Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thiên Phong
Bài Viết Của
Thiên Phong
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (2)
KHỔ HẠNH KITÔ GIÁO: PHÁ VỠ GỌNG KÌM TAI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ (1)
LINH ĐẠO THỜI NAY (2)
LINH ĐẠO THỜI NAY (1)
LỜI CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
MẦU NHIỆM THẬP GIÁ
LẠY CHÚA, CON SAI RỒI!
ÔN CỐ TRI TÂN: Thần Học Ảnh Hưởng Đến Linh Đạo Như Thế Nào Ở Tây Phương Thời Trung Cổ?
CÓ CÒN Ý NGHĨA GÌ CHO NHỮNG SỰ SỐNG ẤY KHÔNG?
Cha François-Marie Léthel, OCD., vị giảng thuyết của Đức Thánh Cha và Giáo Triều trong kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm nay
NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TRUNG GIAN
CAN ĐẢM VÀ QUAN TÂM
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
CÁCH GIẢI QUYẾT THỰC SỰ
NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT KHÔNG KIẾN HIỆU
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
KHỬ THIÊNG QUYỀN BÍNH
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI Giảng Lễ Chúa Giáng Sinh (đêm 24.12.2010 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô)
KINH MÂN CÔI DẪN TRỰC TIẾP ĐẾN CHÚA GIÊSU
Giải Nobel Hòa Bình Được Trao Cho Liu Xiaobo, Một Nhà Hoạt Động Đã Chọn Trở Thành Kitô Hữu
Đức Bênêđictô XVI tại Palermo: Khiêm nhường là chìa khóa để nhận được ơn Chúa
Người Kitô hữu sống trong cuộc đối thoại biệt vị với Lời Chúa
Mối thân tình với Chúa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và Thánh Lễ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các em mẫu giáo: Cha cũng bắt đầu cắp sách đến trường cách đây ... 77 năm!
Một Cô Gái Qua Đời Hồi Năm 1990 Sẽ Được Phong Chân Phước Vào Thứ Bảy Này: CHIARA BADANO, THÀNH VIÊN CỦA PHONG TRÀO FOCOLARE
Xây Dựng Mối Hiệp Thông Giáo Hội Là Chìa Khóa Của Sứ Mạng
“GIÁO HỘI THUỘC VỀ CÁC CON!”
THẾ NÀO LÀ MỘT GIÁO HỘI SỐNG ĐỘNG?
NHỮNG LÁ THƯ CỦA KẺ THUA CUỘC: minh giáo cho thế hệ Facebook!
ĐỨC GIÊSU MỞ RA CHIỀU KÍCH MỚI CỦA TỰ DO
VÌ MỘT NỀN VĂN HÓA SỰ SỐNG
TẠI SAO XÃ HỘI CẦN THÁNH TÔMA?
AI LÀ NHÀ THỪA SAI HÔM NAY?
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ? (Phần II)
ĐIỀU GÌ ĐANG LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO TRỞ VỀ ĐẾN THẾ?
THẬP GIÁ, BIỂU TƯỢNG CỦA “NIỀM HY VỌNG BẤT TUYỆT” (1)
Y HỌC VÀ CÁC PHÉP LẠ
Hồng Y Ouellette bị một nhóm phụ nữ tấn công thô bạo
NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT KHÔNG KIẾN HIỆU

 

Trong cách tiếp cận ‘thua-thua’ (hay bỏ cuộc) hoàn toàn không có sự can đảm hay lòng quan tâm. Cả mục tiêu lẫn mối tương quan đều không được xem là quan trọng. Đem giấu cái xe gắn máy đi thì cả hai người đều không thể dùng được nó. Mặc dù người chủ động giấu cái xe cũng thua, nhưng ông ta cảm thấy thỏa mãn vì ‘trừng phạt’ được ông kia. Hai người hàng xóm cứ kiện cáo mãi để giành chủ quyền trên một rẻo đất từ năm này sang năm khác. Cả hai đi đến phá sản, và mối quan hệ hàng xóm càng trở nên tồi tệ hơn. Nữ tu bướng bỉnh nọ từ chối hợp tác và thậm chí từ chối nói chuyện với Bề Trên, vì chị cho rằng Bề Trên chống lại mình. Chị mất sự bình an trong tâm hồn; còn Bề Trên thì không nhận được sự hợp tác của chị. Nhưng người nữ tu bất hợp tác này, dù bản thân chị không được vui vẻ cho lắm, cũng thấy thích thú vì Bề Trên không nhận được sự hợp tác của mình. Tục ngữ Malayalam có câu: “Ông anh tôi chết cũng không sao, miễn là tôi được thấy bà chị dâu tôi phải khóc hu hu cho bõ ghét.”

Anh chồng về nhà trong say khướt, chị vợ mắng anh. Anh bực mình bợp tai chị. Anh thấy mình có lý khi bợp tai vợ, và tiếp tục đi nhậu nữa. “Vợ là gì mà có quyền dạy chồng?” Anh nghĩ thế. Hậu quả là chị vợ thì ăn bợp tai còn anh chồng thì phá hỏng hết tất cả – gia đình của mình, sức khỏe của mình, vv. – qua việc tiếp tục uống rượu. Cả hai đều thua.

Chọn phương pháp ‘được-thua’, bạn được trước mắt nhưng thua về lâu dài. Bạn cho thấy có nhiều can đảm nhưng mà chẳng có quan tâm. Mục tiêu là tất cả điều bạn nhắm, còn mối tương quan thì bạn bất cần. Cu Tèo phân bua với bố rằng bạn Tý đánh mình trên đường đi học về. Bố cu Tèo chạy sang nhà hàng xóm và mắng xối xả Bố cu Tý: “Ông dạy con ông như vậy đó hả?” Bố cu Tý hoảng sợ và không nói gì. Quát mắng một hồi, Bố cu Tèo quay về nhà với cảm nghĩ mình đắc thắng. Bố cu Tý bị mất mặt. Bố cu Tèo được, còn Bố cu Tý thua. Nhưng rồi điều xảy ra là cả Bố cu Tèo cũng thua. Ông và gia đình bị mất đi rất nhiều tình làng nghĩa xóm, nhất là từ phía gia đình cu Tý. Chưa kể rằng ông đã dạy cho con mình một bài học rất tai hại về việc giải quyết vấn đề.

Cha Antôn là giám đốc Trung Tâm Xã Hội của giáo phận. Vị linh mục này có nhiều tài năng, nhưng chỉ có một cách để làm bất cứ việc gì: đó là, chỉ làm theo cách của ông thôi. Kết quả là không có một phụ tá nào làm việc với ông được quá một năm. Ông được, các phụ tá của ông thua. Nhưng rồi cuối cùng ông phải làm việc mà không có phụ tá. Nghĩa là ông cũng thua.   

Tất cả các vị bề trên độc đoán đều dùng cách này và đều ‘được’ trong một thời gian. Đây là điều mà một số nữ tu nói về Bề Trên Regina: “Các nhân viên và học sinh trong trường đều khiếp sợ chị ấy. Chị ấy sẵn sàng bắt bẻ và sửa lỗi người khác trước mặt mọi người. Thời gian chị ấy làm hiệu trưởng, nhà trường liên can đến mười sáu vụ kiện tụng. Chị ấy yêu cầu các nhân viên hành chánh lau chùi phòng ngủ và phòng rửa mặt của mình. Năm nữ tu đã phải rời trường để đi làm việc nơi khác trong giai đoạn chị ấy làm hiệu trưởng. Cuối cùng, vị giám tỉnh mới, sau một năm quan sát và nhận ra sự việc, đã thuyên chuyển chị ấy.” Chị Regina đã ‘được’ trong ít lâu và nhiều người phải thua. Nhưng chị đã đánh mất sự cộng tác của năm nữ tu kia và của nhiều người khác. Giờ đây chị đang gặm nhấm thấm thía những vết thương của mình.

Bạn có thể sử dụng phương pháp này trong gia đình, với vợ bạn, với các thành viên trong cộng đoàn của bạn, ngay cả với các nhân viên làm việc cho bạn không? Phải chăng bạn được khi vợ con bạn thua? Phải chăng bạn được khi các học sinh và các nhân viên ghét bạn? Những kẻ cường quyền thường ‘lấy thịt đè người’. Vị bề trên có tính ghen tị đã tìm mọi cách chèn ép Sr. Litsy, một nữ tu rất được yêu mến trong trường. Khi chèn ép như vậy, vị bề trên hả hê, còn Litsy thì ngày nào cũng có chuyện để khóc thầm. Vị bề trên độc đoán khác mắng Cha Rodney trong nhà cơm chỉ vì một sai lỗi nhỏ. Bề trên cảm thấy mình mắng vậy là đúng, còn Cha Rodney thì trở về phòng mình trong tâm trạng ê chề.

Lý do thật sự của việc người ta sử dụng phương pháp hung hăng này đó là vì ở sâu trong lòng họ có một nỗi sợ, một nỗi bất an. Họ che đậy nỗi sợ ấy bằng cách la mắng, hạch sách, quát tháo, bằng cách không lắng nghe người ta, bằng cách kết án người đối thoại với mình. Nhưng ngay cả những người cường quyền này cũng phải thua nếu họ gặp những người thực sự mạnh. Bề Trên Regina phải chào thua vị giám tỉnh mới – và dĩ nhiên vị giám tỉnh này không hề muốn làm tổn thương Regina. Giám tỉnh chỉ muốn cứu ngôi trường ấy và sứ vụ tông đồ của hội dòng tại ngôi trường ấy. Và Regina phải trả giá.

Họa hiếm mới có trường hợp mà phương pháp này được thấy là hữu ích và thích đáng. Bạn mua sẵn vé giường nằm cho một chuyến tàu. Nhưng khi lên tàu, bạn nhận ra giường của mình đã bị một người lạ chiếm chỗ. Bạn nhẹ nhàng yêu cầu người ấy nhường chỗ, nhưng vô hiệu. Thế là bạn phải lên tiếng cách gay gắt hơn, cho đến khi người ấy chịu nghe. Bạn là một nữ tu đang đi trên một xe buýt ken cứng hành khách. Một anh chàng cố ý sờ mó vào người bạn cách sàm sỡ. Bạn khẽ yêu cầu anh ta chấm dứt hành động ấy, một lần rồi hai lần, vẫn không kiến hiệu. Anh ta cứ tiếp tục. Vậy là bạn phải thét lên để cầu cứu với người xung quanh, hoặc bạn phải gọi tài xế. Ngôn ngữ duy nhất trong những trường hợp này là hành động, dám hành động. Mục tiêu của bạn là chiếc giường mà mình đã mua vé. Bạn không phải bận tâm về mối tương quan với anh chàng kia.

Đức Kitô có đầy những ứng xử can đảm loại này. “Khốn cho các ông Biệt Phái! Vì các ông nộp thuế thập phân bạc hà...” Ngài nói thẳng với các đối thủ của Ngài như vậy. Rồi một kinh sư lên tiếng: “Thầy nói thế nghĩa là Thầy quở cả chúng tôi nữa sao?” Và Đức Kitô nói: “Khốn cho các ông nữa, hỡi các ông kinh sư!” (Lc 11,42-45). Những lời “Khốn cho...” này càng được gặp thấy nhiều hơn nữa trong Matthêu, chương 23. Trước sự hống hách và tính hai mặt, có thể phải đương đầu bằng sự can đảm nếu những con người ấy không sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi.

Đó là lý thuyết. Trong thực tế thì cần cầu nguyện và suy nghĩ nhiều khi hành sử theo cách nói trên. Nếu không, có thể rốt cục nó trở thành kiểu thức ‘được-thua’. Tôi được mời trước hai tháng để chủ trì một khóa hội thảo tại trường nọ. Khi tôi đến, người ta bảo tôi rằng khóa hội thảo đã bị hủy, và rằng họ đã cố liên lạc với tôi bằng điện thoại nhưng đã không liên lạc được. Tôi hét: “Đáng lẽ các anh phải gửi thư báo tin cho tôi chứ!” Tôi nổi đóa. Và kết quả là gì? Đó là lần cuối cùng họ mời tôi. Chỉ vì tôi đã quên “nói sự thật trong yêu thương”. Ngay cả khi chúng ta phải yêu cầu người ta tôn trọng quyền chính đáng của mình, chúng ta cũng phải làm thế với sự bình tĩnh; nếu chúng ta không bình tĩnh, thì chẳng thà im lặng còn hơn là lên tiếng.

Phương pháp thứ ba là ‘thua-được’. Bạn không có can đảm, và bạn muốn bảo vệ mối tương quan bằng mọi giá. Thế là bạn sẵn sàng bỏ các quyền chính đáng của mình để giữ mối thân hữu. Bạn chỉ nhắm quan tâm. Trong những chuyện tương đối nhỏ thì bạn có thể hy sinh quyền của mình. Sẽ không là vấn đề bao nhiêu việc bạn điều chỉnh một chút việc sử dụng chiếc xe gắn máy, để tạo sự thuận tiện hơn cho người kia, nhất là khi người ấy có việc khẩn cấp. Sẽ không là vấn đề bao nhiêu việc bạn đi picnic ở địa điểm này hay địa điểm kia. Ngay cả ở đây, bạn cũng cần phải hy sinh điều mình muốn trong thái độ của một người thắng chứ không phải của một nạn nhân. Nghĩa là, trong tâm trạng nhẹ nhàng thanh thản chứ không phải trong cảm nghĩ rằng mình phải chịu thua. Khi bạn phải nhường quyền sử dụng chiếc xe gắn máy vì người kia có việc cần kíp, bạn cần phải nhường như vậy với niềm vui. “Tôi định đi thăm một người bạn, nhưng quả thật không quan trọng lắm. Tôi có thể hoãn lại được. Còn việc của anh ta thì thật sự khẩn cấp. Vì thế, anh ta dùng chiếc xe cũng là điều phải lẽ thôi”. Làm sao có thể sống Tin Mừng nếu không biết cho và nhận! Cựu bề trên tổng quyền hơi có vấn đề về thần kinh và hay cáu kỉnh; ban đầu Sr. Jaya nhìn bà ấy như ngáo ộp, và tự thấy mình là một nạn nhân. Dần dần, hiểu rõ hơn và nhìn bà ấy như một người loạn trí, Sr. Jaya bắt đầu có thể cười thầm mỗi khi bà ấy nổi cơn cáu kỉnh. Sr. Jaya nhượng bộ đối với ‘ngáo ộp’, nhưng là nhượng bộ với tấm lòng, trong tư cách một người được, không phải một người thua.  

Nhưng nếu cứ phải nhượng bộ người khác mãi do sợ làm phật lòng họ, nếu cứ phải nói “vâng” khi bạn cần phải nói “không”, thì đó là bạn đã rơi vào lối tiếp cận ‘thua-được’. Bạn không bảo vệ các quyền chính đáng của bạn. Bạn cho phép người ta chà đạp bạn. Sr. Litsy và Cha Rodney cứ tiếp tục làm nạn nhân. Họ có thể gọi đó là sự thánh thiện, là chịu đau khổ với Đức Kitô, là khiêm nhường, vv. Nhưng khi bạn đau khổ trong tư cách là một nạn nhân thì sự đau khổ của bạn không có giá trị gì. Bạn đau khổ trong tủi thân. Bạn giận người đã ức hiếp bạn. Bạn thật sự không muốn nhượng bộ. Bạn nhượng bộ chỉ vì bạn sợ. Thiên Chúa chỉ hài lòng với người nhường nhịn trong vui tươi. Sr. Jaya ban đầu là một nạn nhân, nhưng dần dần đã trở thành một người thắng, dù bà cựu tổng quyền kia chẳng có thay đổi gì. Bà ấy vẫn cứ hay cáu kỉnh.

Có những trường hợp mà phương pháp ‘thua-được’ này được xem là cách hành sử khôn ngoan nhất. Bạn đang đi trên vỉa hè. Một tay bợm từ đâu sấn tới, nồng nặc mùi rượu, hắn vốn nổi tiếng quậy phá và coi trời bằng vung. Sẽ là khôn ngoan việc bạn băng nhanh qua bên kia đường và đi tránh, nếu như bạn không phải là một cảnh sát có cơ bắp và đang mặc sắc phục. Đây không phải là thua, mà là “khôn ngoan của con rắn”. Bà cựu tổng quyền nói trên cũng thuộc loại ‘coi trời bằng vung”. Một nữ tu trẻ cần biết đón nhận từ bà ấy một số lời mạt sát bất công. Dĩ nhiên, nếu có thể, chị cần trình bày rõ vấn đề cho Bề Trên của mình, tránh tiếp tục cam chịu làm nạn nhân trong nỗi bứt rứt tủi thân. 

 

THIÊN PHONG

dịch từ “Authority: Its use and abuse” của C.P. Varkey

 (còn tiếp: “Cách Giải Quyết Thực Sự”)

Tác giả: Thiên Phong

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!