Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
CHUYỆN MỖI TUẦN – BÀI GIÁO LÝ IX VỀ PHÂN ĐỊNH CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỚI CHỦ ĐỀ “LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÂU LÀ “AN ỦI THẬT” VÀ ĐÂU LÀ “AN ỦI GIẢ”…

 

 

Bài giáo lý IX này được Đức Thánh Cha trình bày trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 30/11/2022 – ngày Lễ kính Thánh Anrê Tông Đồ và là ngày cuối cùng của năm Lời Chúa chu kỳ A-B-C…Chúng ta khởi sự một chu kỳ  sống Lời Chúa mới với năm Phụng Vụ A …và những phân định kỹ càng để có thể có những chọn lựa tốt cho việc thực hành Lời Chúa…trong cả những quyết định lớn cũng như nhỏ ở từng ngày sống đức tin Công Giáo của mình…

Và bài giáo lý của Đức Thánh Cha được khởi sự với bài đọc Sách Thánh ở trích đoạn trong thư thánh Phaolô gửi bà con giáo dân giáo đoàn Philipphê ( 1,9-11) bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như muốn nhấn mạnh đến khía cạnh phổ quát của giáo huấn Lời Chúa :  “Điều tôi khẩn khoản nài xin là : xin cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền không làm gì đáng trách, trong khi đợi chờ Đức Kitô quang lâm. Như thế, anh em sẽ đem lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính nhờ Đức Giêsu Kitô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa”…

Sau lời chào hỏi thân thương, Đức Thánh Cha giới thiệu ngay chủ đề Ngài trình bày: “Tiếp tục suy tư về sự phân định, và đặc biệt về kinh nghiệm thiêng liêng được gọi là ‘sự an ủi’ mà chúng ta đã trình bày thứ tư tuần trước, chúng ta tự hỏi : làm thế nào chúng ta có được sự an ủi thực sự ?”…Đức Thánh Cha nhấn mạnh với chúng ta rằng câu hỏi được nêu lên ấy rất quan trọng để chúng ta “có thể có được sự phân định tốt” và “không bị lừa dối trong việc kiếm tìm điều thiện đích thực”…

Và Ngài giới thiệu với chúng ta một số tiêu chí rút ra từ  bước Linh Thao của thánh Inhaxiô Loyola bao gồm giai đoạn khởi đầu, giai đoạn ở giữa, giai doạn kết thúc : “ Nếu từ khởi đầu, ở giữa và kết thúc đều tốt, hướng hẳn về đường lành…thì đấy là dấu hiệu của Thần Lành…Nhưng nếu diễn biến của tư tưởng đưa ta tới điều xấu hoặc lo ra, hay không được tốt như trước đó linh hồn đã định thực hiện, hoặc làm giảm sút…khiến ta lo lắng, bối rối, mất sự bình an, yên tĩnh đã có từ trước…thì đấy là dâu hiệu rõ ràng điều ấy là do bởi Thần Dữ” (LT, 333)…Và Đức Thánh Cha kết luận : “Có những an ủi thậtcó những an ủi không thật”…Điều quan trọng là cần phải “hiểu về hành trình của an ủi : nó đến với ta thế nàosẽ dẫn đưa ta đi đâu ? Nếu nó dẫn chúng ta đến với những điều tệ hơn, những điều không tốt lành…thì an ủi ấy không thật, và…dĩ nhiên đấy là thứ an ủi giả dối”…

· Điểm dừng 1. Tiêu chí : khởi đầu - ở giữa – kết thúc

Dĩ nhiên tiêu chí trên đây là nền tảng và là  bảng chỉ dẫn cho hành trình suy tư và phân định…nên Đức Thánh Cha muốn dừng lại và khai triển ngắn gọn thôi, nhưng rõ nét hơn…để lợi ích cho chúng ta…Đầu tiên là suy nghỉ về  “ sự khời đầu” – “một khởi đầu hướng về điều lành” : và – dựa trên tư tưởng của thánh Inhaxiô về “sự an ủi thật” - Đức Thánh Cha đưa ra một ví dụ về sự cầu nguyện: tôi nhận ra trong đầu mình ý nghĩ về sự cầu nguyện đi kèm với lòng yêu mến Chúa và tha nhân… mời gọi tôi có được những cử chỉ quảng đại bác ái…thì đấy là một “sự khởi đầu tốt”…Ngược lại cũng có thể có ý nghĩ về sự cầu nguyện nhưng  là do có ý muốn lẩn tránh một công việc nào đó hay một nhiệm vụ được trao...Và dĩ nhiên đấy là một khởi đầu không tốt, không hay ! Đức Thánh Cha đặt vấn đề : Điều này – hay tình trạng này – có thể xảy ra trong các tu viện không ? Câu hỏi có vẻ như đùa ấy…vậy mà vẫn có thể xảy ra đây đó…và cũng là điều mà mỗi chúng ta cần suy nghĩ…Và Đức Thánh Cha nhắc nhở : “Cầu nguyện không phải là một sự trốn tránh bổn phận của chinh mình, trái lại…nó là một sự trợ giúp để đạt được điều tốt lành mà chúng ta được mời gọi để thực hiện ở đây bây giờ”…

Sau “sự khởi đầu” là chuyện “ở giữa” – dĩ nhiên là của tiến trình suy tư và phân định... và – với ví dụ về sự cầu nguyện – thì Đức Thánh Cha dừng lại ở câu chuyện về hai người lên Đền Thờ để cầu nguyện : ông Pharisiêu và anh chàng  thu thuế trong Tin Mừng thánh sử Luca (18, 9-14) – một dụ ngôn, một câu chuyện rất quen thuộc với mỗi người tin chúng ta: một quý ông thì vênh vang và đầy kiêu hãnh trong so sánh của mình, còn anh chàng kia lại âm thầm đấm ngực để xin ơn tha thứ…Và Đức Thánh Cha cảnh cáo: “Khuynh hướng tự mãn và khinh thường người khác…với một trái tim bực bội và chua chát…thì đấy là dấu hiệu cho thấy Thần Xấu đã sử dụng suy nghĩ của tôi như một chìa khóa đề thâm nhập vào trái tim tôi lùa cảm xúc đầy ẩn ý của nó vào trong tôi”…và “việc cầu nguyện này kết thúc cách tệ hại” …“Sự an ủi do việc cầu nguyện này chỉ là chuyện “làm màu” trước mặt Chúa”…Nghĩa là khúc “ở giữa” của tiến trình…sẽ là chuyện “không ổn” !!! Hẳn nhiên chúng ta hiểu là ỳ tưởng lên Đền Thờ để cầu nguyện của cả ông Pharisiêu lẫn anh chàng thuế vụ…là một “khởi đầu tốt”…Nhưng “khúc giữa hay ở giữa” – với ông Pharisiêu…thì quá tệ và với anh chàng thu thuế…lại rất dễ thương vì thành khẩn và không “làm màu”…

Cuối cùng là giai đoạn “kết thúc”…Ở giai đoạn kết thúc này, Đức Thánh Cha cho biết kết thúc sẽ đưa chúng ta đến với một tự vấn : suy nghĩ này -  trong đẩu tôi - sẽ đưa tôi đến  đâu ?  Đức Thánh Cha nghĩ đến hai trường hợp : Có thể suy nghĩ ấy sẽ đưa đến việc bản thân tôi làm việc cách chăm chỉ và nhiệt tình…đến độ có thể quên cả việc cầu nguyện…Và cũng có thể suy nghĩ ấy sẽ đưa tôi đến với một não trạng hung hăng và cho rằng tất cả hoàn toàn tùy thuộc bản thân tôi…cho đến khi tôi mất niềm tin vào Chúa…Trong trường hợp tệ hại thứ hai này…thì đấy là dấu hiệu có hành động của Thần Xấu – Thần Dữ…mà chúng ta vẫn quen gọi là ma quỷ - thứ Thần đen nhẻm cả ngoài lẫn trong !!! Và Đức Thánh Cha dặn dò : Nên xem xét kỹ lưỡng trọn vẹn tất cả tiến trình của cảm nhận nơi chúng ta, trọn vẹn tiến trình của sự an ủi ( hay niềm vui) có được khi tôi muốn làm một điều gì đấy - nghĩa là nhìn lại cả ba giai đoạn khởi đầu - ở giữakết thúc xem kết quả ra sao và nó đưa chúng ta đến tình trạng sống nào…

· Điểm dừng 2 : Nhận ra dấu vết của Thần Dữ - Thần Xấu – hay Ma Quỷ

Đức Thánh Cha nói về cách thế kẻ thù vận dụng nhằm tung hỏa mùlôi kéo chúng ta…Và Ngài xác định kẻ thù ấy chính là Ma Quỷ, đồng thời Ma Quỷ thực sự tồn tại…Cách thế ấy là như thế này : “Nó – Ma Quỷ - xuất hiện một cách tinh vi, trá hình và bắt đầu từ những gì chúng ta yêu quý nhất… rồi lôi kéo chúng ta về phía nó, và từ từ từng chút một…ma quỷ xâm nhập một cách không ngờ cũng như không lưu lại dấu vết gì của hắn”… “ Cứ thế - theo thời gian – sự dịu dàng nơi bản thân mỗi người ngày càng trở nên cứng cỏi hơn…Bộ mặt thật của Ma Quỷ xuất đầu lộ diện…và chúng ta nhận ra điều đó trong tâm tưởng của mình…Cho nên – Đức Thánh Cha nhấn mạnh –  điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phải kiên nhẫn kiểm chứng nguồn gốcsự thật của những tư tưởng mình thường có và thường thấy nơi mình”…Mục đích là để chúng ta “không lặp lại những sai lầm cũ”… “Càng hiểu rõ về bản thân, chúng ta càng nhận thức được Thần Dữ xâm nhập từ đâu, ‘mật khẩu’ của nó là gì , ngõ ngách nào để len lỏi vào trái tim chúng ta, và đâu là những điểm yếu dễ thâm nhập chúng ta nhất…để sau này chúng ta biết phòng bị hơn”…Bởi, thưa bạn, “mỗi chúng ta có những điểm yếu trong tính cách của mình…Và Thần Dữ sẽ tận dụng những điểm yếu ấy…để gây xáo trộn và đưa chúng ta đi vào những nẻo đường không chính trực, hoặc là làm cho chúng ta lạc xa con đường chính trực”…

· Điểm dừng 3 : Hày có những phút hồi tâm mỗi ngày

Đức Thánh Cha nhăc lại cho chúng ta : Xét mình hằng ngày là một việc rất quan trọng…Ngài dạy : “Trước khi kết thúc một ngày, hãy dừng lại một chút…Dĩ nhiên không phải là để đọc báo ( hay xem bất cứ phương tiện truyền thông nào), nhưng là đểxem xem điều gì đang xảy ra trong trái tim tôi”…Công việc dừng lại và chú tâm nhìn vào tâm hồn, nhìn vào trái tim mình nhằm nhận ra “điều gì đang xảy ra”…là “một việc vô cùng quan trọng dấu hiệu cho thấy ơn Chúa đang hoạt động trong chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong tự doý thức. Chúng ta không đơn độc nhưng có Chúa Thánh Thần ở với chúng ta”... “Sự an ủi đích thực như là một xác nhận rằng chúng ta đang làm điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, rằng chúng ta đang đi trên con đường của Người, tức là trên con đường của sự sống, của niềm vui, của binh an”…Và dĩ nhiên đấy là sự an ủi chúng ta cảm nhận tận đáy lòng minh…Đức Thánh Cha dạy : “Sự phân định – nghĩa là những suy nghĩ, đắn đo, phân tích và quyết định – không chỉ tập trung vào điều tốt hay điều tốt nhất có thể, mà còn vào điều tốt cho tôi ở đây và lúc nàyTôi được mời gọi lớn lên về điều này – tức điều tốt nhất có thể - và vì thế sẽ quyết định đặt giới hạn cho những đề xuất khác, dù hâp dẫn nhưng không thực tế…để không bị lừa dối trong việc tìm kiếm điều tốt thực sự”…

Và để kết thúc bài giáo lý về Phân Định tuần này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhất định phải có cho mình việc “xét mình mỗi cuối ngày” hay còn gọi là “phut hồi tâm” để - không những nhận ra những giây phút yếu lòng của trái tim mình trong việc này/việc kia, câu chuyện này/câu chuyện kia, biến cố này/biến cố kia – mà còn tìm ra gốc rễ của những sai sót ấy và cách thế để sửa sai…

Ngài khuyến khích : “Hãy làm phút hồi tâm – chỉ cần hai phút thôi – tôi bảo đảm rằng nó sẽ làm cho chúng ta nên tốt hơn”…Dĩ nhiên thời gian “hai phút” là điều tối thiểu giúp ta biết dừng lại và nhìn vào lòng mình, nhìn vào trái tim mình xem “điều gì đã xảy ra trong ngày sống của mình”. nhưng ai trong chúng ta cũng kinh nghiệm rằng khi đã có thể dừng lại “hai phút”…thì sẽ có thể dừng lâu hơn và đọc kỹ hơn những chi tiết của tất cả một ngày sống…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!