Về
: - Sự tan vỡ trong Giáo Hội
- Đức tin, niềm tin và tôn giáo
- Người tín hữu và người công dân
- Tôn giáo và văn hóa
- Truyền thống và Thầy (Magister)
- Tôn Danh của Thiên Chúa
Tin ở thế kỷ XXI là gì ? Cha thấy như thế nào về hoàn
cảnh của Giáo Hội trong thời đại chúng ta ?
Vấn nạn về niềm tin và việc thi hành đức tin được đặt
ra cho chúng ta ngày nay với những từ ngữ khá là giống nhau trong nhiều tôn
giáo. Một nhà quan sát đã nói rằng lúc này – khi đã mất đi một phần nào đó các
tín đồ trong các xã hội tục hóa – các tôn giáo ngày càng bị đe dọa tan vỡ và rạn
nứt thành các nhóm có khuynh hướng chính thống – mà cốt yếu của đức tin nằm ở
chỗ sống sát với chữ viết trong các văn bản thánh thiêng, trong những điểm nhấn
của giáo lý, các luật lệ luân lý hay những ý nghĩa giáo huấn nơi các nghi thức
cử hành, những truyền thống về lễ phục hay thực phẩm - bên cạnh đó là các nhóm chủ trương về các đặc
sủng – mải mê với những thực hành đạo đức nhiệt tình nhiệt tâm, nghiêng về khía
cạnh cảm xúc, đôi khi có hơi thái quá, với những lời nguyện nhằm xin ơn chữa
lành, với những hình thức đạo đức nóng hổi
và có tính cách tập thể, và một chiến dịch tuyên truyền (mang tính “lôi kéo”)…
Khi đề cập đến các tôn giáo như Đạo Hồi hay Đạo Do
Thái, giới truyền thông phương Tây thường nói đến các trào lưu chính thống, hiếm
khi đề cập đến các phong trào đặc sủng vốn khá là kín đáo; với những người theo
Đạo Hồi, có những người muốn áp đặt các khoản luật trong kinh Coran nơi các quốc
gia mà họ là thành phần đa số, hay trình bày chủ nghĩa đặc thù của tôn giáo
mình một cách hơi có vẻ hung hăng một chút khi họ thuộc lớp người thiểu số, chẳng
hạn như luật buộc nữ giới phải mang
“khăn choàng toàn thân” ; về phần những người theo Do Thái giáo, người ta nói đến những “nghi lễ tôn giáo”…liên quan đến vấn
đề phẩm phục cổ xưa…cùng với việc tuân giữ luật nghỉ ngày sabat cách nghiêm khắc
mang tính phô trương, và đôi khi có thể gọi là “thái quá” khi họ dựa vào một
khoản luật thần quyền nào đó để yêu sách chuyện đất đai…
Còn với người Kitô giáo – Công Giáo hay Tin Lành – thì
ngược lại lại đề cao phong trào đặc sủng – khởi nguồn từ Tin Lành và còn được gọi
là “ ngũ tuần” – bởi họ dựa vào biến cố Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần trong
ngày Lễ Ngũ Tuần – và có vẻ rộn ràng cũng như đa sắc mầu hơn phong trào chính
thống…Tôi muốn nói nhiều hơn về phong trào “Phúc Âm” – vốn là phong trào có thể
nói là đặc thù của anh em Tin Lành và đã hình thành tại Hoa Kỳ, nhưng lại lan rộng
trong các nước thuộc châu Mỹ La tinh – nơi mà phần đại đa số dân chúng là người
Công Giáo…Phong trào này đã lan rộng qua châu Á và châu Phi…và có vẻ như có sự
cạnh tranh giữa họ với các Giáo Hội hình
thảnh lâu đời tại các địa phương này, đồng thời phong trào này đã có một sự đột
phá ngoạn mục tại Pháp ngay trong lãnh thổ của anh em Tin Lành cũng như nơi các
bà con giáo dân Công Giáo không còn đến Nhà Thờ nữa…Trong giới bà con giáo dân
Công Giáo, phong trào đặc sủng – xưa cũ rồi – nhưng vẫn giữ một tỷ lệ khá quan
trọng, tỷ lệ vượt hơn nhiều so với con số
những người lui tới nhà thờ ngày càng giảm sút, nhưng thua xa so với anh em Tin
Lành, bởi vì ngoại trừ một vài cộng đoàn khá đóng kín hoặc có sự phô trương đấy
nhưng chung chung thì họ thuộc các Giáo Hội khá gắn bó với hệ thống cơ chế và
không cho thấy dấu vết nào của một “Giáo Hội” tách biệt , ly khai…
Những người được coi là chính thống trong Công Giáo nhiều hơn là trong Tin Lành bởi vì việc giải
thích Kinh Thánh – với bà con Công Giáo – thuộc thẩm quyền “Thầy Dạy- Magister ”
của Giáo Hội…Tại Mỹ, nhóm chính thống có mặt và đã kịch liệt lên án những khoản
luật mang tính áp đặt ( chẳng hạn luật cho phép phá thai, án tử hình…), hay sự
“tái vũ trang luân lý”, hay cuộc chiến ở
Irak, hay việc dạy về công cuộc tạo dựng như Kinh Thánh kể trong các trường học
(nhằm ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin)…Tại Pháp hay các nước Châu Âu khác,
phong trào chính thống Công giáo nghiêng về khía cạnh truyền thống và gắn bó với
những nghi thức cổ xưa (chẳng hạn việc
dâng thánh lễ theo lễ nghi thời Thánh Piô V) hơn là việc trung thành sát mặt chữ
với Thánh Kinh…như những người theo nhóm ly khai của Đức Cha Lefebre (nhóm
“Huynh đệ Thánh Phêrô”, “Học viện Chúa Chiên lành” hay nơi những cảm tình viên
của họ, những người vẫn thường được gọi là “theo chủ nghĩa truyền thống” hình
thành từng nhóm một chung chung là như vậy đó…
Sự tan vỡ ấy có ý nghĩa gì, và người ta có thể giải
thích nó như thế nào ?
Chung chung thì người ta thấy rằng tính cách không tôn
giáo – vốn là qui luật của phần lớn các chính phủ phương tây – và hiện tượng tục
hóa ngày càng lan rộng – là một cuộc giải phóng xã hội khỏi những bảo hộ của
tôn giáo – gây xáo trộn các lương tâm, giúp cho việc giải phóng các cá nhân được
dễ dàng hơn, cũng như làm yếu đi những cơ chế tôn giáo, tạo nên những phản ứng
đối kháng hay cấp tiến…nhằm gây phân hóa tính duy nhất vẫn được tôn trọng từ
trước cho đến nay. Nhưng đấy là những chuyển động dài hơi, tiến triển dần dần…và
người ta chỉ có thể nhận ra cách khá chậm trễ những kết quả đã được nhắm đến và
chuẩn bị từ rất lâu, và người ta sẽ không thể phân tích cách nghiêm túc được nếu
không đặt để những chuyển động ấy lại trong một một bối cảnh rộng rãi hơn bao gồm
cả lãnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Chẳng hạn như trào lưu chính thống Hồi
giáo không vô sự như chủ nghĩa thực dân châu Âu hay chủ nghĩa đế quốc Mỹ cũng
như trào lưu chính thống Do Thái đối với những
tương quan giữa Do Thái giáo và nên văn hóa châu Âu ở những thế kỷ qua
và trong hoàn cảnh hiện tại của Nhà Nước Do Thái. Công cuộc phát triển về mặt
các ngôn ngữ và lịch sử cũng đã làm thay đổi rất nhiều cái nhìn của các người
tín hữu “ được soi sáng” về những văn bản thánh thiêng – dù họ ở trong bất
cứ tôn giáo nào; và những khoản luật tự do mà công dân của các Chính Phủ “ cấp
tiến” được hưởng không thể không làm thay đổi phong thái của những tín đồ đối với
thẩm quyền tôn giáo của họ.
Về mọi mặt, ngay cả về những hiện tượng có tính cách
đám đông cùng hành động nhưng chống đối lẫn nhau, người ta vẫn có thể nhận ra
được hoa trái của chủ nghĩa cá nhân thừa kế từ một “tính hiện đại” xa xưa, tử một
thời đại mà chủ thể được giải phóng, với tham vọng hoàn toàn ý thức được trách
nhiệm của mình, hoặc là về những chọn lựa cũng như những hành vi của mình – nỗi
khát vọng căng mộng gây đứt quãng những mối liên hệ với truyền thống.
Và để đề cập đến hoàn cảnh lúc này của Đạo Công giáo tại
Pháp, phải thẳng thắn mà nói rằng Công Đồng Vaticanô II đã để lại trong lịch sử
của Giáo Hội một cuộc đổi thay vô cùng lớn – nhưng về khía cạnh nào ? Mới đây,
trong một cuộc tranh luận trên truyền hình, ngược với ý kiến khá phổ biến lúc bấy
giờ, tôi nghe nói rằng mối quan tâm hàng đầu của Công Đồng không phải là chuyện
Giáo Hội có ý muốn hòa giải với thế giới hiện đại - ý muốn được trình bày trong Hiến Chế “
Gaudium et Spes – Vui Mừng và Hy Vọng” nói về “Giáo Hội trong thế giới ở thời đại
hôm nay” – nhưng là những sắc lệnh có liên quan đến phụng vụ, đến giáo huấn của
Kinh Thánh, và nhất là quyền tự do tôn giáo, vấn đề đại kết và những tương quan
với các tôn gíáo khác. Thế nhưng có thể tách biệt tầm nhìn của Giáo Hội đối với
thế giới ra khỏi cái phong cách tôn giáo và những mối tương quan của xã hội với
những biểu lộ niềm tin hay các tôn giáo khác được không ? Chắc chắn rằng việc
xác nhận quyền tự do tôn giáo đã từng là một trong những điểm được tranh luận
nhiều nhất trong Công Đồng, thế nhưng đấy cũng là một phần trong những quyền tự
do khác được thế giới yêu sách ngay từ thế kỷ XVII. Và cũng rất là thật chuyện
về ý muốn đối thoại với các tôn giáo khác đã tạo nên một khúc quanh trong lịch
sử Giáo Hội, nhưng lại tùy thuộc vào nguyên lý về tự do tôn giáo. Còn về vấn đề
xích lại gần nhau giữa các niềm tin Kitô giáo khác nhau ( điều mà người ta thường
gọi là đại kết)…thì được khởi đầu khá rộng rãi trước Công Đồng, và với một bản
chất hoàn toàn khác với vấn đề đối thoại với các tôn gíáo khác, bới nó nhắm đến
việc tái thiết lập một sự duy nhất đã mất mà chỉ cộng đoàn cùng tuyên xưng một
đức tin về những điểm mấu chốt mới có thể nghĩ tới.
Còn về các sắc lệnh của Công Đồng đã có thể thay đổi
phong cách tôn giáo của các tín hữu, đương nhiên là các sắc lệnh ấy là do ý thức
của các phẩm trật trong Giáo Hội về sự tiến triển trong tâm tính của các tín hữu,
sự tiến triển đương nhiên là cũng rất vững vàng như vẫn thường xảy ra trước
đây, với những mức độ khác nhau, nhất là từ thời hai thế chiến vùa qua, trong
nước Pháp nói chung nếu không bảo là toàn bộ châu Âu. Một số khá đông bà con
tín hữu giáo dân, trí thức hơn xưa rất nhiều, khá là thông hiểu những vấn đề về
giáo lý và tôn giáo, có thóí quen đọc Tin Mừng, thường xuyên tham gia các công
việc tông đồ ( trong phong trào “Action Catholique” chẳng hạn), ước mong có được
những cử hành phụng vụ ít khuôn khổ hơn, dễ hiểu hơn, gần gũi với đời sống của
mọi người hơn, họ tha thiết có được những
tương quan ít khoảng cách hơn và ít mang tính phẩm trật hơn với hàng giáo sĩ,
và có thể góp phần một cách nào đó vào
những trách vụ khi họ được được mời gọi cộng tác với các linh mục trong một mức
độ nào đấy mà các qui định giáo luật có thể cho phép, và rất nhiều linh mục cũng chia sẻ những ước mong ấy
của họ, thậm chí còn khích lệ họ nữa. Những đổi thay được
Công Đồng chấp thuận trong
việc cử hành Thánh Lễ, trong các qui luật cử hành các bí tích hay việc bà con
giáo dân chia sẻ trách nhiệm trong đời sống giáo xứ nhằm đáp ứng những ước mong
ấy và chứng minh cho ý muốn nghiêm túc của Giáo Hội muốn có những canh tân
trong những phong cách suy tưởng và sống một cách thực sự mới mẻ...với ước mong
anh chị em tín hữu chia sẻ với phần đại đa số bà con mình...để tất cả có thể
hòa hợp được với nhau trong đức tin và những gì thuộc truyền thống.
Dĩ
nhiên sẽ là chuyện ngây thơ khi cho rằng tất cảc tín hữu đều mong ước có được
những đổi thay ấy và đều
càm thấy hài lòng khi những đổi thay ấy được quyết định. Rất có thể có khá nhiều người cảm thấy bằng lòng với
nhửng cải cách hòa hợp với tinh thần của thời đại, nhưng họ vẫn giữ lập trường
cho rằng Giáo Hội ở trong một lãnh vực riêng rẽ, không liên hệ gì đến chuyện thời
đại này kia, và vì thế vẫn phải lo đến chuyện phù hợp với các nghi thức vốn phải
được cử hành đúng với qui luật mà không cần phải nghĩ đến chuyện có hiểu được
hay không; những người này chẳng tha thiết gì đến chuyện thay đổi, và khi có những
đổi thay, họ cảm thấy thói quen của mình bị xáo trộn chứ không nghĩ đến chuyện
hài lòng hay không. Cũng có những người đối kháng với chuyện “hợp thời đại” vì
những nguyên cớ không hẳn là thuần túy tôn giáo nhưng là những nguyên cớ hoàn
toàn có tích cách văn hóa, hay những khuynh hướng chính trị, hoặc là những tập
tục gia đình…Và vì vậy họ hoàn toàn hài lòng với phong cách cũ xưa của Giáo Hội
– một Giáo Hội liên tục đưa ra những hình thức “rút phép thông công” đối với những
“ý tưởng mới mẻ” trong suốt hai thế kỷ vừa qua…Đồng thời họ cảm thấy như bị phản
bội khi Giáo Hội tìm cách để hòa hợp với thế giới hiện đại và thể hiện việc
“khai mở” công trình hiện đại hóa – aggiornamento - Giáo Hội – aggiornamento – hiện đại hóa – là
từ có được từ Công Đồng Vaticanô II…
Nhóm chống đối lại chính là thành phần thiểu số của
gia đình tín hữu…Họ nhận ra mình ở trong số những người mà các sắc lệnh Công Đồng
gọi là “nhóm thiểu số” (hình thành qua các hành động chống lại những cải cách
được ủng hộ), và sau này họ quy tụ lại bên Đức Cha Lefebre khi ngài quyết định
ly khai khỏi Giáo Hội. Một số bà con giáo dân Công giáo khác cũng cùng một
khuynh hướng như thế, hay là những người dị ứng với các “đổi mới” ấy của Giáo Hội,
nhưng không dám có một quyết định ly khai, thì đã tụ họp nhau lại hay có ý định
muốn tụ họp nhau lại thành những nhóm theo chủ trương truyền thống, nhưng lúc nảy
thì nhiều người trong số các nhóm ấy đã quay trở lại với thẩm quyền Giáo Hội, bởi
Giáo Hội cũng nhẹ nhàng hơn với những cử hành phụng vụ xưa cũ…(còn tiếp)
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch