lời mời gọi chúng ta có cho mình một “thái độ sống vô vị lợi”, nó giúp mang lại cho chúng ta “khả năng lởn lên”, và – từ đó – nó giúp mỗi chúng ta có được những mối quan hệ trưởng thành hơn, đẹp đẽ hơn với Chúa và với những người thân yêu của chúng ta  – mối quan hệ “không bị giản lược thành một sự trao đổi đơn thuần giữa cho và nhận”…

Đức Thánh Cha cổ xúy và mong đợi nơi chúng ta một nỗ lực trong việc đạt tới tình trạng “ở với Chúa” và “chỉ ở với Chúa vì yêu” chứ không vì “bất cứ một động lực nào khác”…

Đức Thánh Cha bảo rằng “ khi còn nhỏ, việc tìm kiếm cha mẹ thường không thuần túy vì yêu cha yêu mẹ, nhưng là để có thể có được một món quà chi đấy…Nghĩa là việc tìm kiếm cha mẹ mình không phải vì họ là cha, là mẹ của mỉnh, nhưng là vì một lợi ích nào đó…Tuy nhiên chúng ta biết rằng món qua lớn nhất cha mẹ có thể cho chúng ta chính là tình cha, tình mẹ của các ngài dành cho chúng, là chính bản thân họ…Và ngày càng lớn lên, dần dần chúng ta sẽ hiểu ra được điều đó…

Một cách rất dễ thương, Đức Thánh Cha nhắc chúng ta rằng có thể - với Chúa – chúng ta cũng sống như thế : không mấy quan tâm đến Người, nhưng chỉ đến với Người…vì một nhu cầu hay một lợi ích nào đó…Người luôn bị đám đông xô đẩy, nhưng lại vô cùng cô đơn…Sự xô đầy chẳng qua là do mong ước được chữa lành hay một lợi ích thuần vật chất nào đấy từ Người…chứ không đơn giản chỉ là vì Người, vì muốn được ở gần, ở với Người…Và câu hỏi dễ thương và nhẹ nhàng  chúng ta hỏi khi đến với Chúa mỗi cuối ngày “ Hôm nay Chúa thế nào?”…nghe thì có vẻ như không thực tế, nhưng lại là “một cách tốt đẹp để bước vào một mối quan hệ thực sự, chân thành…với nhân tính của Người, với sự đau khổ của Người, với Người, với Chúa – Đấng muốn chia sẻ sự sống của Người với chúng ta một cách trọn vẹn”…

Và Đức Thánh Cha nhẹ nhàng : “Thật tốt cho chúng ta khi học cách ở với Người mà không có và không vì bất cứ thứ  động cơ nào khác”…Nó cũng giống như sự quan tâm hoàn toàn vô vị lợi của chúng ta đối với những người thân thương, bởi chỉ có một cảm nhận, đấy là cảm nhận nỗi niềm hạnh phúc khi được ở bên họ

· Điểm dừng 4 : Trong sầu khổ, hãy cố gắng tìm đến với trái tim của Chúa Kitô

Đức Thánh Cha giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đời sống thiêng liêng…Ngài nói: “Đời sống thiêng liêng không phải là một kỹ thuật mà chúng ta tùy ý sử dụng, nó không phải là một chương trình cho “sự an lạc” nội tâm mà chúng ta tùy ý hoạch định. Không ! Đời sống thiêng liêng là mối quan hệ với Đấng Hằng Sống, với Thiên Chúa – Đấng không thể bị thu gọn vào các phạm trù của chúng ta”…Do đó – theo Đức Thánh Cha – những ngươi chìm đắm trong sự chuyên tâm cầu nguyện sẽ nhận ra răng kết quả là điều không thể đoán trước được: “những kinh nghiệm và đoạn Kinh Thánh vốn thường làm chúng ta say mê…thì bỗng một ngày nào đó lại không làm chúng ta cảm động”, và ngược lại, “những kinh nghiệm, những gặp gỡ hay những bài đọc chúng ta chưa bao giờ quan tâm tới hoặc muốn lẩn tránh…thì lại mang đến sự bình an vô cùng, chẳng hạn như kinh nghiệm về thập giá…” Và Đức Thánh Cha khuyến khích : “Đừng sợ sự sầu khổ ( hay tình trạng bất an nội tâm), nhưng hãy kiên trì tiến bước…Trong sầu khổ, hãy cố gắng tìm đến với trái tim Chúa Giêsu, tìm ChúaVà chúng ta sẽ có được câu trả lởi cho mìnhvà cho hoàn cảnh lúc ấy của mình…

Và Đức Thánh Cha kết luận : “Vì thế, đứng trước những khó khăn, đừng bao giờ nản lòng, nhưng hãy quyết tâm đương đầu với thử thách…với sự trợ giúp không bao giờ thiếu của Ơn Chúa” …Bởi – Đức Thánh Cha cho biết – khi nghe trong lòng mình có sự nản chán, mỏi mệt việc cầu nguyện…thì hãy hiểu rằng đấy là mưu kế của Thần Cám Dỗ…và “đừng để chúng ta bị ảnh hưởng : chúng ta hãy làm ngược lại những gì Thần Cám Dỗ khêu gợi lên trong lòng mình !

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!