Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
MỘT CÁCH CƯ XỬ VỚI TÔN GIÁO CỦA MỘT CHÍNH PHỦ ĐỜI

  

Bài tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI trao đổi trưa thứ sáu 12.09.2008 tại điện Elysée, Paris, vừa được phổ biến ngày 23.09.2008.

Một số bạn đọc gởi điện thơ phản ứng về cho tác giả. Người thì bảo rằng bài có nội dung giá trị rất cao, nhưng chỉ là đàn gởi vào tai trâu của những cán bộ không đủ tâm hồn để đón đọc và không đủ kiến thức để nghe hiểu. Người lại nhắc khéo nên sửa đề là « tương giao » thay vì « tương quan », và đề nghị cần nhấn mạnh hơn đến thái độ tương kính, phát ra từ ngôn ngữ, giữa Tống Thống Pháp Sarkozy và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, ngược hẳn lại với thái độ bất kính, xuyên tạc, gay gắt, tố cáo và đe dọa của chính quyền Hà Nội đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội. Người khác nữa lại hỏi tác giả tại sao Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục ở Giáo Xứ Thái Hà đã không kiện lại Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về tội lạm quyền và thóa mạ, cáo gian và làm mất danh dự. Tất cả những phản ứng và đề nghị này đều ra ngoài nội dung bài viết và vượt quá ý định của tác giả.

Người khác nữa lại xin tác giả chuyển ngữ toàn thể hai bài diễn văn. Đây là lời đề nghị rất chính đáng và để đáp lại, tác giả xin chuyển ngữ hai bài diễn văn liên hệ, mà đầu tiên là bài diễn văn của Tổng Thống Sarkozy. Xin nhắc lại rằng trong chuyến công du mục vụ đầu tiên tại Pháp, ở chặng đầu tiên tại Paris, ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée vào sáng thứ sáu 12.09.2008. Trước hết, ngài đã được tổng thống Sarkozy xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC đã nói một diễn văn đáp từ. Sau đây xin tạm dịch  bài diễn văn của tổng thống Sarkozy, nói về « tính đời tích cực » (la laïcité positive), trình bày một cách cư xử của một chính phủ đời (của ông) đối với các tôn giáo và đặc biệt là Công Giáo.

 

Tâu Đức Thánh Cha,

Thật là một danh dự lớn cho chính phủ nước Pháp, cho tất cả những người đang hiện diện trong phòng này, và dĩ nhiên, cho gia đình con và cho bản thân con, nếu ĐTC cho phép, được tiếp đón ĐTC hôm nay tại điện Elysée.

Trong dòng lịch sử, nước Pháp đã không ngừng thắt chặt số phận của mình vào nghệ thuật, văn học, tư tưởng, vào tất cả những gì tạo ra cái nghệ thuật sống ở mức cao nhất của mình mà người ta gọi là văn hóa. Thưa Đức Thánh Cha, ĐTC đã chọn đến thăm học viện Bernardins, giữa lòng khu phố cổ latinh Paris và nói một diễn văn được mọi người mong đợi nhất trong chuyến công du Pháp quốc, ở phần thăm viếng Paris này và đáp lời mời đến thăm Hàn Lâm Viện Pháp. Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã vinh danh nước Pháp và vinh danh cái thuộc tính mà nó quí mến nhất, đó là văn hóa của nó, một văn hóa sống động, bám rễ sâu vào tư tưởng hy lạp, tư tưởng do thái kytô, vào gia sản Trung Cổ, Phục hưng và Ánh Sáng. Thưa ĐTC, văn hóa này ĐTC biết rất tường tận và con tưởng có thể nói rằng nó là một văn hóa mà ĐTC yêu mến.

Là công giáo hay tín đồ của một tôn giáo khác, là tín hữu hay không, mọi người dân Pháp đều cảm kích trước việc ĐTC, một người có xác tín sâu, có kiến thức rộng và có đối thoại mở, đã chọn Paris để chiều nay gặp gỡ giới văn hóa.

***

Đối với những triệu người công giáo Pháp, cuộc viếng thăm của ĐTC là một biến cố đặc biệt, làm họ vui to và hy vọng lớn. Do đó, tự nhiên là Tổng Thống, Chính Phủ, Thủ tướng, và toàn thể những người có trách nhiệm chính trị đều cùng tham gia vào niềm vui này, cũng như họ đã từng tham gia vào niềm vui, nỗi cực của bất cứ công dân nào khác. Trước sự hiện diện của ĐTC, con muốn gởi đến các tín hữu công giáo Pháp những lời chúc mừng thành công cho chuyến công du của ĐTC.

Con đã mong muốn rằng trong phòng này phải có một số người công giáo, nổi tiếng nhiếu hay ít, nhưng dấn thân trong mọi lãnh vực xã hội : phong trào trẻ và giáo dục, lãnh vực xã hội và hội đoàn, sức khoẻ, xí nghiệp, nghiệp đoàn, hành chính và chính trị, báo chí, cộng đồng khoa học, giới thể thao, nghệ thuật và kịch trường, giới văn chương và tư tưởng, và dĩ nhiên, giáo sĩ. Họ là gương mặt của Giáo Hội Pháp, đa diện, tân tiến, muốn đem tất cả năng lực mình để phục vụ đức tin.

Đồng thời trong phòng này còn có sự hiện diện của đại diện các tôn giáo và truyền thống triết học khác và nhiều người Pháp không tin hay chủ trương bất khả tri, họ cũng là những người dấn thân làm việc chung. Trong một nước cộng hòa đời, như nước Pháp, thưa ĐTC, tất cả mọi người tiếp đón ĐTC với sự tôn kính dành cho vị lãnh đạo một gia đình tinh thần đã từng đóng góp vào lịch sử nước Pháp, vào lịch sử thế giới và vào văn minh, một sự đóng góp mà chẳng ai có thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.

***

Thưa ĐTC, sự đối thoại giữa đức tin và lý tính đã chiếm một phần rất quan trọng trên con đường trí thức và thần học của ĐTC. Chẳng những ĐTC đã không ngừng bảo vệ sự tương hợp giữa đức tin và lý tính, mà còn nghĩ rằng điều cá biệt và sự phong phú của kytô giáo là đã gặp gỡ những nền tảng tư tưởng hy lạp.

Nền dân chủ cũng vậy, nó không được cắt biệt ra khỏi lý tính. Nó không thể chỉ dựa vào số phiếu bầu hoặc vào những chuyển động đầy đam mê của các cá nhân. Nhưng nó phải phát xuất từ biện luận và lý luận, liêm chính tìm kiếm điều tốt và điều cần, tôn trọng những nguyên lý chính yếu được lý trí chung công nhận. Làm sao mà dân chủ có thể bỏ ánh sáng của lý trí mà không tự chối mình, vì dân chủ là con đẻ của lý trí và của Ánh Sánhg ? Đó là một đòi hỏi thường nhật để điều khiển công sự quốc gia và để bàn luận chính trị.

Cũng vậy, đối thoại với các tôn giáo quả là một điều hợp pháp, dân chủ và là một điều tôn trọng tính đời. Các tôn giáo và đặc biệt là tôn giáo kitô mà chúng con chia sẻ  một lịch sử dài, với những di sản sống về suy tư và về tư tưởng, không chỉ về Thiên Chúa, mà cả về con người, về xã hội, và về cả cái bận tâm trung tâm hôm nay là thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ bỏ điều đó thì thật là điên rồ, đúng hơn là một lỗi lầm phạm đến văn hóa và đến tư tưởng.

Đó là lý do khiến con nói đến tính đời tích cực (laïcité positive), một tính đời biết tôn kính, biết tụ hợp, biết đối thoại, chứ không phải là một tính đời loại trừ hay tố giác. Trong thời đại hôm nay, thời đại mà sự nghi ngờ, sự khép cuốn vào mình đặt ra cho các nền dân chủ cái thách đố phải đáp lại những vấn đề của thời đại, tính đời tích cực sẽ đưa ra cho lương tâm ta cái khả năng, vượt trên những niềm tin và những lễ nghi, trao đổi về ý nghĩa mà ta muốn gán cho cuộc sống của ta ; đi tìm ý nghĩa … ,

Nước Pháp đã cùng với Âu Châu cam kết suy nghĩ để làm sao tạo một nền luân lý cho chủ nghĩa tư bản tài chính. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ chẳng có nghĩa gì nếu nó là cùng đích cho chính nó. Tiêu thụ để tiêu thụ, tăng trưởng để tăng trưởng, như thế thì chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng sự cải thiện cảnh sống của đa số nhân loại, sự phát triển nhân vị con người, đó là những mục đích hợp pháp. Đó cũng là lời giảng dậy chính yếu của học thuyết xã hội công giáo. Lời giảng dậy này hoàn toàn giao hợp với những thách đố của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bổn phận của chúng con, bởi vậy, là phải lắng nghe điều mà ĐTC sẽ nói cho chúng con về vấn đề này.

Cũng vậy, những tiến bộ nhanh chóng và quan trọng của khoa học trong những lãnh vực di truyền học và truyền sinh đang đặt ra cho những xã hội chúng ta những vấn đề tế nhị về luân lý sinh học. Chúng đưa cho chúng ta cái quan niệm về con người và về sự sống, và có thể đưa đến những thay đổi cho xã hội. Đo đó, chúng không thể chỉ là vấn đề của các chuyên viên.

Trách nhiệm của người làm chính trị là phải tổ chức cái khung thích ứng cho cuộc suy nghĩ này. Đó là điều mà nước Pháp sẽ làm trong cuộc Tổng Đại Hội Toàn Quốc về luân lý sinh học trong năm tới. Dĩ nhiên những truyền thống triết học và tôn giáo sẽ hiện diện trong cuộc đàm thảo này.

Tính đời tích cực, cái tính đời mở rộng, chính là một lời mời đối thoại, một lời mời bao dung, một lời mời tôn kính. Thiên Chúa biết rằng các xã hội của chúng ta cần đến đối thoại, tôn kính, bao dung và an tĩnh.

ĐTC đang mang lại một cơn may, một luồng khí, một cục diện khác vào cuộc đàm thảo công cộng này. Cuộc đàm thảo này là một thách đố. Cách đây 30 năm thôi, không một vị tiền nhiệm nào của con đã có thể mường tựợng, hay ngờ đến những vấn đề mà chúng con đang phải đương đầu hôm nay. Xin ĐTC tin rằng, đối với một người có trách nhiệm chính trị, thì việc khai phá những những cánh đồng mới này cho tri thức, cho dân chủ và cho đàm thảo là một trách nhiệm rất nặng nề.

***

Thưa ĐTC, ngày mai ĐTC sẽ đi Lộ Đức. Trong con tim của triệu trệu người sống ở Pháp và trên thế giới, Lộ Đức chiếm một chỗ đặc biệt. Người ta thường đến đó để xin ơn được khỏi bệnh thân xác, mà ra về được ơn khỏi bệnh linh hồn và tâm can. Ngay cả với kẻ trần tục, người ta cũng nhận thấy có một « phép lạ » Lộ Đức : phép lạ được lòng trắc ẩn, được can đảm, được hy vọng, giữa những đau đớn thân xác hay đau khổ tâm thần rất cay cực và rất khó tả.

Sự đau khổ, dẫu là do bệnh hoạn, tật nguyền, thất vọng, tử vong hay chỉ do sự dữ, quả thật là một trong nhựng vấn nạn mà cuộc sống đặt ra cho lòng tin và lòng cậy nhân loại. Về vấn đề này, điều mà ĐTC sẽ nói, thứ hai tới, với những bệnh nhân, sẽ được đón nghe vượt ngoài cộng đồng công giáo. Nhưng, với khả năng có thể đương đầu với đau khổ, có thể vượt trên và biến đổi nó, con người cũng đang đưa ra, cho người tin cũng như kẻ không tin, một dấu chỉ cụ thể, một chứng cớ rõ rệt về phẩm tước của mình.

Phẩm tước con người hay nhân phẩm, Giáo Hội không ngừng rao truyền và bảo vệ. Đối với những người có trách nhiệm chính trị như chúng ta, thưa các đồng nghiệp trong chính phủ cũng như bên đối lập, Ông Thị Trưởng Paris, bổn phận của chúng ta là  phải biết làm sao bảo vệ nhân phẩm càng ngày càng hơn. Đó là một vấn đề liên tục, do những câu thúc kinh tế, do những nghi ngại chính trị, do sự kính trọng dân chủ và do tự do lương tâm.

Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra lợi tức liên đới tích cực (revenu de solidarité active). Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã dấn thân cam kết chống lại bệnh quên Alzheimer. Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra chức tổng thanh tra nhà tù (contrôleur général des prisons), và tôi biết rằng ở Pháp cũng như ở nhiều nền dân chủ khác, chúng ta còn rất nhiều tiến bộ cần thực hiện trong vấn đề này. Và vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đang phải đương đầu giải quyết vấn đề tế nhị nhập cư, một vấn đề bao la, đòi hỏi rộng lượng, kính trọng nhân phẩm, mà đồng thời không quên trách nhiệm.

Đó mới chỉ là đầu đề của những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm. Nước Pháp không có cao vọng giải đáp hoàn hảo. Nhưng đó là những vấn nạn bao la. Chúng cho thấy sự phức tạp của lời cam kết của những người có trách nhiệm chính trị, bất  kể họ đến từ phe nào, là ai, có xác tín gì, họ đều phải mỗi ngày xác định làm sao bảo đảm hơn được sự tôn trọng nhân phẩm mà đồng thời thực hiện được việc điều hành quốc gia.

***

Nhân phẩm dần dà đã được chấp nhận như một giá trị phổ cập. Nó là tâm điểm của Bản Tuyên Bố chung cho thế giới về Nhân Quyền, đã được thừa nhận ở Paris đây, cách nay 60 năm. Đó là kết quả của một hội tụ đặc biệt giữa kinh nghiệm con người, những truyền thống triết học và tôn giáo lớn của nhân loại với con đường của lý tính. Tôi không cho hai cực này chống đối nhau, vì cả hai đều góp phần nuôi dưỡng sự suy tư của chúng ta.

Vào lúc mà hiện lên bao nhiêu là cuồng tín, lúc mà lý thuyết tương đối áp đảo với một hấp lực càng ngày càng mạnh, lúc mà ngay cả khả năng có thể tri thức và có thể chia sẻ một phần nào chân lý bị đặt vào vòng nghi ngờ, lúc mà những ích kỷ nghiệt ngã nhất đang đe dọa những liên hệ giữa các quốc gia và trong lòng các quốc gia, thì đây, sự tuyệt đối chọn lựa nhận phẩm và làm cho nó gắn bó sâu vào lý tính phải được giữ gìn như một trong những kho tàng quí báu nhất.

Đó là bí mật thật của Âu Châu, bí mật mà vì bị lãng quên, đã đem thế giới lao mình vào những man rợ tệ hại nhất, bí mật không ngừng làm sinh động lại ý muốn hành động cho hòa bình và ổn định thế giới và lôi cuốn mọi người thiện tâm thêm vững tin hơn để làm như vậy.

Đó cũng là tinh  thần của Liên Minh Địa Trung Hải mà chúng con muốn thực hiên. Thưa ĐTC, con biết và chia sẻ nỗi ưu tư đang to dần của ĐTC về một số cộng đoàn kytô trên thế giới, đặc biệt ở Cận Đông. Về điểm này, Con muốn đặc biệt chào mừng Ông Estifan Majid, đang có mặt giữa chúng ta hôm nay, là bào đệ của Đức Tổng Giám Mục Mossoul, bị ám sát mới đây, Đức cha Faraj Rahho. Liên Minh Địa Trung Hải là một giải đáp cho cái thách đố chính yếu ở đây là sự sống chung của các cộng đoàn đa tôn trên cùng một lãnh thổ. Có điều phải hỏi là chúng ta có thể có một chọn lựa khác không ?

Ở Ấn Độ, người công giáo, hồi giáo và ấn giáo phải từ bỏ mọi hình thức bạo lực mà đi vào đường nhân đức đối thoại. Ở những nơi khác tại Á Châu, tự do hành đạo, bất kể là đạo gì, phải được tôn trọng. Con đã thường có dịp đề cập đến những gốc rễ kitô của nước Pháp. Điều đó không ngăn cản con làm tất cả những gì có thể để các công dân hồi giáo có thể sống tôn giáo của họ một cách bình đẳng với tất cả những tôn giáo khác. Sự khác nhau này, mà con coi là sự phong phú, con muốn rằng những quốc gia khác trên thế giới cũng phải tôn trọng. Thưa ĐTC, đó là điều mà người ta gọi là hỗ tương.

Nước Pháp đa tôn. Con xin làm chứng rằng nước Pháp đã thích thú tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là lãnh đạo của phật giáo tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dậy đạo mà xã hội chúng con rất lắng nghe. Ngài đáng được tôn kính, đáng được lắng nghe, đáng được người ta đối thoại.

Trên đây, tôi đã trình bày một số công việc mà tính đời tích cực đã thực hiện : đi tìm ý nghĩa, tôn trông các tín ngưỡng. Chúng ta không đặt ai trên ai, nhưng chúng ta đảm nhận gốc rễ kitô của chúng ta.

***

Chúng ta hành động cho hòa bình. Chúng ta không muốn phục hồi lại những cuộc chiến tôn giáo. Đó là lý do khiến, tiếp theo cuộc tương kiến nổi tiếng của ĐTC với vua nước Arabie  Saoudite, con đã đến Riyad để nhấn mạnh đến những cái liên kết các tôn giáo hơn là đến những cái làm chúng chia rẽ.

Cuộc đối thoại với và giữa các tôn giáo là một thách đố lớn cho thế kỷ mới này. Những người có trách nhiệm chính trị không thể không lưu tâm. Nhưng họ chỉ có thể góp phần mình nếu họ tôn trọng các tôn giáo. Bởi vì không thể có đối thoại nếu không có tin tưởng, và không thể có tin tưởng nếu không có tôn trọng.

Vâng, con tôn trọng các tôn giáo, tất cả các tôn giáo. Con biết những lầm lỗi mà các tôn giáo đã vấp phạm trong quá khứ, những bảo thủ nguyên thuỷ, những cuồng tín đang đe dọa chúng, nhưng con cũng biết vai trò mà các tôn giáo đã đóng trong việc xây dựng tình nhân loại. Nhận biết điều đó không có nghĩa là giảm giá công sức của những luồng tư tưởng khác.

Con nhận biết tầm quan trọng của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu hy vọng của con người và con không khinh khi cái nhu cầu này. Đi tìm tu đức không phải là một  hiểm họa cho nền dân chủ, không phải là một nguy hiểm cho tính đời.

Con không làm cho các tôn giáo thất vọng khi con đọc những lời sau đây trong chúc thư của sư huynh Christian, tu viện trưởng ở Tibhirine, đã bị ám sát một cách hèn nhát cùng với các đồng viện của ngài : « Nước Algérie và đạo Hồi, theo tôi, là một cái xác và một cái hồn. Tôi đã nói to điều ấy theo như điều mà tôi đã thấy, đã biết và đã nhận, mà thường tìm ra ở đấy sợi dây đưa lối thẳng đến Phúc Âm, sợi dây nhận ra trong lòng mẹ, Giáo Hội đầu tiên của tôi, ở Algérie và trong sự tôn trọng những tín hữu hồi giáo ». Nếu thế giới đã chỉ biết có sư huynh Christian, thì nguy hiểm chiến tranh tôn giáo đã chẳng xẩy ra và những thuyết cuồng tín đã bị dập tắt.

Và khi su huynh viết thêm trong bản chúc thư lời nhắn gởi người sẽ hãm hại mình, vì sư huynh đã biết số phận bi thảm sẽ xẩy ra cho mình rằng : « Lúc mà sự việc đến, tôi mong muốn sẽ có đủ sáng suốt để xin Chúa thứ tha và xin các anh em  nhân loại của tôi tha thứ cho tôi, đồng thời để tôi tha thứ trọn lòng cho kẻ sẽ xúc phạm đến tôi », thì , vâng, con nghĩ rằng các tôn giáo có thể mở rộng trái tim con người. Đó là điều mà một sư huynh kitô đến ở Tibhirine để giúp đỡ các anh em hồi giáo,  đã viết ba năm trước khi chết.

Thưa Đức Thánh Cha, qua tất cả những điều con vừa trình bày trên đây, hẳn Đức Thánh Cha đã hiểu, Chúng con xin chào mừng Đức Thánh Cha đã đến nước Pháp.

 

Paris, ngày 12.09.2008

Tổng Thống Nicolas SARKOZY

(Trần Văn Cảnh chuyển ngữ, ngày 27.09.2008)

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!