Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Đồng Đăng
Bài Viết Của
Lm. Jos Đồng Đăng
CON ĐÃ YÊU NGÀI QUÁ MUỘN
HÃY MỞ RỘNG CÁNH CỬA TRÁI TIM ĐỂ ĐÓN VUA GIÊSU
TRỜI ĐẤT QUA ĐI, LỜI CHÚA CÒN MÃI
CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG
SỐNG GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC ‘TIẾN THÂN’ HAY ĐỂ ‘DẤN THÂN’?
CHỈ CÓ CHÚA LÀ GIA NGHIỆP
Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly
ĐỪNG LOẠI TRỪ NHAU
SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ
NGƯỜI CHẾT NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU
TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI (phỏng theo Video bài giảng của Hồng Y Tagle)
TỬ TƯỞNG CỦA THÁNH CYPRIAN VỀ SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ ƠN CỨU ĐỘ TRONG ĐỨC KI-TÔ
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
ĐỨC GIÊSU ĐEM ‘BÌNH AN’ HAY ‘GƯƠM GIÁO’ ĐẾN CHO THẾ GIAN?
NGƯỜI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TÔI
SỐNG HIỆP THÔNG THEO GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh và Mẹ các tín hữu
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO
HÒA HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
CÓ NHIỀU “TIA SÁNG” NHƯNG CHỈ CÓ MỘT “MẶT TRỜI” CỨU ĐỘ
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG CỨU ĐỘ DUY NHẤT
MỤC TỬ THẬT, MỤC TỬ GIẢ
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
GIÊ-RÊ-MI-A, MẪU GƯƠNG CHO NGƯỜI NGÔN SỨ
NIỀM VUI CÓ CHÚA PHỤC SINH
HÃY ĐỂ CHO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHẠM ĐẾN CHÚNG TA
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ THẾ GIỚI
NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Đức Tin, Một “Bảo Vật” Đầy Mong Manh Nơi Người Ki-tô Hữu Trẻ Hôm Nay
GIU-ĐA, CON NGƯỜI ‘ĐÁNG THƯƠNG’ HAY ‘ĐÁNG GHÉT’?
HÃY ‘RỬA TAY’ NHƯNG XIN ĐỪNG ‘PHỦI TAY’
BIẾN CỐ THĂNG THIÊN VÀ SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

 

(Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mt 28,16-20)

Dẫn nhập: Khi Liên xô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, mở màn cho cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ của thế giới và mở ra bầu trời mới cho nhân loại khám phá, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga-sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện.”[1] Và vào ngày 12/04/1961, Yuri Gagarin, một phi hành gia Liên xô đã trở thành người đầu tiên đáp phi thuyền bay vào vũ trụ. Ông đã trở về trái đất an toàn sau 108 phút bay quay quanh trái đất. Sau cuộc du hành ngoạn mục, Gagarin đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Trong cuộc bay lượn giữa các vì sao, tôi chẳng nhìn thấy Thiên Chúa đâu cả”. Vậy là, phi hành gia này đã không thể nhìn thấy Thiên Chúa theo kiểu “nắm tận tay, day tận mắt” được. Thưa anh chị em, hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thăng Thiên. Vậy, Chúa Thăng Thiên có ý nghĩa gì? và Chúa Thăng Thiên nhắn nhủ chúng ta điều gì?

1. Chúa Thăng Thiên có ý nghĩa gì?

Về mặt từ ngữ, thăng thiên có nghĩa là lên trời (thăng là lên, thiên là trời), tuy nhiên, việc Chúa lên trời ở đây không phải là lên chín tầng mây theo kiểu chúng ta đi máy bay; không phải như Tôn Ngộ Không nhún vai là vút vào không trung; cũng không phải như cánh diều no gió bay vút lên tận trời xanh. Chúa không lên trời kiểu đó. Vì thế, cho dù ai có nỗ lực đáp máy bay vào không trung để tìm cho kỳ được Thượng Đế thì không thể được đâu!

Khi nói Chúa Lên Trời, tác giả Kinh Thánh đang sử dụng kiểu nói bình dân. Theo đó, không gian được chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Khi sống lại, Người trở về mặt đất. Và hôm nay, sau khi sống lại và ở cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha. Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Phận là con người có thân xác, chúng ta bị giới hạn bởi không gian nên cần có một nơi chốn để cư ngụ. Còn Thiên Chúa không bị giới hạn bởi không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa. Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hoà yêu thương. Vậy, lên trời hay lên thiên đàng không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi cách thế hiện diện, là thay đổi sự sống, từ sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời, Người trở về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, trong sự hiệp thông Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần.[2] 

Việc Chúa Giêsu lên trời hướng lòng chúng ta về ‘trời cao’, vì “quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3, 20). Chúng ta hy vọng rằng, trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta cũng được bước vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa theo một cách thế mới mà ta chưa từng thấy. Điều này có nghĩa là, bằng cặp mắt đức tin, con người tìm thấy một nơi ở vĩnh cửu trong Thiên Chúa. Chúng ta hy vọng sẽ được hiện diện theo cách thế mới của Người, đến độ chúng ta đi tới Chúa Giêsu Kitô và kết hợp nên một với Người. Bởi lẽ Thiên Đàng không phải là gì khác nhưng chính là một ngôi vị: Chính Chúa Giêsu là điều mà chúng ta gọi là “thiên đàng”.[3]

2. Chúa Thăng Thiên nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Việc lên trời của Chúa Giêsu nhắc chúng ta đang khi ngưỡng vọng về trời cao thì đừng quên bổn phận ở chốn “đất thấp”. Chúa lên trời không phải là bữa tiệc chia tay nhưng trước hết và trên hết là sự giao phó một công việc vẫn còn dở dang cho các tông đồ và cho chúng ta nữa; đó là sứ vụ loan báo Tin mừng. Và đây là lời nhắn nhủ của Chúa dành cho các tông đồ và cũng chính là cho mỗi người chúng ta: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 18-20). Như vậy, sứ vụ mà Chúa giao phó cho các tông đồ và chúng ta trước khi về trời là truyền giáo.

Truyền giáo không phải là điều gì tùy phụ nhưng là yếu tố gắn liền với bản chất, với căn tính của Giáo hội; Giáo hội không có lý do để hiện hữu nếu không loan báo Tin mừng.[4] Cũng vậy, chúng ta, những người Kitô hữu - nghĩa là những người thuộc về Chúa Kitô, nếu rời xa sứ vụ loan báo Tin mừng, chúng ta chỉ còn là những kitô hữu nửa vời, hữu danh vô thực. Nói cách khác, nếu không loan báo Tin mừng, chúng ta chỉ là “những Kitô hữu vô thần”, được che phủ bởi một lớp “vẹc-ni Ki-tô giáo” - một lớp sơn Kitô giáo ngoài vỏ nhưng thực chất, cái lõi, cái ruột Kitô hữu đã bị mục ruỗng rồi. Chớ gì mỗi chúng ta trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng vì chỉ có đời sống chứng nhân mới có sức làm lan tỏa hương vị Tin mừng cho muôn dân. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy, hoặc nếu có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân.”[5] Quả vậy, việc Giáo Hội cần làm là nêu gương, là lan toả niềm vui Tin Mừng chứ không phải chiêu mộ tín đồ. Giáo Hội cần những chứng nhân sống để mang sứ điệp Tin Mừng cho những người chưa nhận biết Chúa. Thật nực cười biết bao cho những người chỉ như thanh la phèng phèng, “ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”[6] Đó không phải là những chứng nhân loan báo Tin mừng nhưng là những phản chứng, chỉ làm cớ cho người khác xa Chúa mà thôi.

Để trở nên chứng nhân, chúng ta được mời gọi thay đổi từ suy nghĩ, lời nói đến việc làm của mình. Nếu chúng ta gieo những ý nghĩ tốt, chúng ta sẽ có những lời nói tốt; nếu chúng ta biết nói những lời tốt, chúng ta sẽ có nhiều hành động tốt; nếu chúng ta gieo nhiều hành động tốt, chúng ta sẽ có những thói quen tốt; nếu chúng ta gieo nhiều thói quen tốt, chúng ta sẽ có nhân đức và nhân đức định dạng số phận chúng ta. Nhân đức sẽ tỏa hương thơm của Tin mừng cứu độ.

Kết luận: Tóm lại, việc Chúa lên trời không phải là lên cao trong không gian theo nghĩa vật lý nhưng là lên theo cấp độ sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn. Sự sống đó đạt tới viên mãn trong sự hiệp thông ba ngôi Thiên Chúa. Chúa lên trời cho chúng ta hy vọng một mai chúng ta cũng được lên trời với Người. Dù biết rằng, những Kitô hữu trên trần gian này không có một quê hương vĩnh cửu, nhưng tìm kiếm một quê hương trong tương lai…người Kitô hữu xem xã hội hiện tại như một nơi tha hương; họ thuộc về một xã hội mới là mục đích của cuộc lữ hành trần thế, và là điều luôn được trông mong trong suốt cuộc lữ hành này”. Tuy vậy, nhưng người Kitô hữu không sống theo kiểu “xuất thế”, nhưng là “nhập thế”, trở nên men, muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Xin Chúa Giêsu, Đấng đã lên trời vinh hiển, luôn ở cùng chúng ta, bênh đỡ chúng ta, hộ giúp chúng ta chu toàn bổn phận nơi trần thế, mong mai ngày chúng ta cũng được lên trời vinh hiển, về cùng Chúa, là cùng đích của đời sống chúng ta.



[1] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971), tr. 108.

[3] Đây là lối giải thích của Giáo hoàng Bênêđictô XVI, ngài nói:  “we go to heaven to the extent that we go to Jesus Christ and enter into him.” Heaven is a person: “Jesus himself is what we call ‘heaven.’” Xem Readings & Reflections with Cardinal Tagle’s Video: The Ascension of the Lord C & May 30,2019 (Thursday) or June 2,2019 (Sunday),

http://www.pagadiandiocese.org/2019/05/30/readings-reflections-with-cardinal-tagles-video-the-ascension-of-the-lord-c-may-302019-thursday-or-june-22019-sunday/. Truy cập ngày 16.5.2020.

[4] X. Thư mục vụ về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Phận Vinh, tháng 10 năm 2019

[5] Pope Paul VI, Address to the Members of the Consilium de Laicis (2 October 1974): AAS 66 (1974), tr. 568, trong ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Evangelli Nuntiandi (1975), s. 41 (Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses).

[6] Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 1815. 

Tác giả: Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!