Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
CHUYỆN BÉ ĐẶNG MAI SƯƠNG ĐÌNH
"NHƯ GÀ MẸ Ủ ẤP CON DƯỚI CÁNH…"
700 SỐ BÁO – 700 HẠT MẦM NỞ HOA
CỨU TRỢ BÀ CON MIỀN TRUNG ĐANG CHỊU THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
DỌN NHÀ, DỌN LÒNG…
KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG"
ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”
THÔNG BÁO GHI DANH KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÂN AGAPE 26 CỦA TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỜI GỌI GHI DANH THEO KHÓA KỂ CHUYỆN GIÁO LÝ TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỤC TỬ NHƯ LÒNG… DÂN MONG ƯỚC !
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI... ?
MẸ HẰNG CỨU GIÚP, XIN CỨU GIÚP CHÚNG CON
LỜI TUYÊN TÍN VÀO CHÚA GIÊSU CỨU THẾ
LỄ CHÚA CỨU THẾ - TIN HOẶC KHÔNG TIN
“TRÁNH QUA BÊN KIA MÀ ĐI...”
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG ( Kỳ 12 ): Tờ lịch Tin Mừng
“TRỜI HÀNH CƠN LỤT MỖI NĂM…”
CẦU SIÊU, CẦU AN, VÀ CẦU NGUYỆN NỮA !
“HỠI ÔI, BÀ LÀ CHÚA BÀU CHÚNG CON…”
PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA, CHO CẢ HỘI THÁNH VIỆT NAM
ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC !”
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC…
MÓN NỢ KHỔNG LỒ VÀ KINH KHỦNG VỚI CÁC THAI NHI
NGÀY GHI ƠN BỐ – FATHER’S DAY
CUỘC “TRƯỜNG CHINH” BẢO VỆ SỰ SỐNG
“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”
“CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG VỚI...”
“YÊU NHƯ THẦY YÊU...”
CHÚA LÀ CÂY - CON LÀ CÀNH - CHÚA LÀ BIỂN XANH - CON LÀ DÒNG SUỐI NHỎ
“TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI, VÀ CHIÊN CỦA TÔI BIẾT TÔI”
“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”
DÒNG SÔNG DÀI, BÊN LỞ BÊN BỒI...
“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”
“XIN CHO CHÚNG CON HẰNG NGÀY... THẤT NGHIỆP !”
NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON
ĐỔ MỒ HÔI – SÔI NƯỚC MĂT
“LÌ XÌ CHO... CHÚA GIÊSU”
MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ RẤT NHIỀU ĐÊM THẮP NẾN NGUYỆN CẦU
BUỒN VUI LỄ GIÁNG SINH
“NGÀI ĐÃ ĐẾN NƠI NHÀ MÌNH, NHƯNG NGƯỜI NHÀ...”
“TRỜI HÀNH CƠN LỤT MỖI NĂM…”

Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Ngay từ khi còn bé, hơn bốn mươi năm trước, chúng tôi đã được nghe giọng hát cô Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long hát Hội Trùng Dương của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Mặc dù gia đình chúng tôi là người miền Bắc di cư vào miền Nam, làm gì, nói gì, thế nào cũng hơi “cục bộ địa phương” một chút, thế nhưng bố mẹ và các anh chị chúng tôi, khi nghe đến “Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm tràn, ngập Thuận An để lan biển khơi…” ai cũng đồng ý là khúc thứ nhì về dòng Hương Giang, về Huế, về miền Trung là khúc hay nhất, mà cũng bi ai đẫm nước mắt nhất, hơn hẳn khúc thứ nhất về sông Hồng của miền Bắc và khúc thứ ba về sông Cửu Long của miền Nam..

Chúng tôi dạo ấy mới là cậu bé mười tuổi, chưa hiểu gì, chỉ trực giác cảm nhận là bài trường ca ấy hay, hay lắm. Và rồi từng năm tháng lớn lên, nhất là trong vòng hơn mười năm trở lại đây, chúng tôi thấm thía nghiệm sinh thật sự nỗi đau, nỗi khổ, nỗi nghèo của miền Trung. Gần như năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng 9 đổ về sau, dải đất thắt eo mỏng manh và gầy guộc ấy lại phải gánh chịu ít là hai, ba cơn bão dữ.

Tạm gác nỗi niềm cảm thương sang một bên để suy nghĩ lý giải, có lẽ chúng ta thấy vấn đề không dừng lại ở thiên tai mà còn là… nhân họa nữa !

Xa xôi thì vấn đề môi trường của toàn địa cầu chúng ta đã bị xáo trộn và tổn thương ghê gớm do chính con người chúng ta gây nên chỉ sau hơn một thế kỷ được mệnh danh là “phát triển” vượt bậc về khoa học kỹ thuật, nhưng ngược lại cũng là “hủy diệt” tàn khốc bởi chiến tranh và khủng bố. Của đáng tội, chiến tranh thê thảm đã phá hủy môi trường một thì phát triển văn minh lại âm thầm làm suy kiệt và rối loạn trầm trọng quy luật tự nhiên của khí hậu và sinh thái. Hành tinh xanh đã thành “hành tinh xám” với những tiên báo không còn là chuyện giả tưởng nữa: Ngày Tận Thế cận kề nếu cứ cái đà này mà… phát triển !

Gần hơn, ở tầm mức nhỏ hơn, quy mô ở từng quốc gia, đặc biệt là Việt Nam chúng ta nằm ngay vùng hứng bão, nhân họa lộ ra ở chỗ những người có trách nhiệm dự báo khí tượng, năm nào cũng vẫn cứ phạm những sai lầm chết người, đến khi báo chí truy hỏi lại chối quanh tại thế này tại thế kia, chưa bao giờ thấy có ai mất chức, đi tù, hay ít nhất công khai xin lỗi nhân dân cả. Ngành xây dựng công trình cũng vậy, không có tầm nhìn để thiết kế hệ thống đê kè chống bão có khả năng chịu nổi sức công phá của lũ lụt cấp độ lớn, đến khi thi công lại rút ruột ăn bớt vật liệu. Bão ập đến đương nhiên là tan hoang, là đổ nát. Rồi cũng họp báo, cũng phê tự phê, ông này đổ tại thiếu kinh phí, bà kia bảo là ngân sách ít quá mới ra nông nỗi.

Cuối cùng cái đáng buồn nhất, cái “nhân họa” kinh khủng nhất là chuyện cứu trợ. Dân tình bây giờ không còn sợ sệt như trước, đã dám bình luận một cách mỉa mai công khai, rằng: Cán bộ địa phương, cấp trung và sơ cấp bây giờ: “lương” cao mà “tâm” lại thấp, nên cứ thấy có bão, có lũ lụt lại… mừng, vì có dịp tha hồ mà chia chác, ăn chặn của dân đen !

Bản thân chúng tôi gần hai năm nay đã chán, không còn tin nên cũng không buồn đọc báo và xem truyền hình hằng ngày nữa, chỉ nghe bạn bè anh chị em Giáo Dân có đọc và xem, họ mách lại thôi, lại càng thêm xót xa. Tin buồn lụt bão râm ran thì Mặt Trận các cấp lại rầm rộ tổ chức ở khắp nơi các cuộc quyên góp cứu trợ thu về hàng mấy trăm tỷ tiền và hàng. Chụp hình quay phim và vỗ tay vang trời. Vậy mà ngoài kia, đầu sóng ngọn gió, màn trời chiếu đất, bà con nạn nhân cứ đói, cứ rét, cứ khóc mà đi tìm người mất tích, cứ lầm lũi đào bới rồi đi chôn người thân. Thương nhất là cảnh những em bé học sinh người dân tộc thiểu số, đứng ngồi trong những ngôi trường làng vốn đã nghèo khó tả tơi từ lâu nay lại càng thêm tang thương, đang cặm cụi hong từng quyển sách quyển vở ướt nước mưa và bê bết bùn đất.

Bão ập vào miền Trung một ngày cuối tháng 9 thì mấy ngày đầu tháng 10 đã có rất nhiều anh chị em gần xa gọi phone và gửi E-Mail về, hoặc sau Lễ túm lấy chúng tôi mà hỏi là bên Nhà Thờ và Nhà Dòng có tổ chức quyên góp cứu trợ hay không ? Họ tỏ ra không yên tâm với hệ thống lạc quyên của Nhà Nước, đóng góp của họ là những người dân thường, thậm chí là những người nghèo, người lao động xa quê, chỉ có mấy chục ngàn, vài trăm ngàn là cao, không bì được với một cái phẩy tay của các đại gia, nhưng họ vẫn muốn sự chia sẻ khiêm tốn và chân thành ấy phải đến được tận tay người hoạn nạn.

Cha Vũ Khởi Phụng vào Nam để thăm Tây Nguyên, có kể là DCCT Thái Hà đã khởi động quyên góp từ ngày 3 tháng 10, thứ bảy hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thêm các Thánh Lễ Chúa Nhật 4 tháng 10, bà con đi Lễ đông nghịt, vừa thắp nến sáng cầu nguyện như đã từng cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật, vừa sốt sắng quyên góp. Thông tin được chuẩn bị tốt, nhiều người nghèo giốc hết cả những tờ giấy bạc và những đồng cắc chắt bóp dành dụm để mang đến góp, “lá rách đùm lá nát í mà”. Mấy trăm triệu đồng ân nghĩa ấy lên đường ngay vào sáng thứ hai 5 tháng 10 để vào tận Quảng Ngãi, nơi có lẽ đã chịu hậu quả bi thương nhất.

Ở DCCT Sàigòn, chúng tôi có chậm chân hơn Thái Hà một chút, nhưng các cha với các nhánh, các nhóm khác nhau cùng với Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn kịp vào cuộc để quyên góp và cứu trợ cho Hà Tĩnh, cho Quảng Nam, cho Tây Nguyên.

Tối Chúa Nhật 4 tháng 10, trong Thánh Lễ cho Người Xa Quê, không có dịp nào để báo trước, chỉ với lời thông tin vắn tắt đầu Lễ và lời mời gọi san sẻ cuối Lễ của chúng tôi, bà con đã tràn lên Cung Thánh để chia sẻ, để trao tận tay chúng tôi những món tiền của tấm lòng. Những Người Xa Quê lam lũ vất vả ấy, họ bảo họ đã từng nếm mùi đói rét do lụt bão ngoài quê cách đây mấy năm, lại đã từng bị bớt xén ăn chặn dã man, lắm khi cầm được có mấy gói mì tôm mà rách toang cả vai áo, nước mắt đầm đìa vì tủi thân, bây giờ vào được Sàigòn mưu sinh, vật chất đã khá hơn thì phải biết chia sẻ cho người đồng cảnh với mình trước đây chứ ! Rõ ràng không phải là bố thí, không phải là cho đi phần dư thừa, nhưng chính là trao tặng phần thiết thân của chính mình !

Chiều thứ năm 8 tháng 10, tại hội trường An Phong của Trung Tâm Mục Vụ DCCT vừa hoàn công, gần 700 anh chị em tham gia chương trình ĐIỂM HẸN GIÊSU đã cùng rực sáng ánh nến cầu nguyện hiệp thông với đồng bào chịu thiên tai và nhân họa của miền Trung. Từng lời ca cất lên là tiếng kêu cầu với Chúa Giêsu thay cho những con người khốn khổ hoạn nạn:

Tin Mừng theo Thánh Mátthêu được công bố:

"Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống, có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước hoặc trần truồng mà cho mặc ? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù mà đến hỏi han đâu ?"  Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy !"

Thì ra chúng ta có thể gặp được chính Chúa Giêsu nơi những cụ già đang ngồi trên mái nhà chống lụt, nơi một người vợ đang khóc chồng bị cây ngã đè, nơi một người đàn ông bất lực không biết sẽ lấy gì để nuôi gia đình mình trong những ngày sắp tới, nơi một em bé ngơ ngác nếm trải lần đầu tiên kinh nghiệm sinh tử trước một cơn lũ kinh hoàng...

Từng lời ca cất lên là tiếng kêu cầu với Chúa Giêsu thay cho những con người khốn khổ hoạn nạn:

“Biết bao người đang khóc lóc vì tóc tang,
Biết bao người đang thiếu đói và rét run,
Biết bao người đang hấp hối lìa thế gian,
Biết bao người đang âu sầu,đang khóc than,
Biết bao người đang ê chề, đang xót xa,
Biết bao người đang cô quạnh trong lãng quên,
hãy kêu cầu Giêsu là Đấng nhân từ…

Lạy Chúa, là Đấng cứu độ chúng con, xin thương xót chúng con…”

Các ông Bảo Vệ ở ngay cổng Nhà Thờ cứ thỉnh thoảng lại lên văn phòng báo tin vui cho chúng tôi: “Cha ơi, có tiền người ta muốn gửi lên Tây Nguyên… Xin cha cũng cho các bạn trẻ ra mang tập vở, gạo, quần áo cũ vào, tràn ngập phòng trực của chúng con rồi…” Các ân nhân tận bên Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức cũng liên tục gửi Mail báo đã gửi tiền qua dịch vụ kiều hối về cho các cha lo cứu trợ, một chị bảo: “Con xem tivi đài của người Việt thấy có mấy bà già ngoài Huế đang lội trong nước lụt, thương quá cha ơi !”

Anh em Hướng Đạo, các anh cựu chủng sinh Kontum và gia đình, các nhóm Ve Chai, Lửa Mến, Fiat, Bảo Vệ Sự Sống, các bạn giới trẻ trong các Giáo Xứ, cả các bạn dân tộc ít người đang làm công nhân tại Tân Bình cũng hẹn nhau, tổ chức quyên góp trong khả năng của mình, nhỏ bé nhưng cụ thể và thiết thực, có nơi nhận lời dựng lại một căn nhà trên buôn Thượng, có nơi nhận giúp 3 đứa bé mồ côi mẹ được đi học lại, nơi thì nhận trợ cấp mỗi tháng 20Kg gạo cho một gia đình mới chịu tang cha, nơi khác nữa, sẽ cố gắng lên Kontum thăm cô nhi viện Vinh Sơn 2 vừa bị bão đánh sập…

Chúa Nhật ngày mai, bài trích sách Khôn Ngoan sẽ cho chúng ta một lời xác tín:

“Tôi coi của cải chẳng là gì so với Đức Khôn Ngoan.
Đối với tôi, trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan,
Vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi,
và bạc so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất…”

Thế đấy, giữa tang thương giông bão lụt lội của nhân sinh, lộ ra một cảnh tượng tương phản: một số người tham lam nhao nhao lên để thu vén chia chác, một số người lại ân cần tận tụy mở lòng trao tặng. Vậy thì, ai đang sở hữu được Đức Khôn Ngoan trước mặt Thiên Chúa, và là chính Thiên Chúa ?

Lm LÊ QUANG UY, DCCT, thứ bảy 10.10.2009

Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!