Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
TÂN PHÓ TẾ VĨNH VIỄN GIOAN NGUYỄN SƠN CHO CHỨNG TỪ VỀ ƠN GỌI CỦA MÌNH

1. Tân phó tế vĩnh viễn Gioan Nguyễn Sơn

Paris_Chủ nhật 11/10/2009, Giáo xứ Việt Nam tổ chức đón tiếp thầy sáu vĩnh viễn mới. Thầy Gioan Nguyễn Sơn, đã được Đức Hồng Y André Vingt-Trois truyển chức phó tế ngày thứ bảy 10/10/2009 tại nhà thờ Đức Bà Paris. Như vậy thầy Sơn là phó tế vĩnh viễn thứ 5 của Giáo Xứ Việt Nam Paris, sau thầy Xavier Gérard (1987), thầy Phạm Bá Nha, Nguyễn Văn Thạch (1998) và thầy Tạ Đình Chung (2003). Thầy Sơn cũng là một trong 96 phó tế vĩnh viễn của Tổng Giáo Phận Paris.

Khác với bốn phó tề đàn anh trong giáo xứ, thầy Sơn là phó tế vĩnh viễn đầu tiên còn trẻ và độc thân. Sinh năm 1959, từ nhỏ, khi còn ở bên Cao Miên, thầy vốn đã có ý định dâng mình cho Chúa, nhưng chưa có dịp. Về Việt Nam, thầy cũng không có dịp được thỏa mãn ý nguyện. Sang Pháp vào những năm 1980, thầy theo gia đình đến ở Sarcelles, rồi Pontoise. Từ đây, trong khuân khổ của cộng đoàn công giáo, thầy tham gia vào các sinh hoạt mục vụ. Khởi đầu, thầy nhập Nhóm Xã Hội, đi thăm đồng bào việt nam đang còn ở trong các trại tỵ nạn. Rồi thầy tham dự tích cực trong Nhóm sống đạo. Từ 1992, thầy chia sẻ trách nhiệm điều khiển nhóm và theo học những khóa thần học. Từ 1994, thầy tham gia việc dậy giáo lý cho trẻ em. Từ 1997, thầy tham gia dậy tiếng việt cho trẻ em và cộng tác lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Cergy. Từ ngày ấy đến nay, thầy vốn là một giáo lý viện, lo dậy lớp giáo lý chuẩn bị rước lễ lần đầu. Từ ba năm nay, thầy được Đức Ông giới thiệu và gởỉ đi học, chuẩn bị lãnh nhận chức phó tế vĩnh viễn. Sau khi đã chịu chức hôm qua, hôm nay thầy đến giáo xứ tham dự thánh lễ, để tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Ông cùng Ban Giám Đốc, và cám ơn cộng đoàn.

Mở đầu thánh lễ, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu thầy GIOAN NGUYỄN SƠN với cộng đoàn và công bố trước cộng đoàn công tác mục vụ của thầy Sơn : « Với tính cách là cha sở, trong hoàn cảnh cá biệt là còn đi làm 5 ngày trong tuần và chỉ rảnh rỗi vào 2 ngày cuối tuần, tôi trao cho thầy Gioan Nguyễn Sơn công tác mục vụ đi thăm viếng các tù nhận gốc Việt Nam, Lào, Cao Miên, Trung Hoa, hiện bị giam giữ trong các trại tù ở Paris và vùng phụ cận. Công tác này đã được sơ Françoise Ngãi thi hành từ nhiều năm nay. Nhưng sơ dã lớn tuổi, năm nay 79, nên xin về hưu. Đây là công tác mục vụ chuyên biệt của thầy Sơn. Thầy sẽ liên lạc với văn phòng mục vụ của Tổng Địa Phận Paris, để được chỉ dẫn, đào tạo và giúp đỡ ». 

2. Chứng từ ơn gọi

Sau khi đã đọc Phúc Âm, chắc hẳn đây là lần đầu tiên thầy dọc Phúc Âm trong thánh lễ, Thầy Sơn đã chia sẻ Lời Chúa với Cộng đoàn, qua bài Phúc Âm Thánh Marcô (Mc 10, 17-30). Bài phúc âm thuật lại việc một người thanh niên đến quì xuống trước mặt Chúa Giêsu và hỏi Ngài xem phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Thanh niên này là một người đã tuân giữ luật từ thủa nhỏ : « không giết người, không ngoại tình, không trộm cắp, không làm chứng gian, không làm hại ai, nhưng thờ kính cha mẹ ». Khi nghe Chúa bảo : « Anh chỉ còn thiếu một điều, là hãy đi bán những gì anh có, mà cho người nghèo », Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Tựa vào bài phúc âm, thầy Sơn đã làm một chứng từ về ơn gọi phó tế vĩnh viễn của mình và chia sẻ ba điều :

Trước nhất, thầy đã chia sẻ về sứ mệnh của phó tế vĩnh viễn, mà Công đồng Vatican II đã mô tả rõ rệt qua đoạn 29, chương III : Ở bậc thấp hơn của hàng giáo phẩm, có các phó tế, những người đã được đặt tay "không phải để lãnh nhận chức vụ linh mục, nhưng là để phục vụ". Thực vậy, được ân sủng bí tích bồi bổ, các phó tế, hiệp thông với Giám Mục và Linh Mục Ðoàn, phục vụ Dân Thiên Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy, và bác ái. Khi được những vị có thẩm quyền chỉ định, các phó tế được cử hành trọng thể phép Thánh Tẩy, giữ và trao Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội chứng kiến và chúc lành hôn phối, mang của ăn đàng cho kẻ hấp hối, đọc Thánh Kinh cho tín hữu, giáo huấn và khuyên nhủ dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, cử hành các á bí tích, chủ tọa lễ nghi tang chế và an táng. Ðược phong chức để lo việc bác ái và việc quản trị, phó tế phải nhớ lời nhắn nhủ của Thánh Polycarpô: "Hãy tỏ lòng nhân hậu, nhiệt thành, và hãy bước theo chân lý của Chúa, Ðấng đã làm tôi tớ mọi người".

Thứ đến, trích một số câu Phúc Âm, thầy chia sẻ về đời sống thiêng liêng và phục vụ của phó tế vĩnh viễn. « Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc, 4, 18-19). « Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mth, 20, 26-28). « Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau" (Jn 13, 34-35). « Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ » (Lc 12, 37).

Và sang điểm thứ ba, thầy Sơn chia sẻ về ơn gọi phó tế của mình. Thầy nhắc lại thói quen cầu nguyện trước Thánh Thể, nhắc đến sụ thầy thán phục thánh Phaolô về việc rao giảng tin mừng cho người ngoại và lòng nhiệt thành của Ngài và nhớ lại lời thầy hằng cầu xin trong thinh lặng để xin Chúa, là đấng thấu hiểu tâm tư, ý tưởng, tình cảm của thầy hơn ai hết, soi sáng cho thầy biết mình phải làm gì. Thầy thuật lại việc thầy tiếp tục cầu nguyện xin Chúa cho thầy tìm ra ơn gọi để phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội và phục vụ tha nhân. Trong suốt 3 năm sinh hoạt đều đặn với nhóm tìm hiểu ơn gọi, do Đức Ông Vinh và Sơ Thoa hướng dẫn, thầy vẫn tiếp tục cầu nguyện không ngừng. Thế rồi một hôm kia, Đức ông hỏi thầy : « Cậu có muốn theo ơn gọi phó tế vĩnh viễn không ? Suy nghĩ kỹ đi, tôi có thể giới thiệu cậu đi học làm phó tế vĩnh viễn ». Ngỡ ngàng trước câu hỏi của Đức Ông, thầy tiếp tục cầu nguyện. Thầy không dám quyết định gấp. Nhưng, sau cùng, thầy phó thác mọi sự và hoàn toàn cho Chúa. Thầy được Đức Ông giới thiệu và gởi đi học. Sau 3 năm được đào tạo, tâm hồn thầy đã bị đánh động và đã lấy lời Chúa sau đây như hành trang nuôi dưỡng suốt cuộc đời mình. Lời đó là : « Còn anh em, anh em bảo thầy là ai » (Mth 16, 15) ? Này anh Simon, em ông Gioan, anh có mến thầy hơn các anh em này không » ( Jn 21, 15).

Sau khi đã chia sẻ về sứ mệnh phó tế, về đời sống thiêng liêng, phục vụ của phó tế, và về ơn gọi phó tế của mình, để kết thúc, thầy Gioan Nguyễn Sơn đã gởi đến cộng đoàn lời tâm tình này : « Thưa cộng đoàn, ngày hôm nay là bước khởi đầu đời phục vụ của con, nhận biết mình yếu hèn và hay sa ngã, con xin Đức Ông, Quí Cha, Quí Thầy, Quí Sơ và toàn thể cộng đoàn giúp lời cầu nguyện và luôn nâng đỡ con, để con đi được trọn vẹn con đường theo Chúa ».

Cuối lễ, đại diện cho cộng đoàn , Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ đã giới thiệu thêm với cộng đoàn về những công việc mục vụ mà thầy Sơn đã thực hiện từ khi mới sang Pháp, ở cộng đoàn Sarcelles, Pontoise, và Paris. Ông chúc thầy sáu vĩnh viễn mới của giáo xứ đầy tràn hồng ân Chúa để hoàn thành sứ mệnh mục vụ Chúa trao phó. Rồi mời ông Ủy Viên Xây Dựng mang quà, đại diện cho cộng đoàn, tặng tân phó tế vĩnh viễn.

Theo điều khiển của ca trưởng, cả cộng đoàn hát bài « Trong An Bình » : Ra về trong hy vọng và mừng vui ; Ra về trong an bình của Thiên Chúa. Xin tri ân Ngài, xin tri ân Ngài, đến muôn đời tình thương Chúa như dất trời,…. »

Tân Phó Tế Vĩnh Viễn chụp hình chung với Ban Giám Đốc, với 4 thầy sáu khác, với thân nhân và với cộng đoàn. Mọi người được mời ra dùng tiệc chung vui cùng tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN.

  

Paris, ngày 11 tháng 10 năm 2009

Trần Văn Cảnh

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!