Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP - CHA GASTON DEGAS – 1880 - 1907


 

 

Gaston-Francois DEGAS chào đời ngày 4 tháng 6 năm 1880 tại Orbrie, Giáo Phận Lucon trong một gia đình gương mẫu với những thói quen, những tập tục dành đặc quyền cho người gia trưởng…Mỗi ngày – sáng cũng như chiều – cả nhà sẽ cùng dâng kinh chung…Ông thân sinh của cậu hành nghề thợ mộc và là một con người ưa thich lao động…Ông chỉ có một ước mơ duy nhất là có thể nuôi và dạy hai người con của mình – Gaston cậu cả và cô em gái nhỏ hơn cậu vài ba tuổi…

 

Ông Ferdinand Degas trước đây cũng đã từng nghĩ đến chuyện dâng mình cho Chúa…và vì thế, ông rất vui mừng khi nghe biết ước muốn theo đuổi Ơn Gọi của con mình…Nhưng ông thật sự thấy sốc trước ước muốn đi truyền giáo của con…Bà Degas – vô cùng đạo hạnh -  và rất mực yêu thương các con…Bà quảng đại đón nhận ước muốn của con mình…và dành thời gian để thuyết phục cũng như làm dịu bớt nỗi đau của chồng mình…

Sau khi được rước Chúa lần đầu, cậu Gaston nhập học trường Thánh Giuse ở Fontenay-le-Comte - ngôi trường do cha Gendreau – bào đệ của Đức Cha Gendreau, Giám Mục Tông Tòa Giáo Phận Đàng Tây miến Bắc Việt-Nam – làm hiệu trưởng…Vị hiệu trưởng đáng kính này dành cho cậu học trò của mình một niềm ưu ái đặc biệt và thường xuyên nói với cậu vế người anh trai đi truyền giáo nơi xa xôi của mình để mang lại Ơn Cứu Độ cho những người chưa biết Chúa…Và đấy là ngọn lửa le lói trong trong tâm hồn cậu học trò nhỏ bé về ơn gọi trong tương lai của mình…

Cha Barré – khi ấy là Quản Xứ Orbrie – đã có những bài học nhập môn về tiếng La-tinh cho cậu…và đưa cậu vào Tiểu Chủng Viện Des Sables-d’Olonne tháng 10 năm 1893…

Những bài học của vị thầy đầu tiên đã rất bổ ích, bởi vì Gaston Degas – ngay từ khi vừa nhập học – thì đã cho thấy cậu sẽ thuộc nhóm học sinh nổi trội trong lớp học của mình…Với cái vẻ bên ngoài không mấy lanh lợi, nhưng ẩn chứa một đầu óc thông minh mà - ở thời gian cuối năm học – người ta mới nhận ra những kết quả rất tốt của cậu cùng với những cố gắng miệt mài để rồi cậu được đứng nhất trong những năm tháng cuối đời học sinh tiểu và trung học của mình…Thế nhưng có vẻ như những lời ca tụng hay những tràng pháo tay dành cho cậu  không hề được cậu quan tâm bao nhiêu …Bởi vấn vương trong đầu cậu vẫn là việc phải theo đuổi cho bằng được ơn gọi thừa sai…

Một trong những điểm căn bản của bản chất con người cậu: đó là cậu rất  khó để  tỏ bày những cảm xúc của minh…Cậu luôn muốn tỏ ra là một con người mạnh mẽ và ý muốn ấy của cậu hình như có chút quá đà trong những phương thế được dùng để đạt tới kết quả mong muốn…Tuy nhiên ở nơi cậu vẫn là một tâm hồn tinh tế và nhạy bén…như chia sẻ của một số hiếm hoi những người bạn thâm tình đã từng chung chia cuộc sống với cậu…Cậu vô cùng ưa thích việc tự nguyện đón nhận những khó khăn…Ngay từ thời niên thiếu, trong những dịp hè, cậu đã tự tập cho mình một số những chịu đựng để sau này quen dần với ơn gọi truyền giáo, chẳng hạn như ban đêm nằm ngủ trên một tấm ván, đầu gối trên cuốn tự điển tiếng Hy Lạp…

Với các bạn đồng môn, Gaston luôn là một người bạn tốt, sẵn sàng để giúp đỡ…Cậu luôn luôn vui vẻ…và niềm vui chân thành của cậu luôn được diễn tả qua những mẩu  chuyện dí dỏm nhẹ nhàng…

Sau khi hoàn thành môn tu từ học, Gaston vào Đại Chủng Viện Lucon…mặc dù ước mơ của cậu…vẫn còn muốn đi xa hơn…Ngày 29 tháng 6, Thầy chịu chức cắt tóc…và xin được gia nhập Hội Truyền Giáo… Cũng trong năm ấy, ngày 10 tháng 9, Thầy lên Paris…Những phẩm chất của con người trẻ trung ấy  cho thấy là Thầy hoặc  sẽ vào Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Bièvres hay là Chủng Viện Truyền Giáo ở Rue du Bac…

 

Thầy thụ phong Linh Mục ngày 26 tháng 6 năm 1904 và ngay ngày hôm sau, Thầy nhận bài sai đi miền Tây – Đông Dương…

Trước khi lên tàu, cha Gaston quay về lại quê nhà để chào tạm biệt gia đình, bạn bè và quê hương Vandée của ngài…

Ngày ngài dâng Thánh Lễ Đầu Tay để Tạ Ơn Chúa  ở Orbrie thực sự là một ngày trọng đại của Giáo Xứ…Mọi người đều xuýt xoa đứng trước Vị Linh mục trẻ trung khi ngài chia sẻ với bà con về lý tưởng dấn thân không giới hạn và với tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ nơi ngài…

Giữa khung cảnh thân thương của gia đình, bà con, cha Degas thấy vui và ngài quan tâm để luôn luôn có những cử chỉ thân ái, yêu thương với tất cả…

Một tháng sau – ngày 3 tháng 8 – ngài đến bến cảng Marseille…Và thời tiết xấu bất thường đã cầm chân ngài lại vài ngày tại đó – nghĩa là nỗi niềm hạnh phúc được dấn thân vào công cuộc truyền giáo nơi xa xăm kia cũng chùng lại đôi ba ngày…

Khi nép mình  nhẹ nhảng trôi dọc bờ biển Việt-Nam, con tàu đã bất ngờ đụng vào một mỏm đá ngầm. Hành khách có thể nói là như bất động suốt ba ngày đợi chờ một con tàu khác đển giải cứu và họ có thể tiếp tục cuộc hành trình…Con tàu bị nạn một thời gian sau đã vỡ tan ngay trong vịnh Nha-Trang…và Nha-Trang cũng là nơi vị Thừa Sai trẻ trung của chúng ta an nghỉ, chấm dứt hành trình truyền giáo quá ngắn ngủi của ngài…Phải chăng đấy là một điềm báo từ trời, từ nơi Thiên Chúa ? Cha Degas lúc ấy có chăng một cảm nhận nào đó về những gì sẽ xảy ra sau này ? Thật sự là không thể  nào biết được…Tuy nhiên phải thẳng thắn mà nói rằng sau này sự trùng khớp giữa biến cố và thời gian, không gian của những gì ngài vấp đụng cũng đã âm hưởng khá nhiều đến những gì ngài cảm nhận khi rời Phú-Yên để đi Ninh-Hòa…

Đầu tiên, cha Degas cập bến Đà-Nẵng…và nhận ngay bài sai đến Giáo Xứ Tùng-Sơn…Tại đó ngài dành thời gian để học tiếng Việt…Ngài đã từng viết : “Tôi bắt đầu học tiếng Việt với rất nhiều quyết tâm…Quả thực không hề dễ dàng chút nào ! Và cũng không hề thoải mái chút nào khi lại phải “mài đũng” trên ghế nhà trường như một cậu học trò nhỏ miệt mài đánh vần từ sáng cho đến chiều, đồng thời liên tục được yêu cầu lập đi lập lại cho đúng chính tả !!!”

Thế nhưng rồi ý muốn bền bỉ đã vượt thắng mọi khó khăn…và rất sớm, ngài khởi sự sứ vụ thừa sai của mình…

“Tuy nhiên những chương trình của Quan Phòng Thiên Chúa quả thật không ai có thể dò biết – một người anh em đồng chí hướng của ngài đã viết như thế và đã cho chúng ta những chi tiết về thời gian cuối cuộc đời thừa sai của ngài…

“Ai có thể tin được rằng người anh em trẻ trung của chúng tôi, khi đến Nha-Trang, và chỉ trong vòng sáu tháng thôi đã rời xa chúng tôi vĩnh viễn !!! Anh đến từ địa phương bên cạnh – Phú-Yên – nơi anh đang hoạt động…Tất cả có vẻ như đang hứa hẹn một công cuộc mùa màng bội thu trong sứ vụ anh đang miệt mài…Tại Phú-Yên, anh gần như đã chiếm được lòng của mọi người tín hữu…Với tất cả nhiệt tình, anh chấp nhận tiêu hao bản thân vì lợi ích của bà con tín hữu…Anh đi, miệt mài lên đồi, xuống lũng khắp cái vùng đất đầy hiểm nguy và là những chuyến đi vô cùng khó khăn…Sức khỏe mong manh đến độ chỉ cần bước nhảy của một con thỏ rừng cũng làm anh lo sợ, nhưng tinh thần thì lại là tinh thần thép ! Thế nhưng – tội nghiệp ! – anh quả thực không quan tâm đến sức khỏe của mình bao nhiêu…Trong các vùng miền thuộc khí hậu nhiệt đới ấy…thì một con người thật sự là mạnh mẽ,  nhưng nếu  không quan tâm và quá ỷ lại vào sức mình, anh ta sẽ xuống sức mau hơn cả một con người mảnh khảnh…Nếu như cha Degas – tại Giáo Xứ Hòa-Vang và Hóc-Gáo – đã có được sự trìu mến và lòng thương cảm của bà con tín-hữu thì – với tất cả những gì ngài có được nhờ lòng nhiệt thành và nhân hiền của mình – ngài đồng thời cũng vô tình mang nơi chính mình mầm bệnh khiến ngài gục ngã…

“Trong suốt năm tháng, ngài đã trông coi Giáo Xứ thay cha Jean đi nghỉ bệnh…Cha Bề Trên Tổng Quyền – nghe biết về khả năng của ngài – đã điều ngài về trông coi Giáo Xứ Ninh-Hòa với tư cách Quản Xứ…

“Vừa đặt chân đến nhiệm sở của mình, Cha Degas đã can trường bắt tay vào việc…Những khó khăn muôn trùng, khoảng cách quá xa giữa các cộng đoàn tín hữu, bản chất uể oải của người bản địa trong cái vùng đất này của Việt-Nam…cũng không hề làm ngài nản chí…Trong sáu tháng trời, ngài hết mình với sứ vụ, và ở bối cảnh mới của công tác được trao, ngài đã rất thành công trong công việc khai phá và xây dựng…Nhưng Thiên Chúa lại muốn dùng con người thiện tâm thiện chí này theo ý của Người…Thật ra thì một chút khủng hoảng về sức khỏe trong thời gian ở Phú-Yên đã trở nên trầm trọng hơn với cái khí hậu không mấy trong lành ở Ninh-Hòa…Dù bên ngoài vẫn có vẻ mạnh mẽ và lanh lợi đấy, nhưng thực sự ngài đã yếu đi và đau đớn rất nhiều…Ngài cố gắng che dấu mọi người…Ngài chẳng giữ gìn chi hết  và – dù không thật sự cần thiết – ngài vẫn cứ phơi mình giữa trời ở những ngày thời tiết không thuận lợi…Thế là dưới ánh mặt trời gay gắt, con người của vùng Vandée ấy, cũng như bao người khác, chắc chắn là sẽ ngã gục thôi…

“Vào những ngày đầu tháng bảy, cha Degas có vẻ khá căng thẳng, lo lắng nhiều hơn mọi khi…Ngài thường xuyên ra ngoài để thư giãn đôi chút…Từ ngày 9 đến ngày 15, ngài kết toán chút tài sản ít oi của mình ở vài ba trang của một cuốn tập mới nằm dưới cục giấy thấm trên bàn…Trong những ngày trước cơn nguy kịch cuối, ngài đặc biệt tỏ ra cởi mở lạ lùng và rất tin tưởng đối với người phụ giúp công việc trong nhà, liên tục nói về những chương trình, những dự án khác nhau mình sẽ thực hiện…Người giúp việc rất ngạc nhiên bởi bình thường, ngài khá là khép kín…và  kiệm lời…Cuối cùng thì vào Chúa Nhật – ngày 21, một cơn đau đầu dữ dội và mệt mỏi buộc ngài phải nghỉ ngơi…Đấy là dấu chỉ báo trước một trong những cơn suy sụp do nhiễm túi mật mà ngài đã biết từ trước…Ngày thứ hai và thứ ba, ngài ít đau đớn hơn, nhưng đã thực sự bị quật ngã và gần như không còn có thể nói năng gì được…Vào buổi chiều thứ ba ngày 23, một người Pháp từ Ninh-Hòa đến thăm ngài…và ông ta nhận thấy ngài đã bắt đầu có những lời nói vô nghĩa ở cuối câu truyện trao đổi với nhau…Ông Giám Đốc Thuế Vụ - qua điện tín – đã báo cho ông Laurent về tình trạng nghiêm trọng của ngài…Do bởi có quá nhiều vấn đề phải giải quyết nên vị này - ở khá xa – và vì thế mãi đến đêm thứ tư mới có thể đến được…Ông thầy bệnh nhân ngồi trên một cái ghế dài, lặng lẽ, gần như luôn cố gắng có một nụ cười, bắt tay những người đến thăm, làm như vẫn có thể nhận ra họ, nhưng ngay từ sáng sớm…thì ngài đã sử dụng một thứ ngôn ngữ không ai có  thể hiểu được – có lẽ là những từ địa phương của vùng Vandée…Người ta đặt nhiêu câu hỏi cho ngài hoặc là bằng tiếng Pháp, tiếng La-tinh hay tiếng Việt, nhưng mọi câu trả lời thì đều bằng thứ ngôn ngữ không ai có thể hiểu !!!

“Đêm hôm ấy, anh em từ Ninh-Hòa đến và thay cho anh em kia để chăm sóc ngài…Họ đã rất tế nhị và nhẹ nhàng…Người anh em thừa sai cận thân đến và ngày đêm tận tụy với ngài, nhưng tình hình không khá hơn lên được…Và sáng thứ năm tiếp theo đó, người ta đánh điện mời một bác sĩ từ Nha-Trang đến…Khoảng thời gian ngắn trước khi vị bác sĩ đến, ngài hấp hối…Người ta liên tục lau mát thân thể ngài, tăng thêm những mũi tiêm…với hy vọng có thể hạ bớt nhiệt độ cơ thể của ngài…Thế nhưng ngài vẫn ôm đầu và những tiếng nấc ngày càng tăng thêm…Dù sao thì những cố gắng ấy cũng chỉ có thể kéo dài sự sống của người anh em đồng chí và đồng hương với chúng tôi cho đên 6 giờ rưỡi sáng thứ bảy hôm sau…Và ngài đã an nghỉ trong Thiên Chúa nhân lành…

“Thực sự thì chúng ta phải hy vọng rằng – dù liên tục dùng thứ ngôn ngữ lạ hoắc ấy ở những thời gian cuối đời – nhưng chắc chắn là người anh em của chúng ta – cha Degas – cũng vẫn đầy đủ ý thức khi nhận lãnh các bì tích sau cùng được cử hành cho ngài vào sáng thứ năm… Và dĩ nhiên ngài cũng hiểu được những lới khích lệ tốt lành và đạo đức mà mọi người dành cho ngài để giúp ngài sẵn sàng đứng trước Vị Thẩm Phán Tối cao…Người anh em thừa sai chăm  sóc ngài tin chắc chắn rằng  Đức Maria – Đâng Bảo Trợ Giáo Xứ Ninh-Hòa – đã cố kéo dài sự sống của ngài cho đến thứ bảy – ngày dành để kính Mẹ - mới đưa ngài về với Chúa…Thành Lễ cầu nguyện  cho ngài được cử hành sáng Chúa Nhật sau Thánh lễ dành cho Giáo Xứ…Hầu hết những người Pháp ở đó đều có mặt và đều chia sẻ tình cảm dành cho ngài – cha Degas kính mến …”

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!