Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ LINH MỤC THỪA SAI EUGÈNE DURAND (1864-1932)


 

Cha Durand ( Eugène – Eustache – Louis – Marie ) sinh ngày 20 tháng giêng năm 1864 tại Saint-Gaultier, vùng Bourges, Indre…Thân sinh ngài là nhân viên thu các khoản thuế gián tiếp…Với một gia đình gồm tất cả chín người con, cha Durand nhận lãnh tử gia đình một nền giáo dục rất tốt như là để chuẩn bị cho đời sống tận tụy và dâng hiến mà Chúa muốn nơi ngài sau này…

Ngài nhận từ nơi cha mình một mẫu gương đức tin đơn thành và mạnh mẽ rất đẹp lòng Thiên Chúa, và nơi bà mẹ hiền lành của mình tính nhã nhặn, nhẹ nhàng từ tận trái tim cùng với nét thanh thản rất lôi cuốn đối với ngài…Khi thân sinh của ngài rời Saint-Gaultier để đến Tourcoing, ngài được đưa đến trường ngay trong thành phố này – nơi đã ươm mầm cho rất nhiều những ơn gọi Linh mục và Thừa Sai…Và cũng tại đấy – trong sâu thẳm tâm hồn ngài – đã nảy sinh mầm khát vọng rất rõ, đó là hướng trọn vẹn cuộc đời mình chỉ cho việc phục vụ Thiên Chúa mà thôi…Phải, tại đấy mà ý hướng đầu tiên ấy ngày càng đậm nét, đồng thời trở nên động lực cho sự kiên trì học hành, coi thường những trở ngại…và đấy cũng là những nét căn bản làm nên tâm tính của người anh em cùng chí hướng của chúng tôi…Sau này…có thể nói là ngài không bao giờ nản chí, nản lòng đứng trước những khó khăn, nhưng luôn luôn có thể giải quyết mọi sự trong bình yên và nhẹ nhàng…Chính tại Trung Tâm Thánh Tâm mà triển nở nơi ngài nguồn tình yêu hiếu thảo của người con với Đức Maria Hiền Mẫu – và đấy cũng là nét đặc biệt của đời sống đạo đức của ngài : không biết bao nhiêu là những tràng hạt Mân Côi dàn trải suốt cuộc đời ngài tại Nhà Xứ cũng như trên khắp các nẻo đường sứ vụ mà ngài trải qua…

Tình yêu dành cho Đức Maria ấy là trọn vẹn năng lượng tâm hồn của vị thừa sai truyền giáo trẻ đã giúp ngài đón nhận cách vui vẻ mọi nỗi vất vả và mỏi mệt…Dù dẫy đầy những cú “xốc” thê thảm của một cuộc sống luôn luôn có những đổi thay – có lẽ là khó khăn đối với ngài hơn là với nhiều người khác, bởi ngài luôn phải đương đầu với một tinh thần khá là tinh  tế và một trái tim rất đỗi nhạy cảm – nhưng ngài vẫn luôn tiến tới phía trước…mà không có chút hậu ý nào, không một chút cay chua nào : tiến tới với khuôn mặt rạng ngời và nhẹ nhàng sau khi đã hoàn toàn phó dâng tất cả nơi Đấng mà ngài thân thưa là “Nữ Hoàng của trái tim con”…Được khích lệ và trở nên mạnh mẽ nhờ điểm tựa vững chãi ấy, ngài luôn luôn giữ nơi mình  cho tới hơi thở cuối cùng một tâm hồn con cái nhìn thấy được nơi đôi mắt trong xanh, rực sáng, rất sâu và vô cùng hiền hòa của ngài…

Từ ngôi trường ở Toucoing, chàng trai trẻ Eugène Durand nhập Tiểu Chủng Viện Saint-Gaultier, và rồi cũng từ đấy, cậu đã vào Chủng Viện Thừa Sai đường du Bac ngày mùng 7 tháng 9 năm 1882…Thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 9 năm 1886, sức khỏe của vị tân Linh mục lúc đó có vẻ khá là mong manh nên ngài không thể lên đường đi truyền giáo ngay được…Ngài buộc phải trải qua một cuộc thử thách kéo dài cả năm trời trong vai trò phó xứ ở Giáo xứ Argenton-sur-Creuse…Ở đấy, ngài được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ ngay lập tức…Một bác nông dân lớn tuổi biết rất rõ về ngài, khi được tin ngài qua đời, đã chia sẻ nhiều kỷ niệm, đặc biệt bác nói : “Khi chứng kiến cha phó nhỏ nhoi của chúng tôi rao giảng trong nhà thờ, chúng tôi nghe như tiếng nói âm vang từ Thiên Chúa nhân lành : ngài yêu thương chúng tôi – chắc chắn là như vậy rồi – và điều đó luôn ám ảnh đầu óc ngài…Chỉ trong khoảng một năm thôi, ngài đã tìm được sự bảo trợ cho bà con giáo dân, tổ chức một cuộc thảo luận về Thánh Vinh-sơn đệ Phao-lô…Những phẩm chất tinh thần và tâm hồn tạo nên quanh ngài một bẩu khí dễ thương…có vẻ như có sức lôi cuốn hơn cả cái bản chất tự nhiên của con người ngài…Tuy nhiên vốn là một thừa sai “ngay từ khi còn trong lòng mẹ”…nên có thể nói ngài còn rất nhiều mong ước…Ngay khi có thể, vị Phó xứ Giáo xứ Argenton dễ thương ấy về ngay Chủng Viện Thừa Sai, và, ngày 14 tháng 12 năm 1887, ngài rời Chủng viện để qua Đông Dương…

Thật là lớn niềm hoan lạc của ngài khi được tự hiến cho miền đất đã trừng thấm không biết bao nhiêu là máu và nước mắt của con cái Chúa…và luôn luôn là một địa chỉ mang lại vinh dự lớn lao cho các anh hùng tử đạo trong Giáo Hội, bởi cho đến bây giờ vẫn còn không ít những Vị Thừa Sai và hàng ngàn Ki-tô hữu bị bách hại và phải chấp nhận cái chết chỉ vì là môn đệ của Đức Ki-tô Giê-su…

Cha Durand rất nhiệt tâm với việc học tiếng Việt…Khi đã tương đối đủ để có thể làm việc, Giám Mục của ngài đưa ngài đến với cha Auger ở Nha Trang…Hai con người ấy dường như được sinh ra để mà hiểu và yêu thương nhau…Hai ngài có cùng một một sự tinh tế trong xu hướng, trong tình cảm và trong phong cách sống…Và một sự trùng khớp thật là tuyệt : thân phụ của cha Auger cũng như của cha Durand đều rời bỏ trần thế…để vào tu trong nhà Dòng Khổ Tu…cho đến cuối đời…

Vị thừa sai non trẻ đã lao vào công việc truyền giáo với tất cả nhiệt huyết bất chấp tình trạng sức khỏe mong manh của mình…Rất nhiều phen, ngài buộc phải ngừng công việc tông đồ và lấy lại hơi sức cho những trận chiến đang đợi chờ mình ở phía trước : đầu tiên là ở Bệnh Viện tại Sài-gòn, rồi Đà Nẵng, và Hồng Kông…Khi có dịp trở lại Pháp, người ta bàn lui bàn tới về vấn đề sức khỏe của ngài, nhưng…ngừng chiến đấu ư ? Không bao giờ !...Và thế là ngài lại “trỗi dậy” và – dĩ nhiên là sẽ gục ngã…để mà lại “trỗi dậy” : ở Văn Hòa – Xóm-Nam – Ninh-Hòa – Đại-An...Luôn luôn là ước muốn được dâng hiến cho Thiên Chúa và các linh hồn…Qua chứng cứ của Đức Cha Tardieu,  cha Durand đã có những hoạt động được coi như “lạ thường”…Trong khá nhiều những thôn làng cha sống với bà con, không phải cha chỉ gom góp được đôi ba gié lúa nhỏ nhoi, nhưng là cả một vụ mùa thực sự…Ngài tin rằng đó là nhờ hồng ân của các vị tử đạo vào những năm 1885 mà ngài đã kính cẩn gom góp hài cốt của các ngài để an táng trong một khu hầm mộ được xây cất để tôn kính các ngài…

Bên cạnh công việc tông đồ của mình, ở bất cứ nơi nào có dịp đặt chân tới, cha Durand còn cho thấy ngài là một con người ưa thích kiếm tìm, sưu tập…và ở thời điểm nào cũng là như vậy…Ngay từ khi còn ở Chủng Viện, ngài đã có thói quen ghi lại cách chi tiết tất cả những gì mà ngài nghĩ là có ích cho sứ vụ sau này của mình : lịch sử, địa lý, địa chất, thực vật, ngôn ngữ và nghệ thuật…Tất cả những chủ đề đa dạng ấy đều được ghi chép lại cẩn thận trong những tập ghi chép nho nhỏ luôn luôn trong túi ngài để rồi bất cứ khi nào cần thì có sẵn để dùng…Thỉnh thoảng cũng có tờ báo Pháp nào đó nhận được đôi ba bài viết ngắn ngắn mà anh em thân tình có thể dễ dàng để nhận ra ngay tác giả là ai…Những đợt vận động ngài chủ trương trong tờ “Tương Lai Xứ Bắc Kỳ”…như vẫn còn in dấu trong tâm óc của những người cao tuổi xứ Bắc…Thật vậy, trong một thời gian khá lâu theo dõi các bài viết, người ta chưa nhận ra ngay cái tay viết “Jean Annam” rất bài bản, khá vững tin, và luôn luôn lịch lãm, chừng mực, uyên thâm trong nghệ thuật dẫn dắt bạn đọc để có thể đi đến chiến thắng cuối cùng trong khá nhiều các bài viết ở tờ lá cải ấy là ai…Mãi cho đến khi cha Durand không còn cộng tác với tờ nhật báo ấy nữa mọi người mới biết là ngài đã từng là cộng tác viên của tờ báo …

Tháng năm năm 1933, cha Durand được bổ nhiệm về Nhà Nazareth ở Hồng Kông…Trước khi lên đường, ngài đến Chợ-Mới hai tháng để nghỉ ngơi…và cũng thấy có đôi chút chần chừ…Nhưng cuối cùng, ngài rời bỏ Việt-Nam…với cảm nhận khá rõ rằng ngài sẽ không còn có dịp để trở lại đấy nữa…Quả thật là một sự rời bỏ khá là ray rứt sau chừng ấy năm với công sức và yêu thương…

Tại Pokfulum, toàn tâm toàn ý lo cho công việc của Nhà In nên cái con người dễ thương, hiếu khách và vui vẻ ấy luôn luôn phải hiện diện. Ngài cũng luôn luôn có được những lời lẽ khích lệ dành cho các sáng kiến tông đồ, có lẽ ít có ai có thể dễ dàng để có được những cách thế và  sự diễn tả mang lại nhiều an ủi cho những anh em cùng chí hướng đang ở trong tình trạng bị thử thách và suy sụp như ngài…Bởi đã từng phải chịu đựng những khổ đau nên ngài rất hiểu anh em, và với một sự tinh tế tuyệt vời, ngài luôn có những lời rất phù hợp với hoàn cảnh đau buồn của từng người…

Năm 1952, cha Durand về lại Pháp, mệt mỏi và sức khỏe không tốt…Ngài không hề phàn nàn, quá tế nhị để không làm cho ai phải quan tâm, quá mạnh mẽ để chịu đựng và không làm ai phải lo lắng…

Ngài đã tận dụng tối đa khả năng mình có để coi lại những tập bút ký về các anh em ra đi truyền giáo, thường tổ chức các cuộc thảo luận về Truyền Giáo, đánh gíá về mọi môi trường hoạt động, sẵn sàng hổ trợ cho mọi người…và không hoang phí một giây phút nào…Nghĩa là ngài luôn luôn là một con người nhiệt huyết và tận tâm…Và cứ như vậy cho đến cuối đời mình…Ngài đã hoàn thành những công việc ấy cũng với tâm huyết và nhiệt tình của những tháng năm trẻ trung trước đây: lúc nào cũng là những nét bút như thế trong các ghi chú cần quan tâm và với những kiểu cách diễn tả sắc xảo, lối hành văn phong phú, tính chính xác của nghiên cứu, những trình bày nhẹ nhàng, câu chữ sống động và nhiều hình ảnh, nhiệt huyết trong những ý kiến riêng của mình, nhiều cảm xúc tích cực, và tất cả là để đi đến một kết luận nghiêm túc, không bỏ qua bất cứ một từ nào mà không sàng lọc tử tế đồng thời mang mặc cho nó những sắc mầu mà ngài nghĩ là có thể tạo cho văn bản sự tinh tế cũng như giúp cho người đọc hiểu được tư tưởng của ngài…

Cuộc sống càng về xế chiều thì tâm hồn ngài càng hướng đến Thiên Chúa : ngài liên tục lần hạt Mân Côi – tràng chuỗi ngài nhận được từ mẹ mình…Việc không ngừng sống với Đức Maria qua tràng hạt Mân Côi ấy giúp cho những cơn sốt rét bớt khủng khiếp hơn, cho những đêm không ngủ bớt dằn vặt hơn…và những bậc thang về phòng mình ít năng nề hơn…Một người bạn có lần thấy ngài dừng chân thở giốc ở mỗi bậc thang thì ngỏ ý muốn giúp ngài bước lên, nhưng ngài năn nỉ : “Xin vui lòng để yên để tôi có thể lần cho xong hai chuỗi hạt !” Và bởi vì người anh em có vẻ ngạc nhiên…thì ngài tiếp: “ Và anh thấy rồi đó : chắc chắn là tràng chuỗi này sẽ được tính cho tôi ở trên đó ! Bởi  tôi đã trọn vẹn cả hai !”…

Và trước khi xuôi tay giã từ trần gian này, ngài còn có thêm được một niềm vui nữa, đấy là Huân Chương Bắc Đẩu Bội Tinh dành cho công cuộc phục vụ lâu năm của công dân Pháp trên đất Bắc Kỳ…Ngài Tổng Thống Doumer đã rất tế nhị khi ngỏ ý muốn là người đầu tiên báo cho ngài biết về sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ này của nước Pháp bởi sự phục vụ gương mẫu của công dân mình…Anh em bạn bè đều tỏ ra rất vui với sự ngưỡng mộ của Đất Nước dành cho vị Linh mục rất xứng đáng và cũng rất khiên tốn này…Họ dự định tổ chức một buổi lễ để chúc mừng ngài, thế nhưng họ đã không kịp : giờ của chuyến đi cuối đời đã điểm !!!

Cha Durand rất khó chịu với thời tiết của những tháng ngày mùa Đông – đặc biệt là mùa Đông ở Paris…Anh em cũng đã lưu tâm đến chuyện đó và đề nghị ngài rời Paris để đến một nơi có thời tiềt dễ chịu hơn, nhưng ngài từ chối…Ngài có sai lắm không khi từ chối như vậy? Hoặc là chúng ta có phải ép buộc người anh em của chúng ta chấp nhận một sự dịch chuyển mà anh ta không thể tự quyết định được ? Tất cả chỉ là những câu hỏi vô nghĩa, bởi Thiên Chúa vô cùng yêu thương con cái Người…nên ở những giờ phút quan trọng hơn cả trong cuộc đời họ, Người giúp họ không còn quan tâm gì đến những chuyện vô bổ nữa…Người muốn họ chỉ còn hướng về Người để có được những giây phút tuyệt vời cho chuyến đi cuối đời của mình…

Ngày 16 tháng giêng, trong thời khắc khá là u buồn và mơ mơ màng màng đến một chuyến đi nào đó, ngài thì thào : “Để làm vui lòng…” “Làm vui lòng” - đấy là tất cả chương trình của đời thừa sai của ngài và cũng là sự bất thần của một cơn đau vốn đã bào mòn con người ngài nhiều năm tháng qua. Người bạn thân của ngài – bác sĩ Mafféi – đã làm tất cả những gì có thể để chữa cho ngài, nhưng rồi cũng đành bó tay thở dài…Cha Durand cảm nhận những giây phút cuối cùng của đời mình đã tới…Ngài đón nhận với một tâm thái bình yên và – tuyệt vời hơn cả - là với một nụ cười nhẹ nhàng…Người ta cử hành những bí tích cuối đời và ngài nhận lãnh thật sốt sắng…Còn chút sức lực cuối…và với tâm hồn thanh thản, ngài tận dụng để cầu nguyện…và cầu nguyện không ngừng…Khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng, ngài vẫn đứng để đếm từng lòi kinh kính mừng…cho đến khi – quá mệt – ngài xoải dài trên giường ngủ của mình : tất cả đã hoàn tất  - ngài tắt thở ! Đấy là buổi sáng ngày 23 tháng giêng – Người anh em của chúng ta phó linh hồn trong tay Thiên Chúa nhân từ…Lễ An Táng được cử hành ngày 25 trong Nhà Nguyện Chủng Viện và ngài được an táng trong nghĩa trang Montparnasse trong hầm mộ của Hội Thừa Sai Paris…

Lạy Chúa Giê-su nhân từ - xin đón nhận linh hồn người con thừa sai của Người !

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!