Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP (TIẾP THEO)

 

 

Partez hérauts de la Bonne Nouvelle

Voici le jour appelé par vos voeux

Rien désormais n’enchaine votre zèle

Partez – amis, que vous êtes heureux

Oh ! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires

Nous les baisons avec un saint transport

Oh ! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres

Où règne l’erreur et la mort

Ai đó đã tạm dịch như thế này:

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

Cha Pierre ALEXANDRE – Cố Trí (1901 – 1961)

Ngài chào đời ngày 15 tháng 5 năm 1901 tại Périgneux, trong Giáo xứ Thánh Martinô, vùng Dordogne…

Là con của một bác thợ đường sắt, ngài qua thời tiểu học và trung học tại trường Montesquieu ở Libourne – vùng Géronde…Sau đó, ngài vào Tiểu Chủng Viện Bordeaux và Montmorillon / Vienne / Nouvelle Aquitaine / Poitiers…Sau thời gian nghĩa vụ quân sự, ngài theo học hai năm tại Đại Chủng Viện Issy-les-Moulineaux…

Ngày 14 tháng 9 năm 1925, ngài gia nhập Hội Thừa Sai – Paris…Ngày 29 tháng 6 năm 1928, ngài thụ phong Linh mục và ngày 9 tháng 7 liền ngay sau đó, ngài qua Qui Nhơn – Việt Nam -  và thi hành sứ vụ của một Linh mục Phó xứ  trong một Giáo xứ vùng Truyền Giáo…

Chúng ta có thể theo dõi cuộc đời thừa sai của ngài qua từng giai đoạn:

Việt-nam – từ năm 1928 – 1936

Sau một năm tròn dành để học tiếng Việt (1928-1929), ngài làm việc vài tháng ở xưởng in của trụ sở Hội Truyền Giáo tại Việt nam. Ngày 23 tháng 7 năm 1930, ngài thay vào vị trí Giám Đốc Trại Phong Qui Hòa của Cha P. Maheu…Vị này – Cha Maheu – phải quay trở lại Pháp để dưỡng sức một thời gian…Trại Phong lúc đó có khoảng 140 bệnh nhân…

Sau đó ngài nhận trách nhiệm quản lý trụ sở Truyền Giáo tại Việt nam (1931-1934). Tháng 8 năm 1934, ngài được chỉ định làm giáo sư kiêm quản lý tại Tiểu Chủng viện Làng Sông. Tháng giêng năm 1936, ngài trở lại với vai trò quản lý trụ sở Hội Thừa Sai, nhưng ngày 11 tháng 7 năm 1936, ngài buộc phải rời bỏ nhiệm vụ để quay lại Pháp vì lý do sức khỏe…Cha Clauze – Cố Hồng – thay thế ngài…

Pháp – từ năm 1936 – 1939

Từ năm 1937 – 1938, ngài là tuyên úy của một Nhà Điều Dưỡng ở Haute Savoie; năm 1938, ngài được chỉ định giữ chức vụ Bề Trên Nhà Tập của Hội Truyền Giáo – Paris ở Dormans; và ngài thay Cha Lacroix để đảm nhiệm sứ vụ Quản xứ ngôi Thánh Đường nổi tiếng ở Marne trong vùng này…Được triệu tập vào quân ngũ tháng 9 năm 1939 với chức vụ trung úy lục quân quân đội Pháp, và với chức vụ này, ngài được thẩm quyền Quân Đội điều ngài qua Đông Dương lại…Cha Depierre thay thế ngài ở Dormans…

Tuyên úy quân đội – từ năm 1939 – 1941

Đến Qui Nhơn vào chiều ngày Vọng Lễ Các Thánh Nam Nữ 1939, việc đầu tiên của Cha Alexandre là liên lạc với Cha Piquet ở Phan Rang để được phụ giúp ngài…Thế nhưng vào cuối tháng giêng năm 1940, với tư cách là trung úy trong quân đội, ngài phải trở lại Sài-gòn, rồi cuối tháng ba năm 1940, ngài được bổ sung vào quân đoàn Nha Trang – Cam Ranh.Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng hai năm 1941, ngài vui sướng được cùng anh em Linh mục Nhà Truyền Giáo Qui Nhơn tĩnh tâm năm. Hoàn tất nghĩa vụ quân sự vào cuối tháng 6 năm 1941, ngài được bổ nhiệm quản xứ Giáo xứ Tourane (Đà Nẵng) thay Cha Sanctuaire…

 Việt- nam - từ năm 1941 – 1948…

Tại Tourane (Đà - Nẵng), Cha Alexandre – Cố Trí - đã có những hoạt động dày đặc. Tràn đầy hứng khởi, Ngài bắt đầu sinh hoạt phong trào Thanh – Lao - Công , JOC – Jeunesse Ouvrier Catholique, Thanh niên thợ thuyền Công giáo – ngài say mê nghiên cứu Phụng Vụ và thích tìm kiếm những phương thức dạy giáo lý  cũng như Kinh Thánh mới…Mùa xuân năm 1944, Ngài được chỉ định Quản xứ một Giáo xứ quan trọng - Giáo xứ Hộ Diêm, gần Phan – Rang. Ngài thích ứng rất mau với sứ vụ mới này của ngài và đã có ngay những dấu ấn đặc biệt của vị mục tử tốt lành này với đoàn chiên…Thánh giêng năm 1945, một chiếc máy bay của quân đội Mỹ đã muốn nã hai quả bom xuống Tháp Chàm để ngăn chận người Nhật, nhưng một quả đã rơi xuống Nhà xứ Hộ Diêm ! Cha Alexandre bị chôn vùi dưới một đống xà bần lớn. Người ta cố gắng moi tìm và đưa ngài ra… Ngài bị thương nặng và rất khó chịu…Ngài cảm thấy thật khó để có thể quên được tai nạn này…

Vào quãng thời gian xảy ra những biến cố  ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945, ngài bị buộc phải chấp nhận tình trạng cư trú chỉ định cùng với nhiếu điều phật lòng khác…Tháng 11 năm 1945, Cha Alexandre vào Sài-gòn; và một thời gian ngài làm phó xứ Giáo xứ Nhà Thờ Đức Bà – Sài gòn…Sau đó là khoảng thời gian ngài làm tuyên úy Trại Giam…Rồi ngài quay trở lại Giáo xứ Hộ - Diêm, nơi ngài làm việc cho đến tháng 7 năm 1948…Vâng phục Bê Trên, ngài trao sứ vụ Quản xứ Hộ Diêm lại cho Cha Pierre Jean Gauthier để ra Đà Nẵng thay thế Cha Jeanningros đang chuẩn bị về nghỉ bên Pháp…

Tại Đà Nẵng, Cha Alexandre đã xây dựng một cơ sở tiếp nhận giới trẻ và các quân nhân…

Pháp – từ năm 1948 – 1953…

Thế nhưng rồi vào khoảng tháng 11 năm 1948, vì lý do sức khỏe, ngài buộc phải quay trở lại Pháp quốc – nơi mà tháng 10 năm 1949, ngài tình cờ phải chấp nhận một vai trò phụ tá Bề Trên ở Montbeton. Năm 1951, ngài làm việc trong Giáo phận Blois. Năm 1953, ngài đảm nhận sứ vụ tuyên úy của một Nhà Điều Dưỡng ở Saône và Loire…

Việt-nam – từ năm 1953 – 1961…

Ngày 19 tháng 11 năm 1953, ngài rời cảng Felix Roussel để tiếp tục sứ vụ của mình và đã cập bến như mong muốn vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1953…Tại đây, ngài được chỉ định nhiệm vụ Bề Trên, Giáo sư và Quản lý của Cộng Đoàn các Sư Huynh Thánh Giuse …Vào khoảng thời gian tháng 4 năm 1955, ngài xây dựng cộng đoàn của ngài ở một vùng đất mới cách Nha Trang khoảng sáu cây số…Có lẽ là vào khoảng tháng 12 năm 1956, sau một thời gian dài nghỉ ngơi ở một một bệnh viện nho nhỏ tại Sài-gòn, ngài được đặt làm tuyên úy cộng đoàn các Chị Mến Thánh Giá Gò Thị - cộng đoàn nằm tại khu vực Đại Chủng Viện Qui Nhơn cũ gần bãi biển và cách thành phố khoảng ba cây số…Sau một thời gian ngắn dưỡng sức ở Sài-gòn, ngài  nhận nhiệm sở vào khoảng giữa tháng giêng năm 1957…

Tháng hai năm 1958, ngã bệnh, ngài vào lại bệnh viện Saint Paul – Sài-gòn, và ngay lập tức, ngài được đưa lên máy bay để quay lại Pháp…Máy bay hạ cánh ngày mùng 3 tháng 3  năm 1958…Sau một thời gian nghỉ ngơi ở Beaugrand, năm 1960, ngài đồng ý đảm nhận nhiệm vụ truyên úy cho cộng đòan các Nữ Tu tại Lộ Đức, bên cạnh đó là nhiệm vụ ngồi tòa cho bà con giáo dân trong Giáo xứ cũng như khách hành hương Hang Đá Đức Mẹ…

Tại đấy, ngài an nghỉ ngày mùng 2 tháng 4 năm 1961 – vào buổi sáng Lễ Phục Sinh… (còn tiếp )

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!