Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện vui “NGU THÌ CHO CHẾT!”…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
CÂU CHUYỆN VỀ CHA VICTOR CAILLON (1906- 1983) – TIẾP THEO

Chuyện mỗi tuần - chuyện về các Thừa Sai MEP

 

Ở bài trước, chúng ta dừng lại ở việc Cha Caillon đã cùng với Vị Giám Mục tân cử người Việt đầu tiên – Đức Cha Giuse-Maria Trịnh-Như-Khuê – có cuộc thăm viếng Phương Tây và đã cùng nhau trở lại Hà-nội vào cuối tháng 10 năm 1950…

Và – chúng ta biết là – khi bổ nhiệm một Vi Giám-Mục Tông Tòa người Việt -  Tòa Thánh cũng đã có những chỉ thị khá rõ ràng : Đức Thánh Cha muốn rằng các thừa - sai vẫn cứ ở lại Hà-nội và tiếp tục công việc của mình dưới sự điều hành của Đức Giám Mục tân cử…Cho nên không có chuyện phải rút lui…Tuy nhiên quyết định này cũng làm nảy sinh vài vấn đề  mà cha Caillon – với tư cách là Bề Trên miền – phải đối mặt…

Thứ nhất là chuyện tài sản vật chất của Hội Truyền – Giáo…Tứ trước đến nay thì không có vấn đề tách biệt và – trên nguyên tắc – tất cả đều thuộc Chủng-viện Thùa-sai Truyền-giáo…Thế nhưng trong tình huống hiện tại…thì phải có sự tách chia rõ ràng…Chính cha Caillon đã rất khéo léo để có thể đi đến những giải pháp hài hòa giữa Hội Thừa-sai Paris và Vị Giám - Mục tân cử cũng như Hội - Đồng Cố - Vấn của ngài…Dĩ nhiên chúng ta không cần đi sâu vào các chi tiết để làm gì, nhưng chắc chắn là có sự căng thẳng…Với bản tính kiên trì của mình, cha Caillon đã có thể giải quyết êm xuôi mọi chuyện…Thứ hai là chuyện liên quan đến vị thế của Hội Thừa-sai – nghĩa là những con người thừa-sai của Hội nhưng trực thuộc vào Chi-hội Truyề-Giáo ở Hà-nội…Thế nhưng trong tình hình mới này thì các ngài sẽ làm việc ở đâu và như thế nào ? Vấn đề là phải rõ ràng trong lãnh vực này để tránh những khó khăn có thể sẽ có sau này…Và một ý tưởng chợt đến trong đầu vị Bề Trên miền – cha Caillon: đấy là  nên ấn định và giới hạn một khu vực nào đó để các Linh - mục Thừa-sai ngoại quốc có thể làm việc đúng với căn tính của mình…Vấn đề được đưa ra và được bàn luận rất nghiêm túc…Cuối cùng thì hai bên đã có thể có được với nhau một hợp đồng rõ ràng về khu vực dành riêng này, đấy là phần đất ít mở mang nhất của Giáo-phận Hà-nội…Khu vực náy là phần di sản nằm trong phần trăm thuế rất rõ ràng và cha Caillon là vị phụ trách được ủy nhiệm để quản trị khu vực này với mọi thẩm quyến, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước Bản Quyền địa phương…Giải pháp này có thể được chấp nhận nhưng - tội nghiệp – chiến tranh nổ ra và khắp nơi đều trong tình trạng bất ổn…Điều mà chúng ta muốn nói đến là sau đó thì giải pháp – dù có bị giới hạn mặt này mặt khác – nhưng cũng đến tay cha Caillon…và – với tất cả nỗ lực – ngài liên tục di chuyển hoặc là để thăm viếng các Linh-mục thừa sai đồng chí hướng hay anh em Linh-mục người Việt làm việc trong khu vực…

Cũng còn phải thêm rằng ngài là vị cố vấn tình nguyện và có năng lực của Đức Cha Giuse-Maria Trịnh-Như-Khuê…Mỗi buổi sáng, ngài dành thời gian để gặp Đức Cha, cùng người trao đổi các vấn đề ngài thấy cần…Đồng thời cha Caillon cũng vẫn dành sự quan tâm lớn cho tất cả các vấn đề của Hội Truyền Giáo địa phương…Bên cạnh đó là vai trò cố-vấn cho các Nữ tu Dòng kín và Dòng Thánh Phaolô thành Chartres…

Sau biến cố Điện Biên Phủ…là Hiệp Định Genève ngày 21 tháng 7 năm 1954. Và Việt-nam bị phân chia thành hai miền : miền Bắc…cho tới các vùng lân cận Quảng-Trị - tức phía bắc Huế - thuộc chính quyền Việt-minh…và phần còn lại thuộc chính quyền miền Nam…Đoàn quân Cộng-sản tiến vào Hà-nội ngày 11 tháng 10 năm 1954…Với các thừa sai, chúng tôi đã quyết định sẽ để lại Hà-Nội một nhóm anh em…và đương nhiên là cha Caillon ở trong nhóm ấy…Chúng tôi biết chắc chắn rằng mình sẽ bị trục xuất, nhưng vẫn cứ quyết định ở lại…Người ta đã để cho anh em chúng tôi làm viêc được khoảng gần năm năm…và sau đó là những lệnh trục xuất được ban hành…Người ta yêu cầu cha Caillon ra đi vào cuối tháng 11 năm 1959…Ngài về Pháp ngày 9 tháng giêng năm 1960 bằng tàu biển…

Tháng 8 năm 1960, ngài tham dự Công-nghị của Hội trong tư cách người Phụ Trách các Thừa-sai miền Bắc Việt-Nam…Công nghị xong, ngài ngỏ ý muốn lên đường đi truyền giáo chứ không muốn ở lại…Qua thỉnh nguyện thư của ngài và với sự chầp thuận của Đức Cha Piquet – Giám mục Tông tòa của Giáo-phận Nha-trang – ngài được sai đi lần nữa ngày 20 tháng 9 năm 1960. Qua Nha-trang và ngày 9 tháng tháng giêng năm 1961, ngài được bổ nhiệm Quản xứ Phan-Thiết…Ngài làm việc ở đó cho đến tháng 7 năm 1968…Mọi sự đã đến thời điểm của nó và rất là thích hợp vào lúc này…nên một Linh-mục người Việt được bổ nhiệm Quản xứ Phan-Thiết thay ngài…

Vậy là ngài có thời gian để trở lại Pháp và cũng có thể quan tâm một chút về bản thân mình…Càng ngày ngài càng cảm thấy khó để bước đi…Sau khi mổ hai đầu gối thành công, ngài quay trở lại Nha-trang vào tháng 8 năm 1970…và được bổ nhiệm Quản xứ Giáo xứ Hòa-Tân, gần Hộ-Diêm. Ngải làm việc ở đó cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1975 – thời điểm ngài bị trục xuất khỏi Việt-nam lần thứ hai…Ngái trở lại Pháp ngày mùng 1 tháng 10 năm 1975…

Cuộc sống thừa sai của ngài tại Việt-nam vậy là kết thúc, nhưng ngài vẫn cố để sống lợi ích bao lâu sức khỏe còn cho phép…Ngày 22 tháng 4 năm 1976, ngài được bổ nhiệm tuyên úy cho các nữ-tu Đa-minh ở Amillis, không xa miền Coulommiers bao nhiêu…Đấy là một nhà nghỉ dành cho các vị cao niên và trong tình trạng mỏi mệt…Sứ vụ nho nhỏ này rất thích hợp với ngài lúc đó…Thỉnh thoảng có người đến thăm và đưa ngài về Paris dăm ba ngày…Lần kia khi ngài đang ở Paris thì Bà Bề-Trên Tổng – Quyền Dòng Nữ-Tử Người Nghèo xin với Hội Truyền Giáo một vị Linh-mục giúp các chị - không phải với tư cách một tuyên úy – nhưng là một cha ở lại luôn trong Dòng như một Linh mục thành viên vậy…Lời khẩn xin khá là lý thú và người ta nghĩ ngay đến cha Caillon…Vậy là ngài rời Amillis để đến Tháp Thánh Giuse – Nhà Mẹ của các Nữ tu Người Nghèo – không xa Rennes là bao…Nơi ấy cũng gần với gia đình ngài ở vùng Loire-Atlantique…Tuy nhiên có một vài bất trắc khó xử nên ngài rời nơi ấy vào năm 1978…Ngài đến Montbeton ngày 7 tháng 12 năm 1978…Ngài không có ý định ở lại Montbeton lâu…Ngài muốn có một nơi làm việc khác – nho nhỏ thôi – nhưng vẫn có thể giúp ích được…Tuy nhiên người muốn nhưng trời không muốn…nên tình trạng đôi chân của ngài ngày càng tệ hơn…và vì thế ngài buộc phải ở lại Montbeton…

Trong ngôi nhà nghỉ dưỡng này, cha Caillon can trường cưỡng lại tình trạng bệnh hoạn của mình…Ngài tự buộc mình phải đi bộ ra công viên mỗi ngày dù là lê lết…với tất cả sự khó nhọc…Trong nhà, ngài cũng tình nguyện để phục vụ người này người khác, chẳng hạn như đọc sách cho những anh em mờ mắt…Sứ vụ của ngài thu gọn lại tối đa…Ngài chịu khó ngồi tòa giải tội cho vài anh em cận kề bên mình khi được yêu cầu…Ngày trước, khi được bổ nhiệm làm việc ở Nha-Trang, ngài vẫn giữ niềm ước mong được sống thừa-sai ở Hà-nội…Và vì thế - trong tình hình hiện tại – ngài vẫn cố gắng giữ mối liên hệ với môi trường truyền giáo ngày xưa của mình và – khi có thể - ngài hết sức giúp đỡ, chẳng hạn thỉnh thoảng gửi cho họ một vài kiện hàng nho nhỏ hoặc dăm ba tháng bổng lễ…

Dù là phấn đấu với tất cả sức lực của mình nhưng ngài thấy ngày càng khó khăn hơn trong việc đi lại…Bên cạnh đó, con tim vốn đã rất yếu ớt từ lâu nay lại cảm thấy có vấn đề…Để hổ trợ thêm cho con tim và cũng làm ngài an lòng hơn, người ta cho đặt một máy trợ tim…Cho nên tất cả những chuyện đó coi vậy thôi chứ không đến nỗi nào…Điều quan trọng là  tuyến tiền liệt…và tình trạng khó khăn trong việc tiểu tiện…Người ta bất lực, không thể phục hồi hoặc giúp cho công việc ấy thuận lợi hơn được…Rất nhiều những thăm khám và thử nghiệm cách này cách khác, nhưng không có gì khả quan…Cuối cùng thì các bác sĩ khuyên là nên đưa ngài trở lại Montbeton để ngài có thể ra đi giữa những người anh em cùng chí hướng với mình…Ngài đã an nghỉ vào buổi sáng ngày 15 tháng 4 năm 1983…Tang lễ được cử hành ngày 18 tháng 4…và gia đình ngài đã từ Loire-Atlantique đến tham dự khá đông để cùng cầu nguyện cho ngài…Cha Gautier (Cố Báu) – người anh em cận lân với cha Caillon khi cả hai còn ở Giáo Phận Nha-Trang – được vinh hạnh mời giảng lễ cho ngài…

Cha Caillon an nghỉ ở nghĩa trang Montbeton, giữa những anh em thừa sai đồng chí hướng và đã cùng nhau làm việc trước đây tại  Hà-nội…Sau đó Hà-Nội được tin ngài qua đời, Thánh Lễ tưởng niệm và cầu nguyện được cử hành tại Nhà Thờ Chính-Tòa Hà-Nội…

Cuộc đời của một vị Linh-mục thừa-sai là như thế…Thật không dễ dàng chi để phác họa vóc dáng tinh thần của một con người…cho nên ở đây, chúng ta chỉ cố gắng để ghi lại vài ba nét về con người Linh-mục thừa sai Victor Caillon…

Cha Caillon luôn luôn là con người của bổn phận, của trách nhiệm, một Linh mục nhiệt thành, khôn ngoan trong những sáng kiến của mình, và – như Kinh Thánh dạy – ngài là một con người biết “ngồi xuống và ngồi lại” để cầu nguyện, để suy nghĩ trước khi bắt tay hành động…Hơn nữa – tuy không tỏ lộ ra bên ngoài – nhưng ngài là một con người hơi có chút nhát đảm…Xuôi theo sự thúc bách của lòng nhiệt thành, ngài đôi khi hành động khá vội vàng…và vì thế mà có thể có những những cách nhìn hay sự chú ý không thật sự dễ chịu…Không thể nói được rằng ngài sống  có vẻ thẩm quyền quá, nhưng thực sự ngài là người biết cách để buộc người ta phải tôn trọng mình, và cái cách ấy đôi khi có hơi cứng cỏi một chút…Tuy nhiên phải nói một cách thẳng thắn và rõ ràng rằng không bao giờ ngài có những nhận xét quá lạnh lùng…Ngài rất lưu tâm về mặt này…Chắc chắn là ngài đã cố tìm mọi cách để làm chủ bản thân, nhưng dĩ nhiên là một đôi khi cũng có những lúc không thực sự kết quả…

Trong thời gian khoảng một năm ngài điều hành Chi hội Truyền Giáo ở Hà-Nội một cách khôn ngoan và tinh tế…Rồi sau đó – từ năm 1950 – ngài là một trong những cố vấn của Đức Giám Mục Giuse-Maria…Chắc chắn là việc ngài ra đi cũng để lại  một khoảng trống lớn và một não trạng sâu lắng cho Vị Giám Mục cũng như các Linh-mục Việt-nam vẫn kính mến ngài…

Mọi hành động cũng như toàn bộ hành trình trong đời mình, cha Caillon đều thể hiện dựa trên nến tảng vững chãi của sự thường xuyên cầu nguyện và cầu nguyện sâu lắng…

Những phẩm chất nơi ngài giúp ngài thực hiện tốt những gì ơn gọi Linh-mục và Thừa-sai đòi phải có, đồng thời cũng là một con người của mọi hoàn cảnh và mọi giai đoạn quan trọng trong đời sống cá nhân cũng như qua các chuyển biến của thời cuộc : tất cả chỉ là vì lợi ích của mọi người – và là những người của Hà-Nội thân thương…

Trong bàn ăn trưa Nhà Hưu Dưỡng Linh-Mục Tân-Tài, người viết có chia sẻ với anh em đôi chi tiết về cha Caillon và một người anh em đã nhắc đến tên Việt của cha Caillon : Cố Năng…Không biết “Cố Năng” có phải là để tôn vinh những khả năng, sự năng nỗ nhằm trân trọng những phẩm chất của con người Linh-Mục và Thừa-Sai dành tất cả cho Việt-Nam – đặc biệt  cho Hà-Nội không…

 

Lm Giuse Ngô-Mạnh-Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!