Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP - CHA CLAUDE CHARMOT – 1922-1982 (TIẾP THEO)


 

Tuần trước, chúng ta dừng lại ở biến cố cha Charmot từ Hưng-Hóa về Hà-Nội và có dịp để tháp tùng Đức Cha Lê-Hữu-Từ  cùng với cha Willich trong chuyến Thánh Du của Tượng Đức Mẹ Fatima đến Phat-Diệm…

 Thực ra thì – trong những ngày tháng ấy – hoàn cảnh chung của các Thừa Sai tại Hưng-Hóa thật là khó khăn…và – dĩ nhiên – với cha Charmot, hoàn cảnh ấy lại càng làm cho ngài suy sụp tinh thần…Ngài đành phải xin cho được chuyển đổi sứ vụ…Nhưng điều quan trọng là phải có một Vị Giám Mục bằng lòng nhận ngài. Đức Cha Piquet, lúc đó đang là Giám Mục Giáo-Phận Quí-Nhơn, bằng lòng nhận ngài trong “tâm thế thử nghiệm” ba năm…Thế nhưng quyết định ấy của Đức Cha Piquet chưa được thực hiện…thì cha Charmot đã rời Hà-Nội để đi Sài-gòn ngày mùng một tháng 12 năm 1980…Sau vài ngày nghỉ ngơi ở Tòa Giám Mục thì ngày 15 tháng 12 năm 1950,  Đức Cha Cassaigne - Giám Mục Tông Tòa Giáo Phận Sài-gòn – gởi ngài đến Côn-Đảo ba tuần…Hoàn thành sứ vụ ba tuần ấy, cha Charmot quay trở lại Sài-gòn…và có được một thời gian ngơi nghỉ để có thể có vài chuyến tham quan qua Phnom-Penh và lên Đà-Lạt…Phục Sinh năm 1951, ngài lại được sai đến Côn-Đảo…Và cũng trong thời gian này thì hồ sơ chấp thuận của Đức Cha Piquet tới…Vậy là ngài rời Sài-gòn để đi Nha-Trang…với sứ vụ Phó xứ…Nha-Trang thuộc Giáo Phận Tông Tòa Qui-Nhơn…Chỉ sau này – vào năm 1957 – Nha-Trang mới được nâng lên hàng Giáo –Phận khi đã tách ra khỏi Giáo-Phận Qui-Nhơn…Giáo-Phận mẹ Qui-Nhơn được trao cho Đức Giám Mục Đa-minh Hoàng-Văn-Đoàn và Đức Cha Marcello Piquet nhận nhiệm vụ ở Giáo-Phận mới Nha-Trang…Và vào ngày 25 tháng 4 năm 1951, cha Charmot đến Nha-Trang với sứ vụ Phó xứ của cha Garrigues…Ngày 30 tháng 6 năm 1954, ngài nhận Giáo-xứ Hòn-Thiên, và ngày 1 tháng 10 năm 1954, ngài lại trở lại với sứ vụ Phó xứ Nha-trang…Ngày 17 tháng 7 năm 1955, ngài nhận sứ vụ Phó xứ Đà-Nẵng, nhưng nhiệm vụ thực sự của ngài là làm tuyên úy ở trường Trung Học chương trình Pháp…Tháng 11 năm 1957, ngài trở lại Giáo-Phận mới Nha-Trang…với sứ vụ Quản xứ Giáo xứ Ba-Ngòi…Ngài thực hiện sứ vụ Quản-xứ Ba-Ngòi cho đến tháng 7 năm 1958 – thời điểm ngài quay về Pháp trong thời gian nghỉ định kỳ…

Đến Pháp ngày 17 tháng 7  năm 1958…và quay trở lại Việt-Nam ngày 8 tháng 9 năm 1959…Một thời gian cách xa Đà-Nẵng, nhưng ngày 16 tháng 12 năm 1959, ngài quay lại đó…cũng với vai trò Phó xứ và  tuyên úy cho Trường Trung Học Pháp…Ngài ở lại Đà-Nẵng cho đến năm 1975…Ngài cũng đã tự viết cho mình một bản tóm lược những hoạt động của chính mình: ngài làm Phó Giáo xứ Chinh Tòa với một sự nỗ lực vượt bực và nhiều nhiệt tâm cho công việc miệt mài ngồi tòa giải tội…Ngài cũng làm tuyên úy cho các Nữ-tu Dòng thánh Phaolô thành Chartres và  giúp đỡ người Pháp còn khá đông trong thành phố…Ngài cũng đảm nhận nhiệm vụ tuyên úy các Nhà Thương và Bệnh Viện Thánh Vinh-sơn…Bận rộn như thế, nhưng ngài vẫn tranh thủ để viết về lịch sử Giáo-phận, về thời kỳ đầu của công cuộc loan báo Tin Mừng trong vùng miền này…và xuất bản một cuốn cẩm nang “Hướng Dẫn Những Điểm Du Lịch” trong Giáo-phận bằng tiếng Pháp…Sau một chuyến nghỉ ngơi bên Pháp, ngài quay lại với công việc của mình vào tháng 2 năm 1970…và kiêm nhiệm thêm vai trò tuyên úy cho con tàu “Helgoland” – một con tàu bệnh viện của Đức neo tại vịnh Đà-Nẵng…Tháng  9 năm 1971, ngài nhận thêm vai trò tuyên úy cho trại giam dân sự…Rất nhiều công việc phải làm…Vậy mà ngài vẫn tìm ra  thời gian để giúp hướng dẫn tiếng Pháp cho nhân viên Đại Sứ Quán Hàn Quốc và Trung Quốc…Năm 1971, ngài cũng có dịp để tiếp cận và giữ thâm tình với giới trí thức trong thành phố : bác sĩ, luật sư, kỹ sư…Quả thật cha Charmot đã có một cuộc sống hoạt động tích cực và vui vẻ…Lực lượng Việt-minh lúc đó cũng có những hoạt động tương tự và họ cũng gặt được những kết quả khả quan…Họ tiến tới bất chấp những cản trở và – dù vấp đụng đôi ba thất bại chua cay – nhưng họ không hề nản chí…đến nỗi ai ai cũng nhìn thấy ngay từ đầu năm 1975 rằng việc các toán quân miền Nam thất bại là điều không thể tránh…Người Châu Âu rời khỏi Đà-Nẵng…Những đám đông bà con nhân dân hốt hoảng chạy vào miền Nam…Tình trạng khẩn cấp buộc cha Charmot phài rời khỏi Đà-Nẵng sau vài ba tháng và vào sài-gòn…Và bởi vì ngài chẳng có công việc nào rõ ràng để đảm nhận nên – với sự đồng ý của cha Bề-Trên Miền – ngài trở về lại bên Pháp …và đến Pháp ngày 18 tháng 9 năm 1975…

Tất cả những biến cố ấy giày vò cha Charmot…Ngài đành chấp nhận nghỉ ngơi một thời gian và bằng lòng để được chăm sóc sức khỏe…Năm 1976, ngài làm việc trong Giáo Phận  của mình ở  Douvaine, rồi sau đó – năm 1978 -  là ở Hauteville, miền Ain…Nhưng sức khỏe của ngài ngày càng giảm sút, đặc biệt là về hệ thần kinh…Cuối cùng thì ngài buộc phải về Lauris vào năm 1979…Chính trong ngôi nhà nghỉ dưỡng này mà ngài đột ngột qua đời do một cơn đau tim bất thường ngày 28 tháng 11…Buổi sáng ngày mùng một tháng 12, một Thánh Lễ được cử hành tại Lauris với sự có mặt của anh em đồng chí hướng của ngài cùng đồng tế…Cha Martin giảng Lễ…Sau nghi thức tiễn biệt, quan tài được đưa về Bon-en-Chalais – quê hương ngài…và được đặt trong Nhà Thờ Giáo xứ cho đến Thánh Lễ An Táng vào xế chiều ngày hôm sau – ngày mùng 2 tháng 12…Rất nhiều anh em Thừa Sai cùng đồng tế…Cha Lagrange giảng Lễ…Và cha Charmot an nghỉ trong phần mộ của gia đình ở nghĩa trang Bons…

Trên đây là bản tóm lược về cuộc đời của cha Charmot được chính ngài ghi lại khá là chi tiết…và chính xác…Chúng ta có được là nhờ ngài…Và như các bạn thấy đấy, cuộc đời thừa sai của ngài liên tục có những di chuyển và phần lớn là do chiến tranh…Tất cả cái bầu khí bất ổn và bất an qua các thời kỳ kéo dài đã không ngừng ảnh hưởng sâu đậm đến hệ thần kinh mong manh của ngài…và ảnh hưởng ấy càng nặng thêm sau khi ngài quay trở lại Pháp vào năm 1975…Những giai đoạn hứng khởi liền kề với những giai đoạn suy sụp đã làm cho một con người thích bộc bạch vá quan tâm đến mọi thứ đề tài lại trở thành một cái bóng ủ rũ và câm nín…

Vâng, thích quan tâm đến mọi thứ…có lẽ là một trong những điểm đặc trưng của con người cha Charmot : ngài muốn biết mọi sự…Đôi khi ngài rơi vào tình trạng có chút thiếu chừng mực trong những tìm tòi của minh…Trong học bạ ở Đại Chủng Viện Annecy, cha Giám Đốc lưu ý về tình trạng trí nhớ kém của ngài…Có thể tình trạng ấy cũng đã từng xảy ra ở một số môn học nào đó thời ngài còn học trung học…Trong một mảnh giấy nhỏ dùng để ghi chép và giúp trí nhớ, cha Charmot bộc bạch : “ Tôi học hành khá là kém cỏi, bởi vì điểm trung bình là 5/10, nhưng hiếm khi điểm số của tôi cao hơn 5,5 và cũng không bao giờ dưới 4,5 !” Phải chăng ở đây có chút lười biếng nào đó chứ không phải do thiếu các phương tiện ? Dù sao đi chăng nữa thì có thể nói là nơi cha Charmot, ngài có một trí nhớ mà người ta vẫn gọi là trí nhớ “có chọn lọc”…Ngài thường nhớ lại cách tuyệt vời và khá chính xác những khuôn mặt và tên tuổi của những người ngài có bổn phận chăm sóc…mặc dù sau nhiều năm mới có dịp gặp lại…Và với những dữ kiện ngài tình cờ bắt gặp đây đó trong những kiếm tìm ở các tài liệu lịch sử…Trong tất cả các nhiệm sở ngài từng phụ trách – nhất là ở Đà-Nẵng – điều đặc biệt đấy là sự miệt mài với tòa giải tội…Bà con giào dân đến rất đông bởi họ tin chắc là sẽ gặp được ngài ở những thời khắc đã ấn định…Với cái sứ vụ khiêm tốn nhưng được hoàn tất thật nghiêm túc này, chắc chắn ngài đã giúp được cho rất nhiều người…Một sứ vụ khác nữa của người tông đồ Chúa cũng được đặc biệt quan tâm, đấy là dành rất nhiều thời gian cho việc thăm viếng các bệnh nhân…Vậy là – trong môi trường Việt-Nam – ngài thực hiện một sứ vụ yêu thích mà anh em cùng chí hướng với ngài ở Giáo xứ Chính Tòa sẵn sàng  tạo điều kiện để ngài dấn thân…Một người châu Âu ở Đà-Nẵng lúc đó chia sẻ về sự nhiệt thành của ngài trong việc đến để khích lệ và ban những bí tích cuối đời cho những người hấp hối…Hễ có người xin là ngài sẵn sàng đi vào bất cứ giờ nào…Không biết có phải vì thế mà có lời ra tiếng vào rằng ngài dành “quá nhiều thời gian cho người châu Âu !!!”…Đúng là như thế, ngài đã có khá nhiều những mối tương quan với người châu Âu ở Đà-Nẵng, bởi ngài cho rằng ngài cũng phải làm chứng cho người châu Âu ở Đà-Nẵng nữa dù họ có mặt thường xuyên hay không tại các văn phòng nơi họ làm việc…Cha Charmot luôn muốn giữ mối thâm tình với các gia đình ấy – phần lớn là người Pháp – những gia đình có con cái của họ theo học các lớp giáo lý do ngài phụ trách ở Trường Trung Học Blaise Pascal…Và bởi vì chỉ có một mình ngài là Linh mục người Pháp ở Đà-Nẵng…nên ngài cảm thấy mình có bổn phận phải quan tâm đến cả cái “đội quân” người châu Âu trong thành phố…Ngài thường có mặt trong những buổi liên hoan mừng sinh nhật hay các buổi lễ mừng khác…và vì thế, ai ai cũng muốn được đón tiếp ngài và ngài có thể mang nụ cười của mình đến với tất cả…Những lần gặp gỡ như thế cũng giúp ngài có thể hòa giải đôi ba tình huống trong vấn đề hôn nhân, không phải một cách vội vàng, nhưng là kiên trì giải thích những huấn giáo của Giáo Hội về hôn nhân cho họ…Ngài cũng quan tâm đến các gia đình khó khăn bằng cách hoặc là kiếm tìm cho họ một công việc hoặc thậm chí giúp đỡ cả về mặt tài chính nữa…Và để có thể làm được điều đó, ngài kêu gọi sự hổ trợ của bạn bè bên Pháp hay vay mượn ngay tại chỗ rồi sẽ thanh toán khi có dịp về Pháp để nghỉ ngơi…Ngài cũng rất thích giúp đỡ khách khứa đền thăm viếng ngài – chẳng hạn các nhà báo hay khách du lịch – và hướng dẫn họ thăm viếng những thắng cảnh đẹp của thành phố…với những chia sẻ rất chính xác…Sau khi những người miền Bắc Việt-Nam vào Đà-Nẵng – năm 1975 – ngài cũng vẫn tiếp tục những công việc như thế : giúp đỡ các bà mẹ khi chồng của họ phải đi cải tạo…và giúp đỡ đôi chút vật chất cho các gia đình tùy khả năng cho phép…Không chút ngại ngần và với chiếc xe đạp, ngài chạy khắp thành phố để tìm gặp và giúp đỡ các gia đình…Tóm lại, cha Charmot đã nhiệt tâm nhiệt tình hết khả năng có thể của mình…Ông Giám-Đốc Nhà Máy Điện Đà-Nẵng ngày xưa đã có những lời chia sẻ rất tốt về các hoạt động của cha Charmot: “ Cha Charmot đã nắm giữ một vai trò có thể nói là bất khả thay thế trong suốt thời gian ngài làm Cha Sở ở Đà-Nẵng”…

Khi được tin ngài qua đời, Đức Giám Mục Phó ở Đà-Nẵng đã gửi một bức điện tín phân ưu với cha Bề-Trên Tổng Quyền và gia đình cha Charmot…Nội dung bức điện này cũng là lời tóm kết tất cả của chúng tôi về những gì được biết về cha Charmot:”Chúng tôi vô cùng đau đớn nhận được tin buồn về cha Claude Charmot. Xin Ngài vui lòng chia sẻ với toàn thể Hội Thừa Sai Paris nỗi buồn đau của chúng tôi…Rất nhiều Thánh Lễ được dâng, rất nhiều lời cầu nguyện của cả Giáo-phận dành cho ngài với thật nhiều luyến tiếc về một tâm hồn thừa sai tuyệt vời”…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!