Và chủ đề của bài giáo lý tuần này là : Loan
báo Tin Mừng là việc phục vụ của Giáo Hội…
Đức Thánh Cha đã dựa váo Sắc Lệnh “Đến với
muôn dân” (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticanô II để khai triển đề tài
trao đổi trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư / mùng 8 – 3 – 2023 vừa qua…
· Điểm dừng 1 – Đảm bảo tính xác thực của lời
loan báo Kitô giáo…
Sau khi có một vài suy nghĩ về công trình kiến
trúc mỹ diệu về cây cầu nối lịch sử giữa Công Đồng Giêrusalem – Công Đồng đầu
tiên của Giáo Hội và Công Đồng cuối của tk XX – Công Đồng Vaticanô II…mà kiến
trúc sư chính là Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha nhắc lại cho mỗi chúng ta về tính
cộng đồng của công cuộc rao giảng Tin Mừng, bởi vì đấy luôn luôn là công việc phục vụ của Giáo Hội,
nghĩa là được thực hiện trong Giáo Hội, trong cộng đồng…và không bao giờ là
chuyện tìm cách chiêu dụ, nhưng thu hút…Vấn đề của Giáo Hội và của mỗi người sống
đức tin trong hôm nay là truyền đạt những gì mình đã lãnh nhận…Ngài
đan cử trường hợp của Tông Đồ Phaolô để minh họa cho ý tưởng này: Phaolô đã
loan báo cho các giáo đoàn về Tin Mừng mà chính Ngài đã đón nhận
(x.1Cr 15, 1-3) và giúp họ nắm vững Tin Mừng ấy…Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Chúng
ta lãnh nhận đức tin và loan truyền đức tin…Và – theo Đức
Thánh Cha – thì việc lãnh nhận đức tin và loan truyền đức tin mình đã nhận lãnh
phải đảm
bảo tính xác thực của lời loan báo Kitô giáo…
· Điểm dừng 2 – Tránh cám dỗ tìm những điều dễ
dàng nhưng thứ yếu…
Và để bảo đảm tính xác thực của việc loan báo, Đức
Thánh Cha lưu ý chúng ta - từng người và toàn thể cộng đồng - là phải cố gắng tao nên một tiêu chuẩn nhằm kiểm chứng
lòng nhiệt thành Tông Đồ của mình…Ngài cho chúng ta biết là phải cố gắng
để nhận ra những “cám dỗ” trong hành trình loan báo của mỗi người và mỗi cộng đồng
: - cám dỗ thực hiện hành trình loan báo “một mình”; và cám dỗ đi theo những con
đường giả dạng Giáo hội và luôn có vẻ dễ dàng hơn – con đường
làm cho chúng ta thỏa thuận với lối lý luận của thế gian vốn thích đề cao những con số và khảo sát…dựa vào sức mạnh của những ý tưởng, chương trình, cơ cấu của
chúng ta cùng với “những mối quan hệ quan trọng” mà ta nghĩ là sẽ giúp cho hành
trình loan báo của chúng ta có được lợi thế…Đức Thánh Cha khẳng định : “Điều này là không đúng ! Nó có thể giúp đỡ một
chút nhưng chính yếu là cái khác: Đó là sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho
anh chị em để loan báo sự thật về Chúa Kitô, để loan báo Tin Mừng…Còn những
thứ khác thì chỉ là thứ yếu”…
· Điểm dừng 3 – Sắc lệnh “Đến với muôn dân”
(Ad Gentes)…
Và Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý của Ngài bằng
việc nhắc lại cho chúng ta một số điểm của Sắc lệnh “Đến với muôn dân” (Ad
Gentes) – văn kiện về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội – mà Ngài quả quyết là
“vẫn
còn nguyên giá trị của chúng ngay
cả trong bối cảnh phức tạp và đa dạng của chúng ta hôm nay”
- Tình yêu của Chúa Cha dành cho mọi người…
Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy xem tình yêu của Thiên Chúa Cha là nguồn
mạch – tình yêu mà “vì lòng thương xót vô biên, Người
tạo dựng chúng ta và, vì ân sủng, Người mời gọi chúng ta tham dự
vào sự sống và vinh quang của Người”. Người đã rộng rãi tuôn ban và
không ngừng tuôn ban lòng nhân từ, đến độ như như là Đấng tác tạo muôn loài, cuối
cùng Người trở nên “tất cả trong mọi loài” (1Cr 15,28) để Người
được vinh hiển và đồng thời chúng ta được hạnh phúc (số 2/AG)…Và – theo Đức
Thánh Cha – thì bản văn này trong Sắc lệnh vẫn là cơ bản, bởi nó công bố cho mọi
người về tình yêu của Thiên Chúa là Cha dành cho mọi người, chứ không chỉ
dành cho một nhóm nhỏ…Ngài nhấn mạnh : Tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người,
không loại trừ bất kỳ ai…và cho dù họ là như thế nào…Tình yêu dành cho
mọi người này cũng là tình yêu dành cho mọi người nam cũng như nữ qua sứ mạng của
Chúa Con - Đấng trung gian cứu rỗi và
cũng là Đấng Cứu Chuộc chúng ta (x. AG,3), và nhờ sứ mạng của Chúa Thán Thần –
Đấng họat động trong mọi người, cả người đã rửa tội lẫn người chưa rửa tội (x
AG,4)…
- Giáo Hội trung thành với con đường của Chúa
Kitô…
Để tiếp tục, Đức Thánh Cha cho biết : Công Đồng
nhắc lại cho chúng ta rằng nhiệm vụ của Giáo Hội là tiêp tục sứ mạng của
Chúa Kitô – “Đấng được sai đến để rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, vì thế -
Sắc lệnh nói tiếp – điều cần thiết là Giáo Hội – dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Thần
Khí của Chúa Kitô – phải tiến bước trên con đường mà chính Chúa Kitô đã đi
– con đường của nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến thân mình…đến độ sẵn
sàng chết…để rồi toàn thắng nhờ sự sống lại của Người “(AG, 5) Và “Nếu Giáo Hội vẫn trung thành với “con đường” này, nếu chúng ta vẫn
trung thành với con đường này, thì sứ mạng của Giáo Hội là “sự biểu lộ hay nói cách khác là sự hiển
linh ý định của Thiên Chúa” và “hoàn
tất ý định ấy nơi trần gian và trong lịch sử nhân loại” (AG.9)…
-Mỗi người đã được rửa tội là chủ thể tích cực của
việc rao giảng Tin Mừng…
Đức Thánh Cha giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lòng
nhiệt thành Tông Đồ. Ngài dạy rằng : Lòng nhiệt thành ông Đồ không phải là một
sự nhiệt tình, nhưng nó là ân sủng của Thiên Chúa… mà
chúng ta phải giữ gìn, bởi vì – nơi Dân Chúa lữ hành và loan báo Tin Mừng –
không có những chủ thể tích cực hay thụ động…mà “mỗi người đã được rửa tội , bất kể
chức năng của họ trong Giáo Hội và trình độ giáo dục về đức tin của họ, là một
chủ thể tích cực của việc rao giảng Tin Mừng” (Tông huấn Niềm Vui
Tin Mừng / Evangelii gaudium) , 120) Nếu bạn không làm chứng về Phép Rửa mà bạn
đã lãnh nhận, về đức tin mà Chúa ban cho bạn, thì bạn không phải là một Kitô hữu
tốt…
-Tìm kiếm những cách thức mới để loan báo Tin Mừng...
Với phép Rửa đã lãnh nhận – Đức Thánh Cha dạy – mọi
người tin đều tham dự vào sứ vụ của Giáo Hội, và theo cách này, họ
tham dự vào sứ vụ của Chúa Kitô Vua – Tư Tế - và Ngôn Sứ…Sứ vụ này “là
duy nhất và không thay đổi ở mọi nơi và
trong mọi tình huống, ngay cả khi nó không được thể hiện theo cùng một cách do
những hoàn cảnh khác nhau” (AG, 6). Và Đức Thánh Cha khuyến cáo: Điều
này mời gọi chúng ta đừng trở nên cứng nhắc
hoặc hóa đá : lòng nhiệt thành truyền
giáo của người tín hữu được diễn tả như một cuộc tìm kiếm sáng tạo những cách thức
mới để loan báo và làm chứng, những cách thức mới để gặp gỡ nhân loại bị tổn
thương mà chính Chúa Kitô đã mang lấy…Nghĩa là Đức Thánh Cha khuyến
khích và kêu gọi những người tin luôn nỗ lực để tìm cho ra những phương thức
phục vụ Tin Mừng, phục vụ nhân loại, bởi loan báo Tin Mừng là một việc
phục vụ…Và Ngài kết luận : Nếu một người tự gọi mình là người rao giảng
Tin Mừng mà không có thái độ ấy, tấm lòng ấy…của người tôi tớ, và tin rằng mình
là ông chủ, thì người đó không phải là một người rao giảng Tin Mừng. Họ là một người đáng thương !!!
-Đón nhận và chia sẻ…
Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta – những người
tin – là việc trở về với suối nguồn tình
yêu của Chúa Cha , sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần sẽ không nhốt
kín chúng ta lại trong những không gian tĩnh lặng cá nhân, ngược lại việc đó còn dẫn
dưa chúng ta đến chỗ nhận ra tình thương nhưng không của món quà sự sống viên
mãn mà chúng ta được mời gọi đón nhận, một hồng ân mà chúng ta ngợi
khen và cảm tạ Thiên Chúa, đồng thời [ sự trở về ấy] cũng dẫn chúng ta đến việc sống
trọn vẹn hơn bao giờ hết những gì chúng ta đã lãnh nhận và chia sẻ nó chung với
người khác…với tinh thần trách nhiệm và cùng nhau đi trên những con đường đôi khi
quanh co và khó khăn của lịch sử, trong khi đợi chờ sự viên mãn của nó trong tỉnh
thức và chuyên cần…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp