Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP (CHA ALEXIS BOIVIN – CỐ NHÃ (1870 – 1923))

 

 

Partez hérauts de la Bonne Nouvelle

Voici le jour appelé par vos voeux

Rien désormais n’enchaine votre zèle

Partez – amis, que vous êtes heureux

Oh ! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires

Nous les baisons avec un saint transport

Oh ! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres

Où règne l’erreur et la mort

Ai đó đã tạm dịch như thế này:

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

 

Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923)

Chào đời tại thôn Chateauneuf – xã Saint-Sauves, miền Puy-de-Dôme – ngày 13 tháng hai năm 1870,  cậu Alexis Boivin vào lớp đệ ngũ Tiểu Chùng Viện Cellules do các Cha Dòng Chúa Thánh Thần phụ trách ở thời điểm đó. Alexis học ở đó năm năm. Tháng 10 năm 1889, Thầy gia nhập Hội Truyền Giáo - Paris và ngày 2 tháng bảy năm 1893, Thầy chịu chức Linh mục…Ngày 24 tháng 12 năm ấy, Cha rời cảng Marseille để đến Qui Nhơn – miền Trung Đông Dương…Ngày 24 tháng giêng năm 1894, ngài bắt đầu học tiếng Việt ở Kim-Châu và Giáng Sinh năm 1894, ngài được bổ nhiệm  giáo sư Tiểu Chủng Viện…Tháng giêng năm 1896, ngài đảm nhiệm vai trò Phó xứ Giáo xứ Phan-Thiết, nhưng lại thường xuyên làm việc tại Cù –my, vùng đất của bệnh sốt rét…và có lẽ ngài cũng mang mầm bệnh từ đấy…Năm 1899, sau một thời gian nghỉ ngơi tại Hồng – Kông ngài được bổ nhiệm quản xứ Giáo xứ Đồng - Quả, và sau đó – vào tháng giêng năm 1904, ngài làm quản xứ tại Phan-Rang. Tháng 11 năm 1907, ngài trở lại Đồng-Quả…Tháng giêng năm 1912, ngài trở về Pháp …Và thàng tư năm 1914, ngài quay trở lại vùng Truyền Giáo để đảm nhiệm vai trò quản xứ Cù-và – Giáo xứ mà ngài chăm sóc cho đến khi qua đời…

Quá trình sống mà chúng ta lược thảo qua sẽ không thể  giúp chúng ta  có thể tìm hiểu  sâu  những phẩm chất tâm hồn của vị Linh mục tuyệt vời này…Thế nhưng điểm có lẽ là ưu việt nơi người anh em của chúng ta, đấy là ngài luôn giữ một cung cách khiêm tốn sâu xa bởi ngài biết cách để ẩn giấu những khả năng khác thường của mình và sống một đức ái hầu như không giới hạn. Ngài không thích xuất hiện và hãi sợ có thể nói là thái quá đứng trước những trọng trách…Thế nhưng rồi ngài cũng được đề cử nhận nhiệm vụ Giám đốc Đại Chủng Viện…và dĩ nhiên…là thành viên trong Ban Lãnh Đạo của Hội Truyền Giáo…

Khi được tin một ngưới anh em Linh mục nào đó cần được giúp đỡ, cách rất mau chóng ngài mở rộng hầu bao ngay…và chỉ có Chúa biết là ngài đã chi ra bao nhiêu và như thế nào…Một ngày nọ, một người anh em Linh mục tự nhiên nhận được chi phiếu 300 đồng bạc để có thể dựng lại ngôi nhà nguyện bị đổ sập do bão tố từ một ân nhân ẩn danh…Có người quả quyết rằng vị ân nhân ẩn danh ấy chính là Cha Boivin…Ngài thản nhiên : “ Này bạn, không lẽ bạn lại muốn làm cho vị ân nhân ẩn danh ấy mất đi công đức đáng có hay sao…Thôi, đừng thế này/thế khác nữa…Chỉ Thiên Chúa biết điều đó…là đủ rồi…” Trong một dịp tĩnh tâm năm ngày dành cho các Linh mục bản địa, tình bác ái Linh mục đã là chủ đề xuyên suốt các bài chia sẻ của ngài…

Dĩ nhiên không phải chỉ là chuyện mở rộng hầu bao với những người cùng khốn thôi đâu, nhưng căn bản là chính trái tim ngài “rộng mở” đứng trước những hoàn cảnh khốn cùng…Ngài đã từng viết với rất nhiều ân tình rằng : biết bao người trong chúng ta rơi vào những hoàn cảnh ê chề nhiều hoặc ít, thế nhưng rồi niềm hy vọng lại bừng sáng…Tuy nhiên có được bao nhiêu người sẵn sàng dấn thân để có thể hòa giải một sự bất đồng hay hóa giải một ngộ nhận ? Bản thân ngài đã từng chịu đựng những khổ đau và hiểu rằng nỗi khổ đau có thể bào mòn con người…Và rồi cũng chính ngài đã tự mình đứng lên…mà không hề nghĩ đến việc tìm sự hổ trợ, ủi an hay khích lệ…Ngài vẫn ước mơ thực hiện được thật nhiều những cuộc hoán cải…và vì thế mà Thiên Chúa thường đặt để ngài ở những nơi chốn khá là nhiều những bạc bẽo có lẽ cũng vì mơ ước ấy của ngài…để ngài luôn có dịp mang tình yêu của ngài đến với những người đau khổ do ê chề thất vọng…Ngài là một trong những người anh em chúng tôi rất hiểu biết những phong tục tập quán của người Việt…Điều ấy giúp ngài luôn có thể nhìn thấy trước để tránh hoặc làm nhẹ đi những tranh chấp và giúp cả đôi bên đều thấy hài lòng…

Thỉnh thoảng ngài cũng cho thấy ngài có tài thi ca và thực sự có thi hứng sáng tác, thế nhưng thật là đáng tiếc bởi rất ít người có dịp thưởng thức những vần thơ nhiều cảm xúc linh thánh của ngài ngoại trừ một vài vị bằng hữu thân tình hiếm hoi với ngài…Bản thân chúng tôi may mắn được đọc đôi ba bài thơ ngài sáng tác và chúng tôi cảm nhận rất rõ ngài quả thực là một nhà thơ có tâm hồn chứ không chỉ là những vần thơ xáo ngữ…

Ngày 19 tháng sáu, Cha Poyet và Cha Laborier đến thăm Cha Boivin…và cả hai vị đều rất ngạc nhiên thấy Cha Boivin ở trong tình trạng bệnh nặng. Thế nhưng bản thân ngài, do quá quen thuộc với chứng đau nửa đầu và giây thần kinh hông bị chèn, nên không quan tâm gì đến những cơn đau vẫn thường xảy ra. Hai vị khách ấy – nhân có dịp đi ngang qua biệt thự viên Công sứ - nên ghé qua để mời ông bác sĩ vui lòng đến thăm khám cho Cha Boivin. Ông bác sĩ khuyên là tốt hơn cả nên mượn chiếc xe Cứu Thương của phòng khám địa phương ở Quảng Ngãi để đưa ngài đến…và như thế có đủ thời gian để chẩn đoán cho ngài kỹ lưỡng hơn…Hôm đó là thứ năm ngày 21 tháng sáu…Ngay từ Chúa Nhật trước, Cha đã ở trong tình trạng mê mê tỉnh tỉnh, không ăn uống gì và phải chịu ba bốn cơn sốt rất cao…

Ngày 22, khí thấy rõ hơn tình trạng của mình, Cha Boivin gửi cho Đức Giám Mục ở Sài-gòn một bức điện tín : “ Nếu con được Chúa gọi mà không có dịp gặp Đức Cha thì xin Đức Cha vui lòng tha thứ mọi lỗi lầm của con; con đang phải chịu đựng một cơn sốt rất cao làm đảo lộn mọi cơ quan nội tạng trong người con. Con đã nằm ở đây nhiều ngày rồi nhưng Bác sĩ vẫn không thể hạ sốt cho con được. Xin Đức Cha cầu nguyện cho con. Gặp Đức Cha trong Nhà Thiên Chúa”…

Kể cả sự tiến bộ của khoa học lẫn nhiệt tình của Thầy Thuốc cũng không làm cho tình trạng của người anh em chúng tôi khá hơn lên được…Mọi người quyết định phải đưa ngài đến bệnh viện Qui Nhơn, trong khu vực dành riêng cho người ngoại quốc…Ngày Chúa Nhật 24 tháng sáu, Cha  nhận bí tích xá giải và buổi sáng ngày thứ hai ngay sau đó, ngài rước Mình Máu Thánh Chúa như của ăn đàng…Rồi ngày 26, nhờ  chiếc xe hơi nhỏ của viên Công sứ, một trong những người anh em của chúng tôi đưa ngài đến Qui Nhơn…

Phần đầu hành trình đi qua khá là yên ổn, nhưng ở phần sau, do tình trạng đường sá quá xấu, nên thực sự là vất vả và cơn sốt tăng cao…Trước khi đến Qui Nhơn, ngài liên tục mê sảng. Ngay ở lần thăm khám đầu tiên, vị bác sĩ cho biết là ngài bị sốt rét thương hàn nặng và tỏ ra khá là lo lắng…Anh em chúng tôi có mặt ở đó đã tình nguyện để canh thức với ngài…

Ngày 27, vào khoảng ba giờ sáng, viên y tá thấy mạch của ngài giảm sâu và đã chích ngay cho ngài một mũi giảm đau và tăng lực…Thế nhưng ngay sau mũi chích, Cha Boivin thở mạnh hai ba hơi…rồi lịm đi ngay khi người anh em túc trực vừa ban phép lành cuối cho ngài…

Thánh Lễ An Táng được cử hành tại Nhà Thờ Qui Nhơn…và với sự hiện diện của viên Công sứ cũng như toàn bộ công nhân viên chức người Pháp,  anh em Linh mục,  Tu sĩ cũng như bà con giáo dân đã đưa linh cữu của ngài đến Làng-sông…Sáng hôm sau nghi thức an táng được cử hành với sự hiện diện của các Chủng sinh, Nữ tu và rất đông bà con tín hữu cũng như 26 vị Linh mục cả thừa sai lẫn bản địa…

Một trong những anh em chúng tôi đã chăm  sóc ngài suốt thời gian ngài trở bệnh đã chia sẻ với chúng tôi rằng : “Hình như ngài linh cảm rất rõ về giây phút cuối đời của mình…Có thể là giờ phút này đây ngài đã có mặt trước Tôn Nhan Thiên Chúa –  Cha chúng ta…Bởi những đớn đau ở những giây phút cuối đời của ngài cộng với nhiều nhiều những chịu đựng vô cùng lớn lao trước đây nữa sẽ đủ để có thể xóa đi những lỗi lầm nho nhỏ ngài có thể có trong cuộc sống trần gian của mình.”…

Và – như một minh chứng cho tình cảm cũng như lòng mến thương dành cho vị Linh mục thân thương – bà con lương dân khu vực Cù-và, khi được tin ngài qua đời, đã đến và xin được cử hành nghi lễ cầu siêu cho ngài…như trước đây họ đã từng thực hiện lúc Cha Sudre về với Chúa…Hành động thật dễ thương của bà con dành cho hai vị thừa sai cho thấy rằng điều mà một vài người Tây phương lúc đó bảo rắng bà con lương dân và giáo dân luôn luôn trong tình trạng chống chỏi với nhau và bà con lương dân không chấp nhận các thừa sai là không đúng…

Với cuộc đời trần gian quá ngắn ngủi này của người anh em thừa sai của chúng ta – Cha Boivin – Cố Nhã -  chúng ta học nơi ngài hai bài học : bài học của lòng bác ái và của sự khiêm hạ…Trên trời và bên cạnh Thiên Chúa là Cha, ngài – Cha Boivin – Cố Nhã – vẫn tiếp tục can thiệp và bảo vệ những người mà ngài rất thương yêu và đã từng chăm sóc khi ngài còn ở trần gian này…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!