Charles, Émile, Joseph Dorgeville sinh ngày 9
tháng 10 năm 1881 ở Tourcoing, Giáo Xứ Các Thiên Thần, Giáo Phận Cambrai, ngày
nay là Lille, miền Bắc nước Pháp…Thân sinh của cậu có một xưởng dệt len nho nhỏ,
nhưng lại là nguồn nuôi dưỡng cả một gia đình đông người…Một trong các bà chị của
cậu là nữ tu trong Cộng Đoàn “Những người hổ trợ cho các linh hồn trong luyện
ngục”… Là học sinh ngoại trú của trường Thánh Tâm Chúa Giê-su ở Tourcoing, Charles
đã hoàn tất cả chương trình tiểu học cũng như trung học của mình …và đã đậu cả
hai bằng Tú Tài I vàTú Tài II…
Ngày 28 tháng 8 năm 1900, cậu nạp đơn xin gia
nhập Chủng Viện Truyền Giáo…và cậu đã vào Chủng Viện ngày 14 tháng 9 năm 1900…Ngày
20 tháng 9 năm 1901, Thầy chịu chức cắt tóc, rồi các chức nhỏ - ngày nay là các
thừa tác vụ - ngày 28 tháng 9 năm 1902,
Phụ Phó tế ngày 27 tháng 9 năm 1903 và Phó tế ngày 26 tháng 6 năm 1904…Cuối
cùng thầy thụ phong Linh Mục ngày 24 tháng 9 năm 1904…và nhận Bài Sai đi truyền
giáo ở Đàng Tây Việt-Nam – Qui Nhơn – nơi mà ngày 9 tháng 11 năm 1904, cha đã cập
bến cùng với cha M. Bonhomme – người anh em đồng hành với cha trong cùng một
vùng truyền giáo…
Để có thể học tiếng Việt, Đức Cha Grangeon gửi
cha đến Gò – Dài, một giáo xứ kỳ cựu cách Qui Nhơn khoảng vài chục cây số…Một
giáo lý viên người Việt và con cái ông giúp cha học tiếng Việt…Cha Panis – vị Linh mục dày dạn kinh nghiệm – lúc ấy đang
trông coi Giáo xứ Gò -Thị, cách đấy khoảng hai cây số…
Năm 1905, Cha Dorgeville được sai đến Đồng Quả
- khoảng vài trăm cây số về phía nam Qui Nhơn -
và trong vị thế Phó xứ của Cha Lalande - để có thể hoàn thiện hơn nữa việc
học tiếng Việt…Năm 1908, ngài trở thành giáo sư Tiểu Chủng Viện Làng-Sông –
cách Qui Nhơn khoảng mười cây số…Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, người ta
đã phải đưa ngài vào Nhà Thương Angier ở Sài-gòn, nơi ngài phải phẫu thuật một
khối viêm ở gan, và ngài được đưa về Pháp để dưỡng bệnh…chờ hồi phục…
Thánh 9 năm 1909, khi quay trở lại Làng Sông,
ngài tiếp tục vai trò giáo sư Chủng viện…Ngài là vị giáo sư tốt lành, có lương
tâm, đúng giờ, nhẹ nhàng, kiên nhẫn, chịu khó nghiên cứu, được các bạn đồng
nghiệp và học trò của mình thương mến. Trong những dịp nghỉ hè, ngài thường đi
thăm hỏi anh em Linh mục quen thân tại các Giáo xứ…Ngài cũng là một “ tay chơi”
kha khá nổi về mặt xe cộ : đầu tiên là một chiếc xe đạp…lúc bấy giờ còn khá là
hiếm, rồi đến một chiếc mô-tô…và sau cùng là một chiếc xe hơi giá rẻ…Ngài rất
thích được mời anh em bạn bè là những người đầu tiên cùng đi với ngài trên cái
xe cà tàng ấy…như một thứ nghi thức để khánh thành…mà ngày nay người ta vẫn nôm
na là “rửa !”…
Thợ máy, thợ điện và rất khéo tay, cha
Dogeville cũng còn là một kiến trúc sư có tay nghề…Đức Cha Grangeon mời ngài
giúp xây một ngôn nhà có tầng để lảm Tiểu Chủng viện…và có thể có chỗ cho khoảng
150 chủng sinh nội trú. Vẫn trung thành với những giờ dạy tiếng La-tinh, ngài đồng
thời ôm đầu lăn lộn với những con tính, những bản vẽ, những phác thảo …Để bảo đảm
độ chắc và bền của phần móng công trình trên cái thứ đất nửa thịt nửa bùn, cả một
rừng tre được đóng xuống…Và trong tròn hai năm – 1925 tới 1927 – hai dãy nhà
khang trang và ngôi Nhà Nguyện được khánh thành…
Khá là mệt mỏi, ngài trả lại công việc dạy học
và nhường cho cha Maheu công việc xây dựng Trại Phung Qui Hòa…để nhận nhiệm vụ
điều hành xưởng in của Hội Truyền Giáo ngay kế bên Tiểu Chủng Viện; và sau đó,
ngài qua Hồng Kông đi nghỉ vài ba tháng…
Năm 1930, Đức Cha Tardieu trao cho ngài nhiệm
xây dựng công trình Đại Chủng Viện mới gần bờ biển thay cho công trình cũ ở Đại-An…Năm
1932, công trình hoàn thành, và cảm thấy mệt mỏi, ngài trở về Pháp nghỉ ngơi mấy
tháng…
Quay trở lại vào năm 1934, ngài tiếp tục nhận
những công trình cần thi công của Hội Truyền Giáo…Trận bão ngày mùng 1 tháng 11
năm 1933 đã để lại khá nhiểu những tổn thất cho các ngôi nhà của Hội. Ngài lo
việc tu sửa lại. Từ năm 1934 – 1935, ngài coi sóc công trình xây dựng Nhà In mới
của Hội và Tòa Giám Mục Qui Nhơn…Năm 1938 – 1939, nhà thầu SIDEC nhận thầu công
trình Nhà Thờ Chính Tòa, nhưng cha Dorgeville là người xem lại các bản vẽ và
giám sát công trình…Rồi ngài phụ trách việc xây cất Nhà Xứ của Giáo Xứ Chính
Tòa, một ngôi trường và một Hang Đá cho các Chị
Dòng Nữ Tử Bác Ái…Và, sau khi hoàn thành công trình Tiểu Chủng Viện
Làng-Sông, ngài tiếp tục công trình Nhà Hưu Dưỡng cho các Linh Mục cao tuổi và
yếu đau…Tại Quảng Ngãi, ngài xây dựng công trình Nhà Thờ, Nhà Xứ của Giáo Xứ…
Năm 1943, những công trình quan trọng của Hội
Truyền Giáo đã hoàn thành, Đức Cha Piquet xin ngài quay trở lại với việc dạy
văn - phạm tiếng La-tinh…và ngài đã về Tiểu Chủng Viện…để tiếp tục công việc giảng
dạy mà ngài đã bỏ qua do phải liên tục dịch chuyển tùy hoàn cảnh bó buộc…Ngày
mùng một tháng 5 năm 1954, những quân nhân người Nhật vây hãm quanh nhà…và đưa
các cha Dorgeville Sĩ, Clause Hồng, và Jeanningros Vị đến Qui Nhơn – nơi các
ngài bị giam giữ cho đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, và sau đấy, các ngài gặp lại
anh em mình tại Tòa Nhà luôn luôn bị canh giữ ở Tòa Giám Mục…Ngày 21 tháng 11
năm 1945, các ngài bị đưa ra Huế - nơi mà cha Dorgeville ở lại đó cho đến tháng
8 năm 1946…
Năm 1946, Đức Cha Piquet đã lập trung tâm của Hội
Truyền Giáo ở Nha-Trang và xây Tiểu Chủng Viện ở Tấn-Tài…Ngài mời cha
Dorgeville về Chủng Viện để dạy tiếng La-tinh…Sự bất ổn ngày càng tăng, Tiểu Chủng
Viện rút về Tòa Nhà ở Tòa Giám Mục Nha Trang. Cha Dorgeville đi theo học trò của
ngài…Tại đấy, vào năm 1954, vẫn còn rất nhiệt thành với công việc , cha
Dorgeville tổ chức mừng Kim Khánh Linh mục của mình…Nhân dịp này, Đức Cha
Piquet đã trân trọng bày tỏ lòng biết ơn về tất cả những gì cha đã thực hiện
cho Hội Truyền Giáo cũng như cho Tiểu Chủng Viện…
Năm 1955, cha về ngôi biệt thự Cuenot – tòa nhà
dành cho các Linh mục thừa sai tĩnh tâm – và giữ chức quản lý cơ sở ấy cho đến
năm 1965…Ngài có dịp gặp lại các cha David, Etcheverry, Jean và Garrigues…Chỉ
còn lại một mình ngài sau khi đã tiễn biệt
bốn người anh em thân thương về với Chúa, ngài bằng lòng nghe theo lời mời của
Đức Cha Piquet để đến an dưỡng tại Tòa Giám Mục…
Tháng 12 năm 1966, ngài bị viêm phổi sung huyết…Ngày
28 tháng 12 năm 1966, cha Kim – đại diện
cho Hội Thừa Sai – đã cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho ngài…Suốt bốn tháng
sau đó, cha Clause và một người giáo lý viên tên là Tơ đã lo việc chăm sóc ngài
ngày cũng như đêm…Ngày 25 tháng 4 năm 1967 – vào lúc ba giờ chiều – ngài trút
hơi thở cuối ngay trên chiếc ghế dài ngài vẫn nằm nghỉ…Khoảng 3 giờ 15 phút thì
người chăm sóc ngài nhận ra rằng ngài vừa trút hơi, nằm bất động trong tư thế
quen thuộc như đang ngủ và với nét mặt thanh thản, nhẹ nhảng…
Ngài được đưa về Bình Cang trong một ngôi Nhà
Nguyện trang trọng…Cha Gautier – Cố Báu – cha Chính – đã chủ trì Thánh lễ An
Táng cho ngài, và cha Nghị - tổng đại diện – đã nhắc lại những nét chính trong
cuộc đời cũng như sự nghiệp của ngài, đồng thời thay mặt Giáo Phận và hàng Linh
mục trong Giáo Phận để tỏ lòng biết ơn ngài…Ngài an nghỉ tại nghĩa trang Bình
Cang, bên cạnh cha Garrigues và cha Jean…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch