Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.

 

Vào lúc 9 giờ sáng nay 16/01/2016, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đã dâng Thánh Lễ tạ ơn mừng Kim Cương 70 Năm Linh Mục và Thượng Thọ Bách Niên Cha Cố Phêrô Nguyễn Châu Hải tại nhà thờ Khiết Tâm giáo phận Sàigòn (trụ sở Dòng Thánh Thể Việt Nam). 

Cùng đồng tế với Đức Cha Anphong có Cha Giuse Phan Ngọc Trợ, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam, các cha trong linh tông huyết tộc, đồng hương và học trò của Cha Cố.

Trong bài giảng Lễ, Đức Cha Anphong nói: “Tôi thấy có một từ rất thích hợp, diễn tả được thái độ và tâm tình phải có là ĐỘI ƠN: Ơn Chúa nhiều quá, nặng quá, đến độ ta không cầm, mang, khoác vào được, mà phải đội trên đầu, diễn tả sự kính trọng đối với Chúa, với ơn Chúa. Nhìn lại chiều dài một trăm năm cuộc đời và bảy mươi năm linh mục, cha cố như muốn nói với mọi người rằng Chúa ban cho ngài nhiều ơn lắm, ngài biết rõ điều đó, một mình ngài không thể đội ơn Chúa cho cân xứng, nên ngài muốn xin chúng ta cùng đội ơn với ngài”.

Cuộc đời Cha Cố là một chuỗi hồng ân, và Cha Cố đã sống cuộc sống ơn gọi trọn vẹn đến nỗi ai biết ngài, tiếp xúc với ngài đều dành cho ngài những tình cảm sâu đậm.

Đức Cha Anphong nói: “Ngài đã đáp lại ơn huệ và tình thương Chúa bằng việc sống kết hiệp với Chúa Giêsu. Ngài là một tu sĩ dòng Thánh Thể, nên rất gắn bó với việc tôn sùng bí tích này. Tôi còn nhớ thời ngài làm tuyên úy cho dòng thánh Phaolô Đà Nẵng, mỗi lần đi thăm cha, tôi thường thấy ngài ngồi một mình trước Chúa Giêsu Thánh Thể, với cung cách tôn thờ trầm lặng, đầu gục xuống, lãng quên thời gian. Gặp ngài, tôi thấy như ngài từ một thế giới khác trở về trần thế. Tôi tin rằng ngài đã kín múc sức mạnh nội tâm, ơn thánh nhờ những giờ phút kết hiệp với Chúa để vượt qua những khó khăn và giúp lại cho người khác. Cầu nguyện là lương thực của ngài, như cha Phạm Trung Thành cho biết cha cố dạy đừng đưa ra giải pháp cho một vấn đề khó khăn nếu tiên vàn chưa cầu nguyện và suy nghĩ.”

(Xin xem bài giảng của Đức Cha Anphong)

Trước ngày Lễ, Cha Antôn Nguyễn Huy Điệp, giáo phận Quy nhơn đã gửi thư cho Cha Cố, trong thư có đoạn viết: “Khi con lên Đại chủng viện Hòa Bình năm 1974, con đã gặp Cha, biết Cha trong Ban Giáo Sư, dạy môn Tu Đức. Con đã được học nơi Cha, không những kiến thức, mà cả con người và  nhân cách của một Linh Mục, điều đang trở thành lý tưởng cho một chủng sinh mới lên “làm thày” như con. Khi phải chọn cho mình một vị linh hướng, lúc đó, các thày được tự do chọn cha linh hướng trong số các Cha Giáo, trừ cha Giám Đốc, con đã chọn Cha. Cha đã đồng ý, để cha con thường xuyên được gặp nhau trên đường tu đức. Và từ đó, Cha đã ảnh hưởng trên con rất nhiều.”.

Sau Thánh Lễ, chúng tôi xin được phỏng vấn “chớp nhoáng” Cha Bể Trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam, xin ngài cho biết đôi điều về Cha Cố Phêrô. Ngài nói: “Cha Cố Phêrô là cái gốc của Dòng Thánh Thể Việt Nam chúng tôi. Ngay từ thời Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, năm 1960, ngài đã có mặt ở hải ngoại và cùng với Đức Cha mong ước đưa Dòng Thánh Thể về Việt Nam. Nhưng mãi về sau này, đến năm 1972 mới thực hiện được.

Cha Cố có mặt từ đầu, và sau 40 năm Dòng chúng tôi có mặt, ngài vẫn còn hiện diện. Tấm gương của ngài, như Đức Cha Anphong đã nói, đó là gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể và sống đời ơn gọi vui tươi và hạnh phúc. Đó là món quà quý nhất Chúa ban cho Tỉnh Dòng. Ngài là mẫu gương người tông đồ thắp lửa Thánh Thể theo cha Thánh Tổ phụ Eymard.

Xin mọi người cầu nguyện để chúng tôi trong năm Thánh Lòng Thương Xót biết theo gương cha Thánh Tổ phụ và theo mẫu gương sống đời tận hiến vui tươi và khoan dung tha thứ của Cha Cố Phêrô Châu Hải để làm trọn sứ vụ vì Thánh Thể. Thánh Eymard nói “Ở đâu có Thánh Thể, ở đó có Thiên đàng, ở đâu gắn bó với Chúa Thánh Thể, ở đó có niềm vui và hạnh phúc”.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Cha Cố và cho Nhà Dòng như Cha Giám Tỉnh mong muốn.

Gioan Lê Quang Vinh 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!