Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
CHỨNG TỪ ƠN GỌI, BÀI 4 - VẤN ĐỀ TIỀN BẠC TRONG ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN

  

       Paris. Chủ nhật 15 tháng 03 năm 2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, thầy Nguyễn Quốc Tuấn (1), dòng Tên (2), nói chuyện với cộng đoàn về đề tài : « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến ». Đây là đề tài học hỏi thứ bốn trong chương trình « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009 » tại GXVN Paris.

Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?

Chứng từ ơn gọi bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến ».

Chứng từ ơn gọi bài 3, đã được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ  nhật 08.02.2009 về đề tài « Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ». 

Sau Phúc Âm, thầy Nguyễn Quốc Tuấn, đã theo lời mời của Đức Ông Mai Đức Vinh, lên chia sẻ với cộng đoàn. Thầy nói (3) : 

A. Tiền: hiện tượng của con người  

Ở đây, con sẽ không vạch lai lịch sử của đồng tiền mà con người đã phát minh ra. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng con người đã sử dụng nhiều đồ vật như là phương tiện trao đổi: Vỏ ốc, sắt, muối, trâu bò…. rồi đến tiền kim loại (trong ngôi đền Tunon Moneta ở Roma, người ta tìm thấy từ “tiền” vàng).

Sau đó, để tiện lợi cho việc trao đổi thương mại, người ta đã chuyển từ tiền kim loại sang tiền giấy. Không có cái gì quen thuộc hơn tiền, vì tiền được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ (tabou). Tiền vừa là thứ được yêu thích, vừa là thứ gây mặc cảm.

Trước hết, Tiền mang chiều kích tương giao: tương giao trực tiếp với người bán khi chúng ta mua hàng; tương giao với tất cả xã hội, vì người bán hàng không thể chấp nhận tiền của chúng ta nếu như đồng tiền ấy không thể trao đổi được với những người khác. Chấp nhận được trả bằng tiền, đó là tin tưởng vào một phương tiện trao đổi, được nhìn nhận là có giá trị đối với mọi thành viên trong cộng đồng. Đó là sự « tín nhiệm » toàn cầu ( vì kỳ hạn không xác định. Bởi vì tiền có thể đo lường và mua được mọi thứ, tiền được xem như tác vật cần thiết không thể thiếu dược). Tuy nhiên cũng nên nhớ là tiền không thêm gì vào các thành phần căn bản, nhất là vào công việc. Tiền không thể thay thế được bất cứ nhu cầu nào. Người ta không thể sống bằng những con số tiền ở nbân hàng, nhưng bằng bánh và Lời Chúa. Tiền không thể làm cho lúa lớn lên được, ngược lại, nó lại làm tăng thêm hiệu quả của công sức con người trong tương quan với thiên nhiên.

Triết gia Aristote đã nhìn đồng tiền như một thứ quan toà so sánh, nó xem xét các đồ vật, những hành động thuộc bản chất khác nhau. Trao đổi các sự vật khác nhau không cho phép ông dám chắc sự trao đổi tương xứng và công bằng. Trái lại, tiền - một đơn vị tài khoản được khách quan hoá qua biểu trưng con số - cho phép thực hiện sự công bằng này. Như thế, tiền cho phép giải quyết nợ nần và có được sự tự do. Dù là hàng hoá gì đi nữa, khi tôi trả tiền, tôi không còn mắc nợ. Điều này không có ý diễn dịch sự tự chủ do tiền mang lại thành một thứ cá nhân chủ nghĩa. Tự chủ là điều cần thiết cho nhân phẩm của con người. Chính vì tôi thoát khỏi nợ nần với người anh em của tôi, nên tôi mới có thể mang tới cho người anh em ấy một tương giao vô điều kiện. Cũng thế, “ Của ai thì trả lại cho người ấy ” (Rm13,7) là một vấn đề công bình mà thánh Phao lô diễn tả trong hạn từ trả tiền, sự công bình này là một cách thức cụ thể của lòng bác ái.

Tuy nhiên trong Tin Mừng có viết: “ Anh em không thể cùng làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24) và “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1Tim 6,10). Là một hiện tượng nhân sinh, tiền không bao giờ hoàn toàn có tính khách quan. Vì mang chiều kích tương giao, nên tiền mang tiềm ẩn những điểm mơ hồ, nước đôi. Chúng ta có thể nêu ra 3 điểm:

Tiền: chỗ nương tựa không vững chắc chắn

Tiền: một thước đo lường sai.

Tiền: với sự quyến rũ của Tiền Của: nguy cơ bị  Thần tiền tài ( Mammon ) chế ngự. 

1. Tiền: nơi nương tựa không chắc chắn.

“Đồ ngốc, nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi đã sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Câu hỏi của chính Thiên Chúa đòi buộc chúng ta chất vấn và tự hỏi về giá trị thực sự của tiền bạc.

Một trong những mưu mẹo chính của con người biểu lộ qua đồng tiền là muốn thoát khỏi tình trạng và thân phận của mình : con người muốn đánh lừa thân phận hữu hạn của mình, với ý định thoát ra khỏi thân phận này mà không cần người khác, hoặc nói đúng hơn phải hơn ngưới khác. Tôi muốn một cuộc sống không phụ thuộc vào ai. Giống như mọi sự lừa dối, Tiền tồn tại và có sức sống là từ sự tưởng tượng của người mang nó. Đó chính là một mong muốn nắm lấy mọi khả thể trong tương lai cho dù còn chưa biết tới, bởi vì tôi muốn làm chủ cái tương lai ấy. Tôi nói không với thực tế bằng cách muốn tự mình thoát ra. Thế mà, nói vâng với Thiên Chúa sẽ là nói vâng với thực tại, với tương lai của cả người khác.

Hơn nữa, tiền không đồng nghĩa với giầu có. Do đâu mà có sự nhầm lẫn này? bởi vì tiền là một sự trao đổi phổ quát, nó tạo ra một ảo tưởng quyền lực thực thi tức thời. Nó xoá đi khoảng cách giữa con người và đối tượng mà con người mong muốn. Tiền tạo ra ảo tưởng về súc mạnh toàn năng. Thực tế thì vừa tương đồng, vừa dị biệt. Tương đồng, vì mọi người đều có thể đổi tiền lấy hàng hoá với giá trị được ấn định (tính ngay lập tức). Dị biệt, vì kinh nghiệm cho thấy rằng sức mua của đồng tiền bị suy yếu khi tỷ lệ giá lên cao (giá trị bất thường, niềm tin tương đối). (trường hợp tệ nhất là một ngân phiếu không còn giá trị gì!). Như thế, tiền không thể đảm bảo sự sung túc. Ví dụ: Trên con thuyền giữa đại dương, khi người ta không còn gì để ăn, thì một túi ngân phiếu cũng không giúp ích được gì.

2. Tiền: một thước đo lường sai.

Tiền giúp làm trung gian, từ đó có hiệu quả trao đổi thương mại. Nhưng tính khách quan hiển nhiên của sự trao đổi qua đồng tiền ẩn giấu những tương quan của con người bên dưới những tương quan của các sự vật đong đếm được. Sự trừu xuất này có thể được diễn tả qua câu nói “tiền không có mùi”. Thực thế, việc đo lường dựa trên sự nhầm lẫn về tính khách quan của trao đổi tiền bạc biểu lộ, hoặc qua sự đồi bại của ước muốn, hoặc qua việc tích luỹ vô đáy.

Tha hoá trong ước muốn. Tiền như là một phương tiện thanh toán gây ra ảo tưởng về một “quyền lực giải phóng”. Việc chiếm hữu tiền tạo ra khả năng không còn cần đến ai nữa. Nỗi ám ảnh về tiền biểu hiện qua nỗi lo lắng không còn bị phụ thuộc vào bất cứ ai, điều này làm mất khả năng gặp gỡ một cách thực sự với người khác, và cả với chính Thiên Chúa nữa.

Biến từ tương quan giữa con người với nhau thành tương quan giữa các đồ vật, tiền làm giảm đi sự đụng chạm của những ước muốn riêng tư, qua việc giảm thiểu chỉ còn vào khía cạnh tiền tài. Con người có giá trị theo thước đo của đồng tiền. Khách quan hoá ước muốn này, tiền là kẻ lừa dối. Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, tôi có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, qua đó, tiền làm cho chúng ta thành nô lệ. Ơn huệ và tính nhưng không bị đào thải. Như thế con người quên mất ước muốn căn bản đầu tiên là sự sống, mà sự sống là một ơn nhưng không đã được trao ban từ khởi đầu, từ lúc được sinh ra.

Tích luỹ vô đáy. Tích luỹ tiền tài tạo ra nơi người giầu cảm giác tự đủ, một sự bảo đảm chống lại tất cả mọi sự túng bấn. Hình ảnh minh hoạ ở đây là người giầu xây thêm kho lương cho mình và nghĩ rằng có thể tận hưởng phần còn lại của đời mình (Lc 12,19). Tiếc thay, cái lý luận về số lượng lại tạo ra sự rầu rĩ và một lương tâm bất an.

Rầu rĩ, bởi vì dù với lượng tiền lớn, người ta nhận thấy rằng điều căn bản vẫn thoát khỏi tâm tay (cuộc sống, sức khoẻ, tình yêu). Lương tâm bất an, là vì người công giáo ý thức rằng món nợ đối với tha nhân thì không bao giờ trả xong : ví dụ như đối với cha mẹ. Rầu rĩ và lương tâm bất an có họ hàng với nhau, vì chúng cùng là con của ước muốn bị tha hoá, ước muốn này muốn tìm thấy câu trả lời căn bản của mình qua việc tích luỹ tiền tài.

 3. Tiền: nguy cơ do sự quyến rũ của Tiền Của, và bị  Thần tiền tài ( Mammon ) chế ngự

Một mặt do sợ thiếu tiền, mặt khác do con người từ chối đặt niềm tin vào người khác và vào chính Thiên Chúa. Hai yếu tố này đẩy con người tới chỗ tha hoá chính mình trước Thần Tiền.

Khi thiếu tiền. Lo lắng và sợ hãi rình rập. Người ta lo lắng điều gì ? Đó chính là sợ bị xấu hổ, sợ bị làm nhục, sợ bị loại bỏ, sợ thinh lặng. Người ta không dám nhìn thẳng vào người trước mặt. thậm chí có người còn nghĩ rằng mình không đáng sống. Khi thiếu tiền, người nghèo chỉ còn biết thinh lặng về sự túng bấn. Jacques Loew nói « người nghèo là người không bao giờ có tiếng nói ». Sự túng bấn cho thấy mất tính người, nó làm mất đi bảo đảm tương quan xã hội, nó không cho phép người ta tìm thấy nhân phẩm trong ánh mắt người khác. Dụ ngôn người con hoang đàng (Lc 15, 13-14) cho chúng ta thấy rằng thái độ tiêu xài là thiếu trách nhiệm, một sự hoang phí dẫn tới hậu quả chết chóc. Tuy nhiên, dụ ngôn này cũng dạy cho chúng ta thái độ tin tưởng hạ mình để xin. Khi người con thứ quay về với người cha của mình, cậu ta đã tìm thấy nơi người cha sự đón nhận và tha thứ.

Câu nói của thánh Ambrosio thành Milan thật mãnh liệt : « anh cho người nghèo không phải tiền của anh, nhưng anh hãy trả cho người nghèo phần thuộc về họ, bởi vì tất cả những gì của chung là của mọi người, anh lại lấy làm của riêng. Đất đai là cho mọi người, không phải sở hữu riêng của người giầu ». Thánh Phaolô cũng nói « những gì chúng ta có chẳng phải là chúng ta đã nhận được đó sao ? Như thế, khi người nghèo xin tôi, họ không làm tôi nghèo đi, nhưng là dịp cho tôi thực thi đức Ái. Trước mặt Thiên Chúa, họ là người cho tôi có dịp để học sẻ chia, học cho đi. Cái tôi cho đi không làm tôi mất mát gì nhiều, nhưng đó là dịp để giúp đỡ tha nhân sống và tìm lại phẩm giá của họ. tóm lại, nhờ người nghèo mà tôi có dịp tích luỹ cho mình kho tàng trên trời ».

Con người từ chối tin tưởng nhau và từ chối tin tưởng vào Thiên Chúa. Từ chối xin và từ chối cho, do ích kỷ là hai thái độ từ chối ơn nhưng không, và từ chối sự hiện hữu mà chúng ta phải mang ơn người khác.

Thế mà tiền có thể tạo ra cảm giác rằng tôi không phải mang ơn bất cứ ai, khi có tiền, tôi có cảm tưởng có thể làm điều tôi muốn trong cuộc sống. Quyền lực của đồng tiền làm tiêu tan tính nhưng không của ơn huệ và của bổn phận. Người ta tưởng là được tự do, nhưng thực sự lại là phụ thuộc. Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng con đường tự do duy nhất là phụ thuộc vào Thiên Chúa, và không phải là tự do đối với tiền tài. Tin vào Chúa Giêsu đó là chấp nhận tất cả, là sự mang ơn và biết ơn.

Vâng, tất cả ! Trước hết là mang ơn về chính mình. Phải chấp nhận sự hữu hạn của mình, tôi nhận ra sự nghèo khó của tôi. Người nghèo là người nhận ra rằng họ không có gì để bảo vệ, họ chỉ sống nhờ vào cái họ nhận được. Trong sự tin tưởng, họ đối diện với một tương lai với những điều mới mẻ không thấy trước. Điều mới thậm chí là sự trợ giúp của người vô danh, là chuỗi vô tận những khả thể trao tặng cho người biết đón nhận. Sự tương trợ của người tôi không biết, của tương lai đến với chúng ta qua người khác. Nhờ họ, chúng ta được mời gọi ra khỏi chính mình để đến với những người đến với chúng ta. Như thế, chúng ta mang ơn đối với người khác, với mọi người.

Ngang qua tiền, tương quan giữa con người với nhau được biểu lộ. Tương quan của chúng ta với tiền biểu lộ tương quan của ta với Thiên Chúa và với người khác. Đó là vừa chỗ sâu xa, vừa mơ hồ liên quan tới nhân cách của chúng ta, nó chỉ ra cho chúng ta cách thức đi vào tương quan với người khác trong suốt cuộc đời này. Mối liên hệ thực sự với tiền dao động giữa hai thái độ đối kháng : sự dễ dãi hay nỗi lo sợ thiếu thốn. Thế nên trong đời sống tu trì, lời khấn khó nghèo không phải là vô nghĩa : đó là một lời khấn tận căn của người muốn theo chúa Kitô, đấng mà tiền tài không thể làm hoen ố. Trở nên nghèo khó, đó là được giải thoát khỏi quyền lực làm cho con người bị lệ thuộc. 

B. Những con đường giải thoát 

Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta ? Đó là hạnh phục thực sự. Ngài muốn chúng ta đi vào Giao Ước, chứ không phải là Bò vàng. Mammon là tên gọi mầu nhiệm về tiền, một giá trị biểu trưng sự an toàn tuyệt đối. Nếu không muốn trở thành nô lệ, cách thức duy nhất là phục vụ Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới giải thoát được. Đối với mỗi người chúng ta, con đường giải thoát là sự nghèo khó. Trong Giáo Hội, đó không phải là con đường dành riêng cho những nhà chuyên môn, nhưng cho mọi người : giáo dân, lịch mục, tu sĩ nam nữ. 

1. Người tu sĩ tuyên khấn nghèo, lời khấn này có nghĩa là họ chưa đạt tới sự nghèo đó. Họ luôn luôn phải hướng tới, lòng khát khao trở nên nghèo như chúa Kitô nghèo khó. Cái nghèo thực sự của đời tu không phải là sống bên trong bốn bức tường, và phụ thuộc vào sự vô trách nhiệm về tài chính. Vì thế không phải là ngẫu nhiên mà thánh Biển Đức có tôn chỉ «Cầu nguyện và Làm việc ». Rất nhiều dòng tu chiêm niệm sống bằng công sức lao động của chính bàn tay họ. Họ không sống trong sự thiếu hiểu biết về giá cả, và trong sự vô lo về tài chính, nhưng trái lại, trong sự quản lý có trách nhiệm về các nhu cầu của cuộc sống. Họ đặt mọi sự làm của chung. Bầu khí sống chia sẻ là phương tiện cụ thể thực thi tinh thần sống khó nghèo. Không có sự sở hữu cá nhân, nhưng họ cũng không thấy thiếu thốn gì. Phần dư thừa luông được chia sẻ với các cộng đoàn khác sống nghèo hơn, hay cho các công việc từ thiện. 

2. Đối với Linh mục triều : Dù họ không có lời khấn khó nghèo, nhưng họ phải giải trình về tài chính với đức Giám mục. tôi không phải là cha xứ, nên đó là một lãnh vực vượt ngoài khả năng của tôi. Tuy nhiên, tôi có thể nêu ra vài điểm chính :

Linh mục có quyền giữ tiền và có tài sản riêng. Linh mục phải đối diện trực tiếp và hàng ngày đối với vấn đề tài chính. Làm sao kiếm được tiền để chi phì cho nhà xứ, nhất là vào thời điểm khủng hoảng như hiện nay.

Vì có quyền quản lý tài sản riêng, nên họ dễ bị cám dỗ về tiền bạc hơn. Vì thế, đời sống tận hiến đòi phải có sự từ bỏ dứt khoát với tiền bạc. Cho dù trong đời tu khó có thể bị đói, bị khát, nhưng không vì thế mà đi tu để được sống bảo đảm và ăn uống no say. Đi tu chính là theo sát chúa Kitô như là con đường tự do và được giải thoát, đối với mọi cám dỗ của Thần tiền. Đó là con đường lội ngược dòng, là dấu chỉ. Con đường này từ chối sự cám dỗ tích luỹ tiền tài và khuynh hướng tiêu thụ. 

3. Đối với giáo dân

Người giáo dân cũng được mời gọi sống tinh thần khó nghèo trong sự chia sẻ. Là một người cha tốt để phân chia các khoản chi tiêu trong gia đình không phải là một điều dễ. Khoản chi tiêu nào cũng có lý do của nó, nhưng không phải là luôn đươc phân định cách rõ ràng. Để thoát ra khỏi khuynh hướng tha hoá trong chi tiêu, thánh I-Nhã đưa ra ví dụ về gia đình thánh Gioan Kim và thánh Anne, cha mẹ của đức Mẹ : theo truyền thuyết, mỗi năm họ chia thu nhập làm ba phần, một phần cho người nghèo, một phần dâng vào Đền thờ, và phần còn lại cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, chúng ta cần phải để ý tới số lượng của mỗi phần. Mỗi người tín hữu, theo lương tâm của mình, xem xét vấn đề chi tiêu sao cho phù hợp với niềm tin của mình. Đó chính là điểm khó để thoả mãn tất cả các đòi hỏi : ví dụ như nhu cầu của con cái, giúp đỡ cha mẹ, hoặc giúp đỡ người nghèo, đóng góp cho giáo hội… Chắc chắn ai cũng muốn có thêm tiền để đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng thực tế mà nói thì không phải dễ.

Mỗi chọn lựa đều hàm chứa sự từ bỏ. Sự từ bỏ này gây ra nỗi đau. Chính nỗi đau này làm cho chọn lựa của chúng ta có thêm ý nghĩa. Vì thế, chúng ta cần phải phân định ý nghĩa của mỗi khoản chi tiêu.

Giữa nỗi sợ thiếu thốn và sự cẩn trọng hợp lý, chúng ta phải chọn điều nào ? Thánh Phêro cho chúng ta một hướng giải quyết : « vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây : nhân danh Đức Giêsu Kitô, ngưòi Nazareth, anh đứng dậy mà đi ! » (Acte 3,6). Người tín hữu được mời gọi sử dụng tiền bạc như thể họ không có, thông truyền cái họ đã nhận được chứ không phải cái thuộc về họ. « Cái anh có chẳng phải là điều anh đã nhận đó sao ? » (1Co 4,7). Đó là sự nghịch lý của người tín hữu trong việc sự dụng tiền của. Tiền mất đi quyền thống trị, và chỉ còn là phương tiện xây đắp tình người. Nhận ra gốc rễ của ước muốn giúp người tín hữu sử dụng tiền cách hợp lý, đó chính là sắp đặt các phương tiện theo một đích nhắm. Nhu cầu của người khác sẽ chi phối hành động cũng mình, và sự chi tiêu được sắp xếp vì Vinh quang của Đấng là nguồn mọi ước muốn. 

C. Suy tư thêm : tương quan giữa cha mẹ và con cái 

Các bậc làm cha mẹ không nên lo lắng quá nếu như con cái của mình nghĩ tới đời sống tu trì. Không nên áp đặt theo ý mình điều gì là tốt, điều gì xấu cho con cái. Thiên Chúa luôn chú ý tới từng người trong số con cái của người.

Nếu có người con nào nghĩ tới đời sống tu trì, cha mẹ không nên sợ con cái phải sống trong sự khốn khó. Không nên từ chối hướng sống tu trì của con cái chỉ vì lý do kinh tế, cũng như không ai đi tu để tìm bảo đảm cho đời sống của mình. Đời sống tu trì thuộc về ơn gọi của Thiên Chúa để theo Chúa, để phục vụ Chúa.

Trong đời sống tận hiến, vấn đề quan trọng không phải là « thiếu tiền » hay « nhiều tiền », nhưng là sử dụng tiền mình có làm sao đúng với lý tưởng tận hiến và công việc mục vụ.

Khi con cái muốn đi tu, cha mẹ thường lo lắng, nên mất đi cái nhìn sáng suốt. Khi đó, hãy nhớ tới lời của thánh Phaolô : « cái bạn có chẳng phải là cái bạn đã lãnh nhận đó sao ? ». Con cái chẳng phải là món quà của Thiên Chúa sao ? Cha mẹ cần phải nhận ra nguồn gốc ước muốn của con cái, đó chính hạnh phúc mà Chúa muốn dành cho chúng. Chỉ với thái độ đó, cha mẹ mới có thể sắp xếp mọi phương tiện theo đúng mục đích. Cha mẹ là tác nhân giúp con cái nghe được ơn gọi Chúa muốn đối với con cái. Vì thế, cha mẹ không còn lo lắng thái quá về ơn gọi của con cái, nhưng là niềm vui được nhìn thấy con cái mình theo đuổi một cuộc sống vì vinh quang của Đấng đã mang tới ơn cứu độ cho chúng ta.

Xin cộng đoàn cho phép con được kết thúc bằng cách nhắc lại Nguyên Lý và Nền tảng đối với đời sống của mọi kitô hữu theo thánh I-Nhã : « con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phục vụ Thiên Chúa và qua đó cứu rỗi linh hồn mình, và mọi sự trên mặt đất được dựng nên vì con người, để giúp con người đạt được mục đích theo đó con người được dựng nên ».

LỜI KẾT

Nghe nhng li chia s chân tình của thy Tun v « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến, tôi chợt nhớ lại lời chỉ dẫn số 19 về « Vấn đề tiền của » mà Thánh bộ Truyền Giáo đã gởi cho hai Giám Mục Tông Tòa của hai địa phận đầu tiên của Việt Nam vào năm 1659. Năm nay, 2009, ba trăm năm mươi năm sau, 26 giáo phận việt nam đang chuẩn bị cử hành năm thánh và sẽ khởi đầu ngày 24.11.2009 tại Giáo Tỉnh Hà Nội, những lời nhắn  nhủ của Giáo hội khi xưa vẫn còn giá trị cho mọi tín hữu trong việc tông đồ, nhất là những bậc có trách nhiệm : « Về vấn đề vật chất, chư huynh đừng làm phiền tí nào cho dân chúng, hãy nhớ lại các tông đồ khó nghèo đến nỗi phải ra tay làm việc mới có đủ vật dụng cần thiết cho mình và cho các cộng sự viên (4). Huống hồ là chư huynh, những kẻ kế vị và bắt chước các Ngài, khi chư huynh đã có của ăn áo mặc thì chư huynh hãy an phận (5), đừng tìm lợi cách đê tiện (6), đừng đòi của bố thí, đừng kiếm chác bạc tiền, quà tặng, của lễ. Nếu chư huynh từ chối mà người ta vẫn bắt ép chư huynh nhận, thì chư huynh hãy đem phân phát cho người nghèo trước mặt những kẻ đã biết tặng chư huynh ; chư huynh vốn biết, chẳng có gì khiến cho dân chúng ngạc nhiên, để ý bằng thái độ khinh chê của cải trần thế, bằng đức khó nghèo theo Phúc Âm vượt lên trên mọi thực tại nhân thế để thu góp một kho tàng trên trời (7).

Cả chư huynh lẫn các cộng sự viên đừng kết thân luôn luôn với người nào, và đừng mắc nợ một người nào, đặc biệt một nhân vật có uy thế, đến nỗi có vẻ như phục vụ cá nhân họ chứ không phải toàn dân. Bởi vậy, đừng để cho những đặc ân quá to tát lôi cuốn, sợ rằng chúng sẽ làm những cạm bẫy, chẳng những làm hại cho công ích mà còn làm cho chư huynh mất hết quyền tự do ăn nói, tự do phê bình lầm lỗi của chính người ân nhân chư huynh (8) ».

 

Figure 3 : Tỉnh dòng TÊN Việt Nam năm 2008 

Paris, ngày 17 tháng ba năm 2009

Trần Văn Cảnh

 

Chú thích

(1)     Thầy Tuấn là con bác Nguyễn Văn Hộ, người đã tham dự nhiều năm trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, từ khi thành lập.  Bác làm Phó Chủ Tịch hai nhiệm kỳ 1983-1987, rồi chủ tịch hai nhiệm kỳ 1987-1992.

Bác Hộ đã cống hiến cho Chúa ba người con phục vụ cho giáo hội. Thầy Chung, dòng các Sư Huynh La San, hiện đang phục vụ tại Mỹ. Sơ Thoa, đã khấn trọn đời trong một tu hội đời, hiện đang phục vụ tại Giáo xứ Paris. Và thầy Tuấn, khi nhỏ đã sinh hoạt trong nhóm ơn gọi trẻ tại giáo xứ, sau khi đã học xong nha sĩ và hành nghề nhiều năm, thầy đã theo tiếng Chúa gọi, nhập dòng Tên. Thầy đang ở trong một tập viện dòng Tên vùng Paris.

(2)     Dòng Tên, được chính thức thành lập ngày 27.9.1540, ngày mà ĐGH Phaolô III chính thức công bố trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae phê chuẩn Đoàn Giêsu thành một dòng tu giáo sĩ trong Hội Thánh. Từ đó Đoàn Giêsu trở thành Dòng Chúa Giêsu (Societas Jesu - ở Việt Nam quen gọi là Dòng Tên, vì muốn tránh gọi Tên cực trọng Chúa Giêsu). Mười thành viên trong dòng tu mới lập đều nhất trí bầu cha I-nhã làm Bề trên Tổng Quyền tiên khởi (1540-1556). Đặc sủng của Dòng là phục vụ các linh hồn và hỗ trợ Hội Thánh trong việc “bảo vệ và truyền bá đức tin”.

Ở Việt Nam, dòng thuộc số những nhà truyền giáo tiên phong đem Tin Mừng đến đất Việt. Năm 1615, các cha dòng Tên đã đến Hội An, Đà Nẵng. Một khuân mặt nổi bật là cha Đắc Lộ, người đã cùng nhiều thừa sai dòng Tên khác thiết lập những cơ sở công giáo đầu tiên và sáng tạo chữ quốc ngữ cho Việt Nam. Trong thời gian 1615-1773, trên 155 tu sĩ của Dòng thuộc 20 quốc tịch (nhiều nhất là Bồ Đào Nha) đã đến loan Tin Mừng trên Đất Việt, cùng với 33 Giêsu hữu người Việt. Trong số đó, có 12 Giêsu hữu đã làm việc trong Thái Y Viện và Khâm Thiên Giám của các Chúa Nguyễn.

Theo lời mời của Giáo Hội Việt Nam, Dòng đã trở lại Việt Nam từ năm 1957, lập Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Từ năm 2007, Dòng đã nâng đơn vị việt nam lên hàng Tỉnh Dòng. Thống Kê 2004 cho biết Dòng có 66 tu sĩ ở Việt Nam, trong đó có 22 linh mục. Trên hình chụp năm 2008, người ta đếm được 85 tu sĩ. Ai muốn hiểu nhiều hơn về Dòng, xin vào cổng thông tin  http://www.dongten.net/

(3)     Xin cám ơn thầy Tuấn đã cho xin văn bản.

(4)     Act 20, 34 : « Chính anh em biết rõ : những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. »

(5)     1 Tm 6, 8 : « Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. »

(6)     1 P 5, 2 : « Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em …không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. »

(7)     Mt 6, 20 : « hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. »

(8)     Xin xem mạng : http://pagesperso-orange.fr/daoquangtoan/articlesPJD/instruction%201659.pdf

 

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!