Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”

 

Trong chiều Văn Học Nghệ thuật hôm nay, 18/09/2016, tại quận 13 thành phố Paris, Ban tổ chức trao cho tôi hai công việc :

  • Giới thiệu Gs Trần Văn Cảnh, chủ biên sách “Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris 1995-2015” ra mắt hôm nay và

  • Phỏng vấn Gs Cảnh về việc chuẩn bị, thực hiện và về nội dung cuốn sách này.


 

I- GIỚI THIỆU GS TRẦN VĂN CẢNH

Giáo sư Trần-Văn-Cảnh, Tiến Sĩ Khoa học Giáo dục Đại Học Lyon, Giáo sư và Giám Đốc nghiên cứu trường Kỹ Sư ECOTEC, là chủ biên cuốn sách “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HOÁ VIỆT NAM PARIS, 1995-2015” được ra mắt hôm nay.
 

Sự nghiệp giáo dục

 

Năm 1967, tốt nghiệp triết lý Giáo Hoàng học viện Đà Lạt, anh được mời dậy Triết ở trường Trung Học Bình Tuy, rồi Việt Văn  trong một số trường trung học ở Đà Lạt.

 

Năm 1972, sau khi đậu thủ khoa sư phạm, anh được bổ nhiệm làm giáo sư Triết Lý Giáo Dục và Động Lực Đoàn Thể, kiêm phụ tá Khoa Trưởng đặc trách học vụ tại Đại Học Sư Phạm Đàlat (1972-1973). Một năm sau, anh  được Viện Đại Học Đà Lạt cử sang Pháp tu nghiệp.  

 

Tại Pháp, năm 1976  anh tốt nghiệp Cao Học Triết tại Đại học Sorbonne Paris I, và Thạc sĩ khoa học và kỹ thuật quản lý thư liệu ở trường Consevatoire National des Arts et Métiers Paris.

 

Cùng năm ấy, anh được mời giảng dậy tại trường cao đẳng chuyên nghiệp canh nông thực phẩm ANFOPAR trong tỉnh OISE, 60 cây số phiá bắc PARIS về các môn : Phương pháp luận, Kinh tế, Tổ chức Hành chánh, Lịch sử Văn chương và phương pháp viết tiểu luận ra trường, đồng thời làm giám đốc học vụ. Năm 1981 anh trình luận án Tiến Sĩ Giáo Dục – “Nghiên cứu sư phạm, từ Alfred BINET’ đến ngày nay, và những khó khăn của nó” 1981; Đại Học Lyon, 415 tr. A 4. và vẫn tiếp tục dậy tại trường ANFOPAR.

 

Năm 1996, anh xin theo học một khóa đào tạo liên tục về quản lý chất lượng tại trường Kỹ sư cơ khí ISMCM ở Saint-Ouen. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý chất lượng anh đổi trường. Ở đây, anh vừa làm giáo sư, dạy kinh tế, quản lý chất lượng, quản lý tri thức, quản lý nhân viên, và phương pháp viết tiểu luận, vừa làm giám đốc học vụ, rồi giám đốc nghiên cứu. Đó là Trường Kỹ sư và Thạc sĩ Xây dựng ECOTEC Paris. Đồng thời, anh làm tư vấn chất lượng cho 12 trường chuyên nghiệp (CFA) vùng Paris.


 

Sinh hoạt phục vụ cộng đồng

 

Từ thời còn thanh niên và ngay cả bây giờ, lúc đã về hưu trí, ngoài giờ học, giờ làm,  cuộc sống của anh Trần Văn Cảnh là một chuổi dấn thân không mệt mõi cho các sinh hoạt phục vụ cộng đồng, đặc biệt cho giới trẻ. Anh đã lập và điều hành tráng đoàn Mây Tào ở Bình Tuy năm 1967, tráng đoàn Trường Sơn năm 1968 trong đạo Lâm Viên, Đà Lạt, bầy sói Phù Đổng ở Paris năm 1976.

 

Và như chúng ta chứng kiến hôm nay, anh luôn có mặt trong các sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Paris này. Tháng 05. 2014, anh được Thi Sĩ Đỗ Bình mời tham dự Câu Lạc Bộ Văn Hóa tích cực hơn, được đề nghị làm Chủ Biên để thiết kế và thực hiện một tác phẩm chung cho Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris. Anh đã điều hành một cách có phương pháp, có tổ chức và thành thạo mọi công việc chuẩn bị, từ định hướng, thiết kế, mời cộng tác, tuyển chọn bài, sửa lỗi chính tả, trình bày, lên khuôn, đến in ấn. Và hôm nay chúng ta được nhìn thấy một tác phẩm có giá trị về nội dung và có thẩm mỹ về trình bày qua tuyển tập « NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS, 1995-2015 ».


 

Sáng tác

 

Song song với những sinh hoạt cộng đồng, những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, văn chương, thi ca  của Gs TVC đã xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn. Từ đó, một số sách cùng chủ đề đã được xuất bản.

 

Thay lời kết cho phần giới thiệu Gs Trần Văn Cảnh, người huynh trưởng mẫu mực của tôi, tôi xin đọc vài câu thơ của chính tác già Trần Văn Cảnh nói lên nguyện vọng dấn thân phục vụ  văn hóa và giáo dục của mình :

 

Giáo dục thụ nhân, trọn cuộc đời,

Đi theo mọi giới, khắp nơi nơi.

Răn phường trẻ nhỏ học ăn nói,

Dậy lớp thanh niên hiểu thói đời.

Mở trí khai tâm luật phép nước,

Minh thành tri nhất uy quyền trời.

Dẫn ban hào kiệt tâm an định,

Đưa bậc lão thành đức sáng ngời.



 

II- PHỎNG VẤN GS TRẦN VĂN CẢNH VỀ NỘI DUNG CUỐN SÁCH «NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS, 1995-2015 »

 

Nhân dịp ra mắt cuốn sách « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris », để giúp quí độc giả hiểu rõ hơn việc chuẩn bị và thực hiện cuốn sách, cũng như nội dung cuốn sách và những dự án biên khảo tương lai của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, chúng tôi xin phép được đặt với Gs Trần Văn Cảnh dăm ba câu hỏi.

 

1. Gs Nguyễn Đăng Trúc : Xin Gs chủ biên cho biết « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris đã được chuẩn bị và thực hiện thế nào » ?

 

Gs Trần Văn Cảnh : « Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris » đã được thành lập vào năm 1994, qui tụ những thành viên đa số thuộc giới trí thức văn nghệ sĩ, trong đó có một số người thuộc Văn Bút VN Hải Ngoại, hội thơ Ba Lê Thi Xã, văn nghệ sĩ tự do Paris…

 

Được tái tín nhiệm đảm trách Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris vào tháng 04 năm 2014, Thi sĩ Đỗ Bình cảm thấy mình đã lãnh một trách nhiệm nặng nề, mà thách đố lớn nhất là vấn đề : « Làm sao giữ vững và phát triển Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris » ? Ông đã mời một số thành viên cộng tác, giúp ý kiến chuẩn bị tìm giải đáp.

 

Công việc suy tư và chuẩn bị này đã được thực hiện theo Phương pháp quản trị của Tôn Tử,  của Hội Tiêu Chuẩn Pháp Quốc và của Chỉ Dẫn của Bộ Đại Học Pháp về trình bày và viết tiểu luận thạc sĩ hay luận án tiến sĩ.

 

Việc chuẩn bị thứ nhất là khẳng định đường hướng văn hóa của Câu Lạc Bộ Văn Hóa, theo ba ý nghĩa văn hóa của những nhà văn hóa truyền thống Việt Nam để lại : Góp phần xây dựng đất nước, quốc gia và văn hóa dân tộc của con người Việt Nam 1- như một kẻ sĩ (Nguyễn Trãi), 2- như người biên soạn sách vở (Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú). 3- và biên soạn sách vở về mọi vấn đề liên hệ đến cuộc sống thường ngày của người Việt Nam (Đào Duy Anh).

 

Việc chuẩn bị thứ hai là thiết kế một dự án làm việc trong môi trường văn hóa Việt Nam tại  hải ngoại Paris trong hai thập niên 1995-2015.

 

Việc chuẩn bị thứ ba là thành lập một nhóm làm việc có tổ chức phân minh trong ba lãnh vực : 1- Ban Điều Hành tổng quát với Chủ Nhiệm Đỗ Bình, 2- Ban Biên Tập với Chủ Biên Trần Văn Cảnh và 3- Ban Thực Hiện và Phát Hành với Trưởng Ban Nguyễn Quí Toàn.

 

Sau 6 tháng làm việc, nhóm đã qui tụ thêm được một số văn hữu nhiều khả năng, trách nhiệm và tích cực, tham gia. Nhờ đó, một dự án đã được thiết kế và thực hiện về một tuyển tập lấy tên là « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 ».
 

2. Gs Nguyễn Đăng Trúc : Được chuẩn bị kỹ như vậy, cuốn sách « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris » ghi nhận những ai?

 

Gs Trần Văn Cảnh : Trong phần đầu buổi chiều Văn Học Nghệ Thuật hôm nay, chúng ta vừa nghe và sẽ nghe những giới thiệu chi tiết và cá biệt về từng tác giả đã đóng góp vào tuyển tập « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 ». Trong phần giới thiệu chung này, chúng tôi xin giới thiệu một cách chung và tổng quát về chân dung tập thể của « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 ».

 

Tuyển Tập « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » là một tác phẩm, sau hai năm chuẩn bị, đã ghi nhận chân dung của những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và văn hóa Việt Nam thuộc Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam tại Paris, trong những năm từ 1995 đến 2015. Không phải là chân dung kinh tế xã hội, theo kiểu « Chân dung kinh tế và xã hội của những tác giả viết sách ở Pháp », như bản phúc trình của Bộ Văn Hóa và Truyền Thông Pháp đã cho phổ biến ngày 16 tháng 03 năm 2016 [] vừa qua. Nhưng là chân dung văn hóa.

 

Họ là ai ?

 

Nhóm thứ nhất, họ là những tác giả đã hay đang sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, đã đáp lời mời của Chủ Nhiệm Đỗ Bình và Chủ Biên Trần Văn Cảnh, mà gửi những công trình của họ để góp phần thực hiện tác phẩm « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » này. Đó là 26 tác giả sau đây : Nhà văn Hồ Trường An, GSTS Hà Ngọc Bích, Nhà Văn Nhà Thơ Đỗ Bình, nhà thơ Hương Bình, GSTS Trần Văn Cảnh, TS Phạm Trọng Chánh, BSGS Phạm Tu Chính, Thi sĩ BS Phương Du Nguyễn Bá Hậu, LS Trần Thanh Hiệp, Nhà báo Nguyễn Bảo Hưng, GS Trịnh Khải, GSTS Phạm Đình Liên, Nữ sĩ Quỳnh Liên, GSTS Lê Mộng Nguyên, Nhà văn Trần Tam Nguyên, GS Phạm Thị Nhung, Thi sĩ GS Hàm Thạch, Nhà biên khảo Nguyễn Thanh, GSTS Vũ Quốc Thúc, Nhà văn GS Nguyễn Thùy, Nhà văn Từ Thức, Nhà báo Lê Trân, GSTS Từ Trì, GSTS Nguyễn Đăng Trúc, Nhà phê bình TS Liễu Trương, GS Phan Thị Trọng Tuyến.
 

Nhóm thứ hai, họ là những người đã hoặc đang ở Paris và đã hay đang biên soạn sách vở, mà nay, được những thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tìm hiểu và nhắc nhớ đến, để vinh danh và ghi khắc tên tuổi họ vào lịch sử văn học. Đó là những vị sau đây : bác sĩ giáo sư thi sĩ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà văn Văn Bá bác sĩ Nguyễn Văn Ba, giáo sư thi sĩ bác sĩ Bằng Vân Trần Văn Bảng, bác sĩ thi sĩ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, học giả tiến sĩ Thái Văn Kiểm, nhạc sĩ giáo sư Lê Mộng Nguyên, nữ sĩ Vân Nương, nữ sĩ Minh Châu Thái Thị Hạc Oanh, nhà văn học Võ Phiến ở Mỹ, nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế, nhà văn Kiệt Tấn, nhà văn học Nguyễn Thùy, GS Võ Thu Tịnh, học giả Nguyễn Trường Tộ, nhà văn Tiểu Tử ; Những nhà văn nữ Paris hiện nay, như Mạch Nha, Miêng, Phạm Thị Trọng Tuyến, Trần Diệu Tâm, Đỗ Quỳnh Giao, Đặng Mai Lan, Mai Ninh.

 

3. Gs Nguyễn Đăng Trúc : Qua 37 bài viết của 26 tác giả, những nét nào là chân dung chung và chính yếu của Những Khuôn Mặt VHVN Paris ?

 

Gs Trần Văn Cảnh : Đọc xong những bài trong tác phẩm « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 », không những một nội dung tổng quát của Văn Hóa Việt Nam đã được tỏ lộ về tinh thần kẻ sĩ, về công việc nghiên cứu và biên soạn sách vở và về cuộc sống hằng ngày hiện nay của người Việt Nam, đặc biệt là người Việt Nam hải ngoại ; Nhưng còn một nội dung chủ yếu cụ thể và đặc trưng mà người đọc chăm chú sẽ dễ dàng khám phá và nhận ra, đó là « chân dung chung của người làm văn hoá trong Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris ».

 

Nhiều đề tài và nhiều tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả mọi tác giả đều đã đề cập, nhiều ít, xa gần, đến chủ đề « Tha Hương », là nét chân dung đặc trưng chính yếu chung, với ba mầu rất đậm và rõ nét. Một cái tha hương hiện thực của tâm tình hoài nhớ, thương mến, mong chờ quê hương tươi sáng và của cảnh sống giữ thơm quê mẹ, bảo trì và phát triển văn hóa dân tộc, hội nhập quê người. Một cái tha hương vươn lên của tình thương, đi từ tình thương gia đình, đến tình thương Nước Việt, Người Việt, Tiếng Việt, tiến lên tình thương nhân loại. Và một cái tha hương thăng tiến về tâm linh, tìm về chân, thiện, mỹ, hướng lên tâm linh và thiêng liêng.
 

Rõ rệt « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 » đã hoà nhập với những tác phẩm văn, thơ, nghiên cứu về văn học và văn hóa Việt Nam khác trên thế giới, mà khai phá ra một nội dung mới trên diễn đàn văn học Việt Nam cho thời hậu chiến, 1975-2015. 

 

Khác với văn thơ thời tiền chiến 1930-1945 và văn thơ thời chiến 1945-1975, văn thơ thời hậu chiến 1975-2015 nở rộ ra ở hải ngoại, trong đó có Paris, với dòng văn thơ THA HƯƠNG và TÌNH THƯƠNG Nước Việt, Người Việt, Tiếng Việt.


 

4. Gs Nguyễn Đăng Trúc : Sự hiện diện đông đảo của các văn hữu và đồng bào nơi đây, hôm nay là một dấu hiệu thành công cụ thể của cuốn sách « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris ».  Giáo sư chủ biên có thể hé mở cho biết những dự án khác cho tương lai không ?

 

Gs Trần Văn Cảnh : Từ « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris, 1995-2015 », những viễn tượng tương lai như đã được mở ra cho những công trình văn học, văn hóa tương lai.

 

Trước nhất là những viễn tượng không gian địa lý, với những vấn nạn đã được gợi ra : Có cần phải nhìn ra « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại, 1975-2016 » ? Có cần phải nhận rõ « Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam trên toàn thế giới và ở Việt Nam hiện nay, 1975-2017 » ?

 

Thứ đến là những viễn tượng thời gian lịch sử và những viễn tượng biến chuyển về nội dung và chủ đề văn hóa, văn học, mà những vấn nạn sẽ từ từ được ý thức, nhận ra và đặt thành vấn đề.


 
. Gs Nguyễn Đăng Trúc : Xin cám ơn Gs Trần Văn Cảnh đã trả lời những câu hỏi một cách rõ rệt và xin cám ơn quí vị quan khách và văn hữu đã lắng nghe. 

5



 

Paris, ngày 18.09.2016

Nguyễn Đăng Trúc và Trần Văn Cảnh

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!