Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Bài Viết Của
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
TÂM TƯỞNG CỦA PHONG TRÀO CURSILLO
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ PHONG TRÀO CURSILLO
HẬU CURSILLO
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAN ĐIỀU HÀNH PHONG TRÀO CURSILLO CẤP GIÁO PHẬN HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ?
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SAO MAI-THẠNH AN - NẮM BẮT CƠ HỘI ĐÔNG DU
SÁCH LƯỢC CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
BÁC ÁI - ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI!
GIÁ TRỊ CỦA SỰ HIỀN LÀNH TRONG CUỘC SỐNG.
CHIA SẺ ĐÁP ỨNG: HẠT CẢI ĐANG NẢY MÂM (Hành đạo trong môi trường mình sống)
BÌNH AN THỂ XÁC, BÌNH AN TÂM HỒN & BÌNH AN CỦA CHÚA!
TƯỞNG NHỚ CHA CỐ HIỆU TRƯỞNG, PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN THƯỢNG UYỂN:
CHA ƠI!
ĐẶC SỦNG CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
MỘT TẤM LÒNG!
MÔI TRƯỜNG SỐNG, NHỮNG THÁCH ĐỐ, TÌM NGUYÊN NHÂN, VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC
NƯƠNG BÓNG MẸ! MƯỜI HAI NHÂN ĐỨC.
ĐỘNG LỰC CHO NHỮNG HI SINH.
CỘT TRỤ ĐỨC TIN NƠI GIA ĐÌNH
TÓM LƯỢC: MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHONG TRÀO CURSILLO.
TÌM VỀ CỘI NGUỒN TỔ TIÊN
TRÁCH NHIỆM & LƯƠNG TÂM TRONG NGHỀ NGHIỆP
NGÀY NAY HỌC TẬP NGÀY MAI GIÚP ĐỜI
LÒNG CHUNG THỦY
SÁCH LƯỢC (Kế hoạch) TIỀN CURSILLO TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
GIÁO DỤC CON CÁI: CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT
ANH PHẢI SỐNG
HỒN QUÊ
Mùa Xuân Tình Yêu
LƯƠNG THỰC VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
TỪ NIỀM TIN ĐẾN NIỀM VUI.
TIỀN CURSILLO, (MỘT ĐÁP ỨNG MỤC VỤ CHO GIÁO HỘI)
DI DÂN, CƠ HỘI LỚN, THÁCH THỨC KHÔNG NHỎ!
ĐÓN MỪNG GIÁNG SINH 2017
TÂM TÌNH CẢM TẠ TRI ÂN SAU ĐẠI HỘI ULTREYA KỶ NIỆM 50 NĂM PHONG TRÀO CURSILLO HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM
TÌM CÁCH TRỖI DẬY SAU VẤP NGÃ, THẤT BẠI.
“HỒNG ÂN THIÊN CHÚA BAO LA MUÔN ĐỜI CON SẼ NGỢI CA DANH NGƯỜI”
SỐNG CHUNG
Cha tôi
CHUNG THỦY
TỔ CHỨC CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH
TƯỞNG NHỚ CHA CỐ HIỆU TRƯỞNG, PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN THƯỢNG UYỂN:


Nhớ Cha Cố, tôi lại nhớ đến ngôi trường Trung học thân thương đầu tiên của miền Cái Sắn. Trường ở số Sáu, Tân Hiệp, Kiên Giang. Ngôi trường, mà Cha Cố vừa là người sáng lập năm 1957, vừa là Hiệu trưởng. Thật tiếc, trường xưa, với cây phượng vĩ giữa sân, nay đã không còn nữa! Nhưng hình bóng thật khó quyên của Cha Hiệu trưởng như: cương trực, nguyên tắc, mà đầy yêu thương, giản dị, vẫn không phai mờ trong tâm trí bao lớp học sinh năm xưa, dù nay họ đã tung bay khắp bốn phương!…

Được biết, lúc đương thời, cũng như sau khi qua đời đã có nhiều bài viết về Cha Cố: báo Công giáo và Dân tộc số 1462 viết về Cha với chủ đề “Cứ yêu thương đi, rồi sẽ làm được tất cả”; ở Đức, linh mục  Đaminh Nguyễn Ngọc Long, học trò cũ, nhớ về nguồn cội đã viết: “...Cha Cố đã chỉ vạch ra con đường đào tạo giáo dục nơi con người là đầu tư phát triển tốt nhất cho ngày mai"; còn cha Giuse Đỗ Anh Tuấn, nghĩa tử yêu quí của Cha thường nói: “Cha Cố, người có công lớn với vùng Cái Sắn“; và “Thoáng nhìn về miền Cái Sắn nửa thế kỷ qua“ (Đặng Phúc Minh)...

 

Trong dịp hướng đến kỷ niệm 60 năm, năm thành lập Giáo phận Long Xuyên (1960-2020), tôi  muốn được bộc bạch đôi điều về Cha Cố, như thể hiện sự tham gia, hiệp thông cùng Giáo phận; sự hiếu thảo với Cha Cố kính yêu; cùng tự nhắc tôi noi gương Cha …

Để biết rõ hơn về bối cảnh, khi Cha cố mở trường, ta cùng đọc: “lịch sử Giáo phận Long Xuyên”, phần 2: “Dinh điền Cái Sắn I chính thức thành lập ngày 21-1-1956, rộng 26.000 mẫu tây, nơi định cư của 9800 gia đình gồm 45.302 người Bắc, đa số là người Công giáo. Dinh điền Cái Sắn II chính thức thành lập ngày 01-06-1957, rộng 4.000 mẫu tây, có 2500 gia đình, đa số là người Công giáo Bùi Chu và Nam Định”.

Cụ thể hơn: Suốt dọc tuyến đường hơn 20 kilômét trên quốc lộ 80, từ đầu kinh H đến đầu kinh 5, tính từ Sài Gòn về Rạch Giá, với hàng chục con kinh đào hai bên dòng sông Cái Sắn mang nặng phù sa, gồm cả mấy chục xứ đạo thân yêu, mới được thành lập, chỉ mới có trường Tiểu học, chưa có một trường Trung học nào cả. Hàng trăm cháu học sinh, tương lai của đất nước, khi học hết lớp nhất (Lớp 5 hiện nay) rồi sẽ học ở đâu? Nếu muốn học lên Trung học, gia đình phải gởi các cháu về Long xuyên, hay Rạch Giá, cánh nhà cả hơn 30 kilômét. Tôi nghĩ các cháu hầu hết phải bỏ học, dù gia đình sẵn có truyền thống hiếu học, nhưng “lực bất tòng tâm”. Biết làm sao! Tương lai mù mịt, tăm tối chờ sẵn các cháu…Rồi đây, các cháu chỉ còn biết: “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”…Thật buồn!

Giữa cảnh chồng chất khó khăn như thế, trường Trung học Cái Sắn được Cha Cố mở ra, như cơn mưa rào giải hạn xuống vùng này. Nhờ ngôi trường, tuy còn đơn sơ, mái tôn, vách gỗ lưới, nhưng hàng trăm cháu học sinh từ các xứ đạo trong vùng, sáng sáng lũ lượt đến trường. Có cháu phải đạp xe từ 4 giờ sáng, vượt qua hơn 20 kilômét để tới trường trước 7 giờ 30 sáng. Hồi tưởng lại, mới thấy cái ích lợi to lớn cho xã hội và Giáo hội; cái tâm bao la! cái tầm nhìn cả trăm năm của Cha Cố, khi Cha mở trường.

Tôi nhớ nhiều về ngôi trường và Cha Cố, vì tôi đã có ba năm học tại đây, và 10 năm là giáo viên cũng tại ngôi trường này; tôi lại được Cha Cố gởi học Khóa Ba Ngày Phong trào Cursillo tại giáo phận Long Xuyên năm 1973... Tôi còn được học nhiều điều nơi Cha Cố, từ cách tổ chức công việc đơn giản, khoa học, logic, đúng giờ, giờ nào việc ấy, nên hiệu quả mang lại cao. Như chỉ cần 2 phút, mà hơn 1000 học sinh xếp hàng rất trật tự trong sân trường, khi mỗi em có một vị trí cố định ngoài sân trường. Chưa hết,  hàng năm vào ngày 03 tháng 12, ngày mừng kính thánh Phanxicô, bổn mạng của Cha Cố, cũng là bổn mạng của trường, được tổ chức long trọng và đầy ấn tượng. Ngày đó, cựu học sinh khắp nơi đều khấp khởi tìm về cội nguồn, vừa chúc mừng Cha, gặp gỡ anh em; vừa mừng lễ. Bài hát về ngôi trường lại được vang lên, với bao kỷ niệm buồn vui ùa về:

Đây trường Phanxicô xinh đẹp dựa bóng bên đường, như mẹ hiền yêu thương rộng tay đón đoàn niên thiếu. Bao đoàn học sinh sớm chiều rộn rã tới trường, như những bầy chim non, đùa vui hót dưới nắng hồng. Lạy thánh Phanxicô cho đoàn con chăm học luôn, để mai này tô thắm núi sông. Lạy thánh Phanxicô cho đoàn con chăm học luôn, xứng danh là con cháu Lạc Long.

Đây trường Phanxicô sáng ngời ngọn đuốc chuyên cần, đem văn học ngàn xưa rèn tâm trí đoàn niên thiếu. Bao đoàn học sinh sớm chiều… xứng danh là con cháu Lạc Long ”.

Khi trưởng thành, tôi ngộ ra Cha Cố là người hiểu rất sâu sắc về ích lợi của sự học. Ích lợi đó đã được nhà bác học Lê Quí Đôn đã xác định: “Phi nông bất ổn; phi thương bất hoạt; phi công bất phú; phi trí bất hưng”. Sau này, vào năm 1996, nhà giáo dục Jacques Delors của Unesco cũng khẳng định 4 cột trụ của sự học: “Học để biết; học để làm; học để sống chung; học để làm người”. Như thế, Với cái tâm bao la, cái tầm nhìn vượt thời gian, Cha Cố đã mở trường.

Dưới mái trường Trung học Cái Sắn năm xưa, học sinh được đón nhận một nền giáo dục nhân bản với triết lý giáo dục: Nhân bản, Khoa học, Dân tộc…Hôm nay, nhiều học sinh Cái Sắn đã trở thành, Linh mục, Tu sĩ, Giáo sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ, Thầy giáo, Nhà văn… đang giúp ích cho xã hội và Giáo hội ở khắp nơi trên thế giới, nhưng hầu hết vẫn giữ được những nét cơ bản là người có nhân có nghĩa; biết sống có trước có sau; có trên có dưới…Điều đó đã được chính Cha Cố mừng rỡ nói lên trong những lần gặp gỡ:

“Xin cám ơn các cựu học sinh Cái Sắn đã về đây … Các anh đến từ Đà Lạt, Lâm Đồng, Sài Gòn, Long Xuyên, Cần Thơ, và cả các anh chị Việt Kiều nữa ... Quả là mối tình sâu xa có một không hai. Dù tôi đã rời xa mái trường 24 năm, nhưng tình nghĩa thầy trò, anh em cùng trường vẫn không phai nhạt… Tôi cũng hãnh diện về sự thành công của anh em trong xã hội và Giáo hội… Nhất là các anh tham gia Ban Hành Giáo, các Đoàn thể, Phong trao nhiều nơi… trong nước và nước ngoài như ở Fort Worth Texas, San Diego Cali…”

Tưởng nhớ về Cha, tôi lại nhớ phong cách sống thật giản dị, thân thiện và bình dân của Người, trong lúc chúng tôi đôi lúc còn kiểu cách, mầu mè… Người thường mắng yêu chúng tôi: “Các anh thì con nhà lính, lại tính nhà quan”. Nói xong Cha con cùng cười! Cha Cố còn được nhiều người mộ mến, trong đó có thân phụ tôi. Cha tôi viết:

“…Chúc cha tuổi trọng đức dày

Càng thêm tuổi thọ càng đầy Thiên ân…

                                    (Đặng Phúc Lộc)

Tưởng nhớ về Cha Cố, dù may mắn thường được gần gũi Người, tôi vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về Người… Ngoài mở trường học, thì những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, Cha Cố còn mở các lớp may, lớp thêu…Vì thế, để biết rõ về Cha, tôi xin phép trích dẫn lời của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, nguyên Giám mục Giáo phận Long Xuyên, nhân dịp mừng kim khánh linh mục, và mừng thượng thọ Cha Cố 80 tuổi (ngày 08-06-2004):

 “…Một linh mục tốt lành; nhà mô phạm khôn ngoan; nhà truyền giáo nhiệt thành với những đức tính rất được trân trọng như: thẳng thắn, trung thực, quyết đoán, cầu tiến, nhân hậu và bao dung…”.

Chúng con, những cựu học sinh trường Trung học Cái Sắn năm xưa; những thầy cô giáo đã vinh dự được cộng tác với Cha dưới mái trường xưa thân yêu nhiều năm, nguyên xin Thiên Chúa là Đấng toàn năng; vua tình yêu, sớm đón Cha về hưởng nước Chúa, như lời cáo phó của Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo phận gốc của Cha: “Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành, hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25, 21).

Với 93 năm là con người và là con Chúa, trong đó có 60 năm là linh mục, Cha Cố đã sống trọn khẩu hiệu mà Cha đã chọn, khi thụ phong linh mục:

Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mt 20, 28).

 Chúng con tin rằng: Cha Cố đã về cùng Chúa, Đấng đầy lòng xót thương, xin Cha cầu nguyện cho chúng con.,.

                                                                                                                      Inhaxiô Đặng Phúc Minh    

 

Tác giả: Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!