Thôi, chúng ta ngừng nói về những bất
hòa tôn giáo để tập trung vào vấn đề cốt lõi : đối với cha, ngày nay – tin là
gì trong cái xã hội chúng ta đang sống này? Đức tin là gì? Có phải đấy là một
nơi ẩn nấp, hay một khoảng không gian của tự do không? Hoặc chỉ là một quan điểm,
hay là một ân sủng ở bên ngoài mọi lý luận?
Trong Tin Mừng, đức tin được định
nghĩa như là một hành vi và một đời sống “ liên tục có những đổi thay” : nghĩa
là luôn luôn có sự sẵn sàng đón nhận tin mừng Nước Thiên Chúa sẽ đến, sự sẵn
sàng dấn thân theo Đức Giêsu, sẵn sàng vâng phục với thái độ của con cái đối với
“Cha chúng ta – Đấng chủ tể trời đất”. Đức tin là “ân sủng”, là lời mời gọi của
Thiên Chúa, là ánh sáng và sự thúc đẩy nhận được từ Thiên Chúa, thế nhưng Đức
Tin hoàn toàn không phải là chuyện vô lý, bởi lời mời gọi của Người được ngỏ
bày với đầu óc, trí khôn và ý muốn của chúng ta, và chính chúng ta là đối tượng
phải tự mình nhận định đề rồi đón nhận hay chối từ lời mời gọi ấy. Và vì thế, Đức
Tin không phải chỉ đơn thuần là một quan điểm, nhưng nó buộc phải có một sự chắc
chắn đã được suy nghĩ đắn đo thực sự, đồng thời nó là sự dấn thân hoàn toàn tự
do cũng như có cân nhắc cho một phong cách sống nào đó. Nó không phải là nơi ẩn
trú cho những đau khổ của hiện hữu này, bởi Đức Tin buộc chúng ta phải đương đầu
với không ít những khó khăn, phải có những chọn lựa đau đớn, phải thường xuyên
đi ngược lại với những khuynh hướng của bản thân, của những ước muốn, những lợi
ích, và những kiểu cách sống hằng ngày…Đức Tin là một lời mời gọi sống trong tự
do, lời mời gọi đương đầu với quan điểm của quần chúng, đương đầu với những
phong tục, những thói quen của xã hội và của thời đại người ta sống, thường thì
là những truyền thống gia tộc, gia đình cũng như sự phù hợp với môi trường sống
hằng ngày quanh ta…
Một triết gia đồng thời cũng là một
tay viết thời luận về các vấn đề chính trị vẫn thường hay trích dẫn lời của Đức
Thánh Cha Bênêdictô XVI khi Ngài được tiếp đón ở Paris tại quảng trường
Bernadins và Ngài đã nói : sự cao cả của lịch sử châu Âu đặt nền tảng trên việc
kiếm tìm Thiên Chúa, phải không ? Và chính Ngài – Đức Giáo Hoàng – đã vặn lại rằng
: Không, Châu Âu đã nhiệt tâm nhiệt tình với việc kiếm tìm tự do, và hai chuyện
kiếm tìm ấy hoàn toàn khác nhau – đương nhiên rồi, nhưng đấy lại không phải là
hai thái độ trái nghịch nhau : bởi “ chính vì sự tự do mà Đức Kitô đã giải
thoát anh em”, thánh Phaolô đã tuyên bố như thế trong thư gửi tín hữu Ga-lát.
Người tín hữu chân chính - trong cuộc kiếm tìm Thiên Chúa – sẽ khám phá ra
không gian mênh mông của tự do cũng như đòi hỏi thực sự của tự do : thứ tự do
giải thoát chủ thể khỏi tình trạng nô lệ cái “tôi” vị kỷ…
Thế nhưng tôi muốn nhắm đến việc có
thể hiểu được Đức Tin như Tin Mừng trình bày cho chúng ta…Và như vậy thì tôi buộc
phải dùng một thứ ngôn ngữ khác…nếu lúc này tôi
muốn thấy Đức Tin trong trạng thái như Đức Tin vẫn thường được “ chuyển
tải” , đón nhận, và sống hằng ngày trong cuộc sống của mình…Bởi vì bản thân mỗi
chúng ta thường thì đã trở thành tín hữu ngay từ khi mới sinh ra với một nghi
thức mà chính bản thân mình không yêu cầu – nghĩa là người ta nhận lãnh đức tin
theo truyền thống của gia đình, người ta “học” điều đó trong giáo lý mà không
suy nghĩ gì, người ta đi theo một qui trình từng cấp một trong việc học và nhận
các bí tích một cách hầu như là vô tâm vô trí; để rồi cuối cùng – hoặc vào một
lúc nào đó – người ta chợt nhận ra rằng người ta cảm thấy hứng khởi với đức tin
mình có và từ đấy, người ta khởi sự một cuộc kiếm tìm Thiên Chúa – một cuộc kiếm
tìm thực sự là một quá trình của tự do; hoặc là người ta chỉ lo giữ những điều
phải tin và những thực hành vốn đã được in sâu nơi chúng ta… với nhiều hay ít
niềm tin và sự chuyên cần…mà không nghĩ ngợi gì nhiều cũng như chẳng cần đặt vấn đề gì hết; và vì thế người ta sẻ không bao giờ khám phá ra rằng cuộc sống kiếm tìm Thiên Chúa thực sự là một
không gian của tự do; hoặc đến một ngày nào đó, khi đã trưởng thành, nghĩa là đạt tới tuổi thoát
khỏi mái nhà cha mẹ, người tarơi vào tình trạng bị “mất” đức tin…mà không cảm nhận được bất cứ
điều gì ngoài cái hành vi tự do đầu tiên là thấy mình được “cởi bỏ”, bởi thực sự
đức tin mà anh ta vẫn sống trừ trước cho đến bây giờ… chưa bao giờ thực sự là đức tin của anh ta !
Đấy chung chung là những gì vẫn thường xảy ra ở thời đại chúng ta…hôm nay…
Rõ ràng là ở vào buổi đầu của thế kỷ
này, những vấn đề bắt đầu có những thay đổi nhẹ nhàng hơn một chút : áp lực gia
đình không còn đè nặng như trước đây nữa, môi trường chung quanh cũng không còn
những ảnh hưởng lớn nữa, một chút gì đó có tính cách “tinh thần tự do” xâm nhập vào Đạo Công giáo, việc giảng dạy
giáo lý bắt đầu mở ra những con đường mới để tiếp cận đức tin – và tình trạng mới
mẻ này cũng có thể giúp bà con học đạo có thể “khám phá “ ra cái Đạo mình đang
tìm hiểu và sống con đường chọn lựa của mình cách tự do hơn…
Thế nhưng không hẳn là các thẩm quyền
chuyên lo vấn đề giáo lý cũng như mục vụ sẽ để cho sự thay đổi này có thể đi xa
lắm đâu – nghĩa là họ sẽ không để cho sự việc tiến xa đến độ đức tin trở thành
đối tượng của một sự đón nhận có suy nghĩ, một đón nhận mang lại niềm vui và sự
tự nguyện đặt để niềm tin vào sự thật của Thiên Chúa. Và vì thế sự thật này thường
thường hay bị đồng hóa với một danh mục những sự thật được coi như những mạc khải
từ Thiên Chúa và được xác định bới thẩm quyền giảng dạy của Giáo Hội là Thầy;
“giá trị” của đức tin chính là việc vâng phục Lời của Thiên Chúa được xác định
bởi vị đại diện của Người trên trần gian này, và bởi vì người tín hữu không có
thể tự mình xác minh được nguồn gốc của những sự thật ấy – vả lại họ cũng không
được mời gọi để làm điều đó , cho nên, với họ, đức tin cuối cùng chỉ là sự vâng
phục thẩm quyến Giáo Hoàng Roma thế thôi; và vì vậy rất ư là khó để có một trải
nghiệm về tự do.
Đồng thời cũng rất ư là khó để chỉ
cho thấy động từ “tin” muốn nói đến điều gì đối với phần lớn bà con người Công
giáo. Họ có thật sự biết rằng đức tin là mối tương quan cốt yếu giữa cá vị với
cá vị - nghĩa là một niềm tín thác đặt để nơi lòng nhân từ của Thiên
Chúa, chứ không phải là sự qui phục đầy hãi sợ đứng trước một danh mục những định
nghĩa và chỉ thị không ? Tất cả họ có hiểu được rằng điểm đặc biệt của đức tin
Kitô giáo là tin vào một Vị Thiên Chúa được mạc khải nơi một con người và điều
đó cho thấy một sự khác biệt tận căn giữa Kitô giáo với các tôn giáo độc thần
khác hay không ? Tất cả họ có hiểu được rằng toàn bộ đức tin nằm ở chỗ đức tin
là nơi cư ngụ của Thánh Thần của Thiên Chúa và của Đức Kitô trong chính sâu thẳm
con người của người tin, và làm cho con người ấy được tham dự vào đời sống của
Thiên Chúa trong sự hiệp nhất trọn vẹn với anh chị em mình hay không ? Và đấy mới chính là đời sống đức tin thực sự của
người tín hữu Công giáo – đời sống “tin” của họ, một đời sống cho thấy chỉ có
tin khi “sống”, nghĩa là sống trong một nỗi niềm khát vọng được hiểu và trong
niềm hoan lạc của một sự tự do tròn đầy mà chính Thiên Chúa mời gọi người tín hữu
sống…
Thật ra thì khá đông bà con giáo dân
ngày nay của chúng ta…vô cùng tội nghiệp…khi họ không mảy may lo lắng gì đến những
vấn đề nền tảng, nên vẫn cứ để cho mình bị dẫn dụ thế này thế khác đứng trước
khoảng không gian tự do mênh mang dành cho họ ngay trong lòng đức tin của mình.
Nếu họ sống đức tin của mình một cách chín chắn và thông minh khi có một chọn lựa
thực sự giữa một khối những sự thật, những giáo huấn và những nghi thức phải
tin và phải thực hành…thì việc thể hiện cách tự do đức tin của mình sẽ là dấu
chứng cho thấy một kết quả khả quan trong việc thực hiện những điều phải tin –
đấy cũng là dấu hiệu minh chứng cho sự khởi đầu của một đức tin cá biệt và sống
động.
Nghĩa là nếu con hiểu đúng ý cha…thì
sẽ không có thể có đức tin hoàn toàn độc lập với với việc ghi tên của mình vào
một truyền thống nào đấy, phải không ?
Đức tin tự xác định mình cách mạnh mẽ
trong tương quan với một truyền thống. Bạn bảo rằng bạn là người trong Kitô
giáo, hay Hồi giáo, Tin lành và không phải là Công giáo : tức là bạn dựa vào một
truyền thống nào đó mà bạn đã ghi danh
vào đấy. Điều đó không có ý nói là – với bạn – cái truyền thống ấy là một tín
điều có tính chất mệnh lệnh trong tính tổng thể của nó. Vào lúc này người ta thấy
- ở một điểm nào đó và trong một ý nghĩa nào đó - có những anh chị em Tin Lành đã có một sự
thay đổi ý kiến khá là mạnh mẽ để có thể
nói là như đã có một sự quay trở lại nào đó với giáo lý Công giáo – chẳng hạn
như về vấn đề Đức Maria Đồng Trinh mà họ đã phủ nhận vào thời điểm xảy ra cuộc
Canh Tân. Về phía ngược lại cũng có những bà con giáo dân Công giáo sẽ nhận ra
rằng cũng có thể chấp nhận được những tiêu đề trong Tin Lành…mà trước đây đã từng
bị Roma lên án trong một ý nghĩa khác mà những tiêu đề ấy hoàn toàn không có ý
nhắm tới…
Thế nhưng tôi đang chia sẻ với các bạn
về truyền thống Công giáo, trong ý nghĩa là một sự nối tiếp có tính lịch sử, và
về sự phụ thuộc vào một lịch sử chung…chứ không phải là những truyền thống tôn
giáo cá biệt. Truyền thống – theo nghĩa thực sự của hạn từ - thì không phải là
sự tích tụ của các giáo thuyết phát sinh qua thời gian, và khá nhiều giáo thuyết
– với những trình bày của nó - đã trở thành khó hiểu đối với đầu óc của chúng
ta. Do đấy đức tin phải liên tục có sự tham khảo về cội nguồn lịch sử của mình,
về dữ kiện và giáo huấn cũa Đức Kitô và các Tông Đồ. Đấy là điều làm cho bạn trở
thành Kitô hữu…chứ không phải là Do thái hay Hồi giáo và đấy cũng là điểm chung của tất cả những ai tuyên xưng
mình là Kitô hữu, điểm nối kết họ lại với nhau trong cùng một gia đình những
người tin, điểm cho thấy rõ cái nét “Công giáo” theo nghĩa đầu tiên của tính
“phổ thông”…
Hiểu như vậy thì truyền thống sẽ
không phải là chuyện của một bản tóm lược thần học; và sự trung thành với truyền
thống là thói quen của một cái nhìn nào đó quay trở về với Cội Nguồn, không phải
là để chất đống lại cách tằn tiện những gì đã được công bố và thực hiện qua các
thế kỷ đã qua, để rồi gom góp lại những lời đã rơi tử cửa miệng của những nhân
vật nổi danh, nhưng là đón nhận Hơi Thở
vốn đã “phà” ra qua thời gian, linh hứng ở khắp nơi, không phải với cùng những
câu, những lời như nhau, nhưng là với cùng một hành động của đức tin, đưa chúng
ta đến với Lời duy nhất của đời sống vĩnh cửu, và Lời ấy trở lại với chúng ta
hôm nay để đưa chúng ta đến thời điểm thủa đầu tiên để có thể công bố Tin Mừng
qua các ngôn ngữ cũng như trong các nền văn hóa mới mẻ và xa lạ. Truyền thống
thật sự là truyền thống sẽ là một điều gì đó sống động, không phải là một sự nhắc
lại, nhưng là một sự mới mẻ không ngừng trong quá trình theo đuổi Chân Lý toàn
vẹn mà Thánh Thần luôn luôn hướng dẫn những người tin đạt tới, đồng thời cũng
là điều Đức Giêsu đã từng hứa với các môn đệ của Người…
Vậy thì được rồi : đức tin khắc sâu
trong một truyền thống lịch sử. Thế nhưng không phải đầu tiên đức tin ấy được
thể hiện ngay trong lòng một cộng đoàn đó sao ? – một cộng đoàn mà con chắc chắn
không thể nào lầm lẫn với một thể chế được…
Tôi không chối cãi điều đó. Tuy nhiên
nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy hiện nay trong khối những con người tự cho rằng mình
là Kitô hữu, Công giáo hay Tin lành, rất
rất nhiều người không còn lai vãng đến các cộng đoàn Kitô giáo nữa. Chẳng hạn
như chỉ trong giới bà con Công giáo
thôi, rất nhiều bạn trẻ không đi dâng Thánh lễ nữa nhưng vẫn xưng mình là Kitô
hữu; nhiều bạn khác, những bạn tự xưng mình là những người không hành đạo,
nhưng vẫn muốn được kết hôn ở nhà thờ, rửa tội cho con cái mình trong Đạo, hay
xin được chôn cất trong nghĩa trang Giáo xứ. Và bạn thấy những sự việc như thế
chứng tỏ vẫn có một mối tương quan nào đấy với truyền thống xã hội, gia đình,
văn hóa…đã tách biệt hẳn với truyền thống lớn của đức tin như tôi vừa trình
bày, nhưng vẫn không cắt đứt hẳn mối liên hệ với đức tin ấy…đến độ có thể nói
là đức tin vẫn ngấm ngầm nuôi dưỡng những con người ấy, và họ vẫn là tín hữu ở
một mức độ sâu xa hay ẩn kín bao nhiêu
trong lương tâm họ thì không ai biết, kể cả họ cũng vậy, họ cũng không biết
chính mình…Cho nên chúng ta cũng đừng gạt bỏ đức tin của bà con Kitô hữu sống
ngoài các cộng đoàn những người tin.
Tôi hoàn toàn đồng ý với việc ủng hộ
chuyện đời sống đức tin cũng như việc thể hiện đức tin sâu xa của mình đòi buộc
phải có một sự chia sẻ mang tính cộng đoàn, lý do là vì đời sống đức tin không
chỉ là việc có những hành vi tin có tính cách chủ thể mà còn là vì đời sống ấy
còn có một dạng thức hoàn toàn xã hội như Thánh Phaolô vẫn thường xuyên nhắc đi
nhắc lại cách quả quyết rằng tất cả những người tin nối kết lại với nhau thành
một “thân thể”, vốn là “thân thể của Dức Kitô”, bởi vì Chúa Thánh Thần trải rộng
trong “thân xác” ấy cùng một sự sống của Đức Kitô làm cho tất cả trở thành “chi
thể của lẫn nhau”. Và sự nối kết chi thể mang tính cộng đoàn ấy không thể thu gọn
lại ở chuyện thỉnh thoảng qui tụ lại với nhau để cử hành vài ba nghi thức mà
thôi; nhưng luôn luôn – theo thánh Phaolô – nó kêu gọi sống tình huynh đệ dài
lâu và liên tục trong nỗ lực để giúp đỡ lẫn nhau, sống với nhau trong tình gia
đình, nối kết với nhau thành “gia đình của Thiên Chúa” như thánh nhân dạy ! Và
vấn đề còn lại là phải coi xem cụ thể là ở đâu và làm thế nào để người ta có thể
và phải sống cái đời sống gia đình như vậy.
Và ở đây, chúng ta không thể dễ dàng
để tách rời “cộng đoàn” ra khỏi “cơ chế” đâu. Bởi vì toàn thể Giáo Hội Công Giáo vẫn tự định nghĩa
mình là thân thể Chúa Kitô cả trong toàn bộ cơ chế của mình cũng như trong sự
duy nhất về phẩm trật đến độ gắn liền sự
phụ thuộc vào thân thể Đức Kitô như sự sống còn của hệ thống phẩm trật trong cộng
đoàn. Và đấy là căn cốt của sự khác biệt quan trọng nhất giữa Giáo Hội Công
giáo và các cộng đoàn Kitô giáo khác – tuy nhiên đây không phải là những điều
chúng ta muốn trao đổi với nhau vào lúc này. Vì sự tự định nghĩa mình là thân
thể Đức Kitô như vậy nên cộng đoàn đức tin mà các bạn nhắm đến phải được thể hiện
trong giáo xứ và trong việc tham gia cách tích cực vào đời sống giáo xứ. Chính
vì vậy mà ngày nay các Giám mục và Linh mục hay nói đến những “cộng đoàn giáo xứ
”.
Từ thời của Công Đồng và trong sự
thúc đẩy của Công Đồng, các giáo xứ đã lấy lại cho mình một khuôn mặt hiển
nhiên là có tính “cộng đồng” , và điều ấy đã đóng góp không ít cho việc gắn kết
những tín hữu lại với nhau và nuôi dưỡng tinh thần sống của họ.
Và vì thế niềm hy vọng vẫn còn đó, cả
nơi bà con tín hữu Công giáo đã lặng lẽ rời đi, cũng như nơi những người còn ở lại và tiếp tục phục vụ
bao lâu người ta còn có thể đón nhận họ - nghĩa là những khát vọng cộng đồng vẫn
chưa biến mất, và nhiểu người trong số họ vẫn tha thiết chuyện gặp gỡ nhau để cùng nhau trao đổi , cùng nhau chia sẻ những
vấn đề của giáo xứ hay Giáo Hội, chấp nhận đôi ba nhiệm vụ nào đó nhằm giúp đỡ cộng đồng bà con, cùng chia
sẻ Tin Mừng, cùng cầu nguyện, và chuẩn bị việc
cử hành các nghi thức hoặc tổ chức các buổi lễ…Dĩ nhiên là trong những lần hội họp hoàn toàn mang tính tự
phát ấy, không một ai nói đến chủ trương
rời bỏ Giáo Hội cả. Bản thân tôi, tôi thấy ở đấy một mối hy vọng vốn cũng
là lời hứa hẹn cho một cuộc đổi mới Giáo Hội; dưới những hình thức vẫn còn chưa
rõ ràng lắm nhưng chắc chắn là sẽ đến ngày mà Giáo Hội lấy lại ý thức thật mãnh
liệt rằng mình là “thân xác” của Đức Kitô…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch