Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”

 Thông thường người ta hay nói người lớn phải là tấm gương cho thanh thiếu niên, và các bạn trẻ phải noi gương người lớn. Thế nhưng trong Sứ điệp ngày Hoà Bình thế giới 01/01/2012, Đức Thánh Cha Benedictô XVI viết cho giới trẻ: “Hãy ý thức rằng chính các con là tấm gương và niềm cảm hứng cho người lớn.” Hẳn là Đức Thánh Cha đã nhìn thấy nhiều thực tế của xã hội trần thế ngày nay.

Khi nói người lớn, Đức Thánh Cha muốn nói đến các bậc cha anh, những người có trách nhiệm trong xã hội và có lẽ cả những bậc thầy ở nhiều lãnh vực khác nhau. Người lớn cũng có thể hiểu là những con người có quyền hành và có cả sức mạnh nữa.

Làm thế nào để giới trẻ làm gương cho người lớn? Đức Thánh Cha viết: “Hễ các con càng cố gắng vượt thắng những bất công và tham ô, càng mong ước một tương lai tốt đẹp hơn và dấn thân xây dựng tương lai ấy, thì các con càng là những tấm gương cho người lớn” trước thực tế xã hội ngày nay.

Thực tế trong xã hội cho thấy người lớn đang thực hành nhiều bất công và bất minh. Bao nhiêu lý thuyết đã sụp đổ. Bao nhiêu màn che đã mở ra. Bao nhiêu ánh sáng giả tạo đã tắt ngúm. Và những lừa lọc, gian trá phơi bày trước người trẻ một cách rõ ràng không còn gì che đậy được nữa.

Dường như sự giả trá lớn lao nhất của thế gian trong thời đại này như quả núi khổng lồ không còn chịu nổi sức mạnh của chính mình, đã gượng cười chua chát và ngã nhào xuống, ồn ào náo động y như lúc nó hăm hở bước vào nhân gian.

Thực tế cũng cho thấy người lớn không biết lên tiếng nói cho Sự Thật, Công Lý, Tình Yêu, Hoà Bình. Người lớn đang trình bày sự thật nào có lợi cho họ. Người lớn đang định nghĩa công lý theo ý riêng của họ.

Và cái định nghĩa lệch lạc về công lý có ảnh hưởng ghê sợ nơi giới trẻ, bằng chứng là mới đây, một bạn trẻ đã bình luận trên Facebook: “Mỗi người có một lý tưởng và mục đích sống khác nhau. nên công lý của mình, hóa ra lại là nghịch lý với người khác.” Cho rằng công lý lệ thuộc vào mục đích sống của từng người thì quả là người ta chưa biết đến Giáo huấn Xã Hội Công giáo.

Người lớn cũng định nghĩa tình yêu một cách phiến diện. Họ cho rằng yêu thương người khác là phải đơn sơ như chim bồ câu, là sẵn sàng đưa má cho người ta vả. Như thế người ta mới thực hành một nửa lời Thầy Chí Thánh đã dạy, và hiển nhiên là chưa đủ và chưa đúng. Chúa Giêsu còn dạy phải khôn ngoan như con rắn, phải chỉ rõ bộ mặt giả hình của Pharisiêu, phải đứng về phía người bị áp bức.

Thực tế cũng cho thấy người lớn đang loan báo một thế giới vắng bóng Thiên Chúa. Trường lớp, các phương tiện truyền thông đại chúng và lối sống thực dụng đang gửi cho giới trẻ một thông điệp kinh hoàng: không có Thiên Chúa là Đấng tạo thành và chăm sóc vũ trụ này.

Thật ra không có con người nào có đủ lương tri mà lại từ chối sự thật hiển nhiên là sự hiện diện của Đấng Tạo Hoá, nhưng tất cả những mưu đồ và lợi lộc trần thế đã làm nhiều người lớn mờ mắt, không nhìn thấy ánh sáng chói loà.

Điều đáng lo ngại hơn là chính những người lớn có trách nhiệm giáo dục lại làm cho giới trẻ xa Thiên Chúa khi các ngài không dám nói lên sự thật hay cố tình cổ vũ cho những giá trị sai lạc và lỗi thời. Các ngài quên mất rằng chính sự e ngại do dự trong sứ vụ mục tử làm cho giới trẻ mất định hướng và dần dần rời xa Thiên Chúa.

Thế thì đến lượt giới trẻ, họ phải làm gương cho người lớn. Như trên đã trình bày, Đức Thánh Cha nói rõ ràng rằng giới trẻ làm gương cho người lớn “khi các con càng cố gắng vượt thắng những bất công và tham ô, càng mong ước một tương lai tốt đẹp hơn và dấn thân xây dựng tương lai ấy”.

Nhiệt huyết của con tim, sự trong sạch của tâm hồn và khát vọng vươn lên mà Chúa Giêsu đã gieo vào lòng bạn trẻ làm cho các bạn có sức phản kháng trước những bất công, tàn nhẫn để vươn đến một tương lai mà Thiên Chúa muốn các bạn cộng tác xây dựng.

Trong thời đại mà Bill Gates gọi là “Generation I” (thế hệ Internet) khi ông đến nói chuyện với giới trẻ Singapore, chúng ta nhìn thấy nhiệt huyết và khát vọng của các bạn trẻ khắp nơi khá dễ dàng. Cứ thử vào các mạng xã hội hay các trang blog, trừ một số những đùa cợt vô bổ hay cố tình khoe khoang chuyện này chuyện nọ, còn đa số các bạn đều hướng đến các giá trị tâm linh và nhân bản.

Những phê bình đầy thiện chí, những lời cầu  nguyện thiết tha và chân thành, những khát vọng được diễn tả rất đơn giản mộc mạc, chắc chắn làm cho nhiều người lớn phải suy tư. Giới trẻ không cần những triết thuyết xa lạ nói đến chuyện ở đâu đâu nếu những triết thuyết ấy phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Giới trẻ dùng thực tế, và cả những câu chuyện nhẹ nhàng để nói cho thế giới vô cảm biết rằng Thiên Chúa là Đấng đang hiện diện và đang âu yếm đặt bàn tay nhân hậu của Người trên mọi loài thọ sinh.

Và đặc biệt, giới trẻ cảm nghiệm được Thiên Chúa qua mọi biến cố của lịch sử, trong thời đại mà thế giới biến chuyển không ngừng, nói đúng hơn là thế giới đang rùng mình để loại bỏ những gì sai lạc và gian dối. Mọi biến cố nói cho người trẻ nhiều hơn những lời giáo huấn của người lớn.

Như thế, giới trẻ đang làm gương cho người lớn. Họ làm gương về nhiệt huyết, về quả tim trong sạch và can đảm. Giới trẻ làm gương cho người lớn trong cách thức đi tìm Thiên Chúa. Giới trẻ cũng làm gương cho người lớn về một đức tin mạnh mẽ, đã được tôi luyện qua những thử thách ngay trong môi trường của họ.

Đức Thánh Cha còn nói rằng giới trẻ là niềm cảm hứng cho người lớn. Ước chi người lớn biết thỉnh thoảng dừng lại khiêm tốn nhìn và lắng nghe giới trẻ, nếu không vì tôn trọng giới trẻ thì cũng vì nghe lời Đấng Đại diện Chúa Kitô.

Sách Ai ca viết: Phúc cho ai biết tự kiềm chế mình từ khi còn trẻ” (Ai ca 3, 27). Giới trẻ ngày nay thật có phúc vì họ đang tự chủ để hướng đến các giá trị thiên linh. Đức Thánh Cha tuy cao tuổi nhưng đã nhận ra giá trị này nơi giới trẻ. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì ân huệ này. Và như thế, chúng ta tin vào “một tương lai tốt đẹp hơn” như Đức Thánh Cha nói.

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!