Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (BÀI SỐ BA)

 

 

Bài số Ba:  Nghe, nhìn thấy  giống như Chúa Thánh Thần.

 

 

Xin  gởi bài số ba trong loạt bài  TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? Được viết từ cảm hứng của bài hát Giáng Sinh ngoại quốc “Do you see and hear what I hear?”   Xin nhấn vào cái link này nếu muốn đọc bài số một và số hai

 

Bài 1:  

http://conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=146&ia=18756

 

Bài 2

http://conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=146&ia=18798

 

Thiên Chúa tạo dựng nên con người với ngũ quan để họ có thể nghe, thấy, mếm, ngửi và sờ những gì xẩy ra chung quanh môi trường của cuộc sống.  Trong năm ngũ quan có thể nói nghe và thấy là hai ngũ quan được sử dụng nhiều nhất để con người cảm nhận nhau và cảm nhận Thiên Chúa.  Trong một ngày chúng mình thấy rất nhiều thứ thí dụ như: cây cối, con người xe cộ, v.v… và với thời đại kỹ thật vi tính cao hiện nay, qua TV, Youtube, facebook, Twister, v.v…. chúng mình có thấy và nghe rất nhiều hình ảnh rõ ràng ngay lập tức những gì đang xẩy ra ở khắp nơi trên thế giới, như là chúng mình đang hiện diện ở nơi đó vậy.  Có lễ tất cả những điều này là kỳ công tuyệt hảo màThiên Chúa ban để chúng mình ngợi khen Thiên Chúa và cảm thông với nhau,

Khi Mẹ Maria hỏi chúng mình “Con có thấy giống như Mẹ thấy không?” được viết trong bài chia sẻ số hai, Có lẽ khi hỏi câu hỏi này, Mẹ Maria mời gọi mỗi người chúng mình hãy nhìn xa hơn, nhìn với con mắt đức “Tin” ngõ hầu có thể thấy được những gì con mắt thể lý không thể thấy được. Thánh Phaolo cũng nhắc đến điều này trong thư gởi cộng đoàn E-phi-si-an rằng: “Ước ao con mắt trái tim của anh em được mở ra bởi ánh sáng lời Chúa,” (Ephesian 1:18) Cho nên qua bài chia sẻ này chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu xem làm sao chúng mình có thể nhìn sâu hơn, xa hơn qua nhãn quan của Chúa Thánh Thần những sự việc thể lý để có thể nhận ra những điều kỳ diệu của Thiên Chúa trong mùa Vọng năm nay.

Nhìn thấu suốt từ bên trong.

Nhà điêu khắc gia Michelangelo đã bỏ ra rất nhiều thời giờ đi tìm chọn lựa một tảng đá qúy (marble), để điêu khác bức tượng sẽ được đặt trước phần mộ của đức hồng y Jean Lagrualas.  Trong lúc chờ đợi để tìm được tảng đá như ý mong muốn, thi ông Michelangelo đã hình dung thấy được trong đầu của mình là bức tượng sẽ như thế nào rồi.Điều này chứng tỏ cho chúng mình thấy rằng ông Michelagleo đã nhìn thấy thấu suốt bên trong của tảng đá quý.

Chúa Thánh Thần cũng giống như thế, Ngài thấy thấu suốt tường tận trong con người của mỗi người chúng mình. Trong mùa vọng Mẹ Giáo Hội ao ước mỗi Kitô hữu hãy xin Chúa Thánh Thần giúp để mỗi người sẽ giống như nhà điêu khắc gia Michelangelo là có thể nhin thấy ân sủng của Thiên Chúa bên trong biến cố Giáng Sinh Ngôi Lời nhập thể qua đời sống riêng tư của mỗi người, qua môi trường gia đình, hàng xóm, giáo xứ, v.v.

Trong biến cố Giáng Sinh của Chúa Hài Đồng ngày xưa, Chúa Thánh Thần đã ban ơn giúp cho Mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và ba vi đạo sĩ để họ nhận ra trẻ sơ sinh nằm trong mán cỏ không phải là một trẻ bình thường mà là Đấng Me-si-a mà dân Do Thái ngày đêm trông ngóng.  Ngày hôm nay Chúa Thánh Thần cũng sé giúp từng người chúng mình nhận ra và xác quyết rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là E-ma-nu-el Thiên Chúa ở cùng chúng mình trong đời sống ồn ào, tranh dành, đầy quyến rũ, mời gọi của xã hội vật chất nơi chúng mình đang sinh sống..

Nơi Thiên Chúa sinh ra

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói với các tín hữu của thành phố Rô-ma trong Thánh Lễ Mứng Chúa Giáng SInh năm 2015 rằng: “Chỗ nào Thiên Chúa được sinh ra, thì nơi đó hy vọng cũng được nẩy sinh. Nơi chốn nào có Thiên Chúa sinh ra thí ở đó có sự bình an.Nơi chốn nào là môi trường cho Thiên Chúa hạ sinh, thì nơi đó tràn đây lòng thương xót.” Ở đây Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô không chỉ nói đến một “nơi chốn địa lý” là hang đá Bét-lem, nhưng Đức Giáo Hoàng muốn ám chỉ một “nơi chốn tâm linh” đó là ở ngay trong trái tim của mỗi người chúng mình, để chúng mình có cơ hội trân quý, ôm ấp và cưu mang Thiên Chúa.

Ngày Giáng sinh năm đó, Hài Nhi Giêsu đã hạ sinh nơi máng cỏ, và đồng thời Ngài cũng hạ sinh trong trái tim của các người mục đồng, nhờ đó họ đã tìm được nguồn hy vọng lớn lao cho đời sống của họ.  Kể từ ngày đó một triều đại mới được khai sinh trong lòng của họ. Triều đại của sự cứu rỗi từThiên Chúa. Đời sống của các mục đồng không còn thuần túy là chăn chiên nữa, nhưng từ nay đời sống đó có chen lẫn niềm vui niềm hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa.

Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng có mt tầm nhìn đổi mới từ ngày hôm đó. Đương nhiên là hai Đấng Thánh của chúng mình đã rất vui mùng vì việc sinh nở được “mẹ tròn con vuông.” Nhưng chúng mình hãy hình dung ra còn một s vui mừng sâu đậm hơn việc “con vuông mẹ tròn” rất nhiều.  Đó là việc Mẹ Maria và Thánh Giúse đã cảm nghiệm được những lời nói của Thiên Thần Ga-bi-en đã được ứng nghiệm thành sự thật. Hãy hình dung gương mặt rạng rỡ của Mẹ Maria và Thánh Giuse qua mọi việc, mọi diễn tiến kỳ lạ trong thi gian cưu mang và ngày sinh nở Đấng Cứu Thế.  Điều này có lẽ đã giúp Mẹ và Thánh Giuse tin tưởng mãnh liệt hơn nữa về việc Thiên Chúa làm người để cứu rỗi nhân loại. 

Những cảm nghiệm của Mẹ Maria và Thánh Giuse đã trải qua, chúng mình cũng có thể cảm nghiệm được. Mỗi ngày trong cuộc sống, Chúa Thánh Thần cho chúng mình cơ hội để Hài Nhi Giêsu có thể được hạ sinh trong trái tim của mỗi người chúng mình.  Nếu chúng mình mở lòng thì chúng mình sẽ nhận ra mỗi ngày Chúa Thánh Thần luôn luôn sẵn sàng để giúp chúng mình với những sinh hoạt chung quanh cuộc sộng, ngõ hầu mỗi người tìm gặp sự bình an, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim của chúng mình.  Đồng thời mỗi một ngày sống cũng là một dịp để chúng mình chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, hy vọng, sự đồng cảm, đồng tâm và đồng tình với những người mà chúng mình tiếp xúc. Tất cả những điều này đu có thể thực hiện được dễ dàng nếu chúng mình biết cầu xin Chúa Thánh Thần ngõ hầu chúng mình có can đm để dámmở rộng “trí, tâm, thân” của mỗi người cho ý Chúa được thể hiện.

Hy Vọng được nẩy nở

Hình như trong đời sống, vì sinh nhai và bổn phận cho nên nhiều khi những lo âu. Đây có lẽ là một trong nhiều lý do để cho thất vọngtràn ngập khối óc và tâm tư của chúng mình.  Đặc biệt là khi chúng mình thấy những hành động của sự dữ, tàn bạo, giận giữ, gây chia rẽ, bè phái,v,v,,, đã và đáng xẩy ra chung quanh nơi chúng mình sinh sống và trên thế giới.  Những lúc như thế chúng mình cảm thấy hình như “Thiên Chúa đi vắng”, sự hy vọng dường như là một cái gì đó xa vời và mông lung. Làm sao để chúng mình có thể nhìn thấy viễn tượng của một tương lai với lời hứa hẹn tươi đẹp trong một tình huống tối đen như thế?

Những lúc gặp những tình huống như thế, con người thường tìm kiếm hai chữ “Hy Vọng.”  Là Kitô hữu, chúng mình biết rằng niềm hy vọng không phải là một cái gì đó mà mỗi người có thể tạo dựng ra đươc.  Hy vọng là món qùa đến từ Thiên Chúa.  Món quà này Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng mình trong ngày nhận lãnh bí tích rửa tội. Đây là một món quà rất quý và nó là một nhân đức và sẽ không bao giờ rời khỏi trái tim của con người.

Hy vọng sẽ giúp chúng mình tin tưởng rằng chúng mình đang có Thiên Chúa cùng đồng hành, ngõ hầu chúng mình có thể nhìn xa hơn, nhìn xuyên qua những trường hợp và những  tình huống rối rem thất vọng mà mỗi người chúng minh đang phải đương đầu và đối mặt.  Hy vọng là món quà để chúng mình có thể nhận ra Thiên Chúa luôn luôn ẩn hiện trong những lúc tội lỗi và sự ác tung hoành nơi xã hội loài người.  Hy vọng bảo đảm cho chúng mình về tình yêu bao la của Thiên Chúa cho dù chúng mình rời xa Ngài vì tội lỗi, xa ngã hay bất cứ một lý do gì.  Nói tóm lại, hy vọng là món qua mà Thiên Chúa ban để giúp chúng mình luôn luôn có thể trở về với tình yêu của Ngài, với cộng đoàn, anh em và với chính mình.

Vấn đề khó khăn ở đây là những thăng, trầm, mưa, nắng, giông tố của cuộc sống đôi khi có thể làm cho chúng mình quên mất rằng Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng mình trở về như người ngụ ngôn người cha nhâ trong Phúc Âm.Thiên Chúa đã cài đặt món quà “hy vọng” trong tim của mỗi người chúng mình rồi.  Các bạn ơi, chùng hãy luôn nghi nhớ và nhắc nhở với chính mình về điều này, ngõ hầu chúng mình có nghị lực để trở về với Thiên Chúa trong mọi tình huống, các bạn nhé.

Bình an  được triển nở

Chúng mình đều biết rằng ở trên đời có nhiều thứ, nhiều loại “bình an”. Ở các nước Mỹ hoặc Âu Châu, người ta mua “sự binh an  bình tâm – peace of mind” qua những chương trình bảo hiểm (insurane) để dùng nếu có những việc xẩy ra ngoài ý muốn, người mua nó vẫn có “bình an” vì hang bảo hiểm sẽ lo lắng mọi thứ. 

Có loại “bình an” đến khi tất cả mọi thứ đều xẩy ra bình thản đúng với những gì chúng mình dự tính.  Như bình an thuộc dạng này thì rất mong manh và tan biến.  Sự “bình an” này sẽ biến mất ngay khi gặp phải những trục trặc không đúng với dự định lúc ban đầu; để rồi lo âu, bồn chồn sẽ ập đến liền sau đó. 

Còn “bình an” mà Chúa Giêsu hứa ban tặng thì rất khác với các loại vừa kể ở trên.  “Bình an” đến từ Thiên Chúa luôn luôn tồn tại cho dù chúng mình có phải đương đầu với nhứng thách đố, khó khăn đến đâu đi nữa. Nó là một thứ “bình an’ giúp chúng mình cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa cho dù chúng mình không nhìn thấy Ngài,  Nó là một thứ “binh an’ mà không có gì có thể lấy đi và  làm cho chúng mình rời xa khỏi Thiên Chúa.

Trong bứa tiệc ly ngày xưa, Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Đừng để lòng các con xao xuyến” (Gio-an 14:1) Ngày hôm nay Chúa Giêsu cũng đang nói với mỗi người chúng mình câu nói này nhưng với  một dạng khác một chút.  Có thể Chúa Giêsu sẽ khuyên chúng mình như sau: “Con hãy luôn cầu xin ơn bình an để con tránh được sự lo lắng, bồn chồn trong mọi hoàn cảnh.  Hãy mời Thầy đến để Thầy nâng đỡ và an ủi con.”

Khi có sự “bình an” không có nghĩa chỉ có những giây phút của sự yên lắng trong ngày vọng Giáng Sinh hay ngày Giáng sinh.  Nhưng “bình an” là một trạng thái và kết quả của những giây phút giằng co quyết định trong đời sống mỗi ngày.  Thí dụ như thay vì nói “tôi xin thua, đầu hàng vì sức chịu đựng của tôi chỉ có giới hạn”, thì chúng mình có thể nói: “tôi có sức mạnh và động lực từ Đấng ban sự sống.” (Philiphê 4:13). 

Nếu chúng mình biết bắt đầu một ngày mới với lời cầu nguyện: “Chúa Giêsu ơi, xin giúp con giữ được sự bình an trong ngày hôm nay cho dù con có gặp phải bất cứ tình huống nào.”   Khi khởi đầu một ngày sống với lời cầu nguyện nhứ thế, nó sẽ giúp chúng mình có nghị lực kiềm hãm sự nóng nầy để có bình an hơn mỗi ngày, chắc chắn rằng Chúa Giêsu sẽ giúp chúng mình vì Ngài thích những lời cầu nguyện như thế này.

Cánh cửa lòng thương xót luôn rộng mở

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói: “Lòng thương xót là nền tảng căn bản của căn nhà Giáo Hội…. Sự uy tin của Giáo Hội tùy thuộc vào việc Giáo Hội chứng tỏ về lòng thương xót và tình thương yêu bác ái của mình.”Đức Thánh Cha cúng thường nói “Giáo Hội là nhà thương cho lòng thương xót của Thiên Chúa.”  Lòng thương xót rất đơn giản và dễ hiểu vì đó là mục tiếu chính yếu của trái tim Chúa Giêsu.  Chính vì lòng thương xót mà Ngôi Hai đã nhập thể làm người và ở giữ chúng mình. Điều này đã được Thiẽn Thần xác định với Đức Mẹ và Thánh Giuse trong biến cố Giáng sinh ‘:… vì chính Người sẽ  cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (Mát-cô 1:21) 

Khi còn tại thế và trong khi rao giảng nước Trời, mỗi ngày Chúa Giêsu đã đối sử với mọi người với sự ân cân và yêu thương phát xuât từ trái tim nhân từ của Ngài. Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng mình hãy làm giống như Ngài trong cuộc sống của chúng mình.Còn hơn thế nữa, Thiên Chúa ao ước chúng mình tha thứ cho nhau như Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng se tha thứ cho anh em.  Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Matheu 6:14-15)

Trong đới sống đôi khi rát khó để cho chúng mình luôn mở lòng tha thứ. Sống với một  tâm tình bác ái, vị tha luôn đòi hỏi nhiều nghị lực và ân sủng Thiên Chúa.  Thiên Chúa hiểu được nỗi khó khăn này, vì những sự dối trá, lừa đảo, phản bội, v,v… là những viết thương có thể làm cho chúng mình đau đớn đến tận xương tủy.  Vì thế rất khó để chúng mình có thể bỏ đi hoặc quên nó.  Cho dù như thế nào đi chăng nữa Thiên Chúa luôn luôn mời gọi mỗi người chúng mình hãy cố gắng tập sống tha thứ “bảy mươi lần bảy”  từ từ mỗi ngày một tí.  Chúa Thánh Thần luôn luôn sẵn sàng trợ giúp và đồng hành với chúng mình trong việc tập sống tâm tình thương xót và tha thứ này.

Hãy đến mà xem.

“Hy Vọng, Bình An và Lòng Thương Xót” là ba món qùa rất quý sẽ đến với trái tim chúng mình khi chúng minh biết kết thân mật thiết với Chúa Giêsu Kitô.  Đặc biệt là trong mùa Giáng Sinh ba món quà quý này sẽ triển nở rộng hơn, sâu đậm hơn khi chúng mình suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập thể qua Đức Mẹ, Thánh Giuse, mục đồng và ba vua.  “Hy Vọng, Bình An và Lòng Thương Xót” sẽ là những yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người khi chúng mình suy niệm và ngăm nhìn máng cỏ Giáng Sinh. 

Giống như nhà điêu khắc gia Michelangelo đã thấy sự tuyệt hảo của tác phẩm điêu khắc của ông ta sau tảng đá quý marble, cũng thế ba điều  “Hy Vọng, Bình An và Lòng Thương Xót” là món quà Giáng Sinh quý giá nhất mà chúng mình có thể nhận lãnh từ Thiên Chúa. 

Do đó, các bạn ơi, mùa Giáng Sinh năm nay, mỗi người chúng mình hãy dành một chút thời gain trong những ngày bận rộn của cuối năm để đến cầu nguyện với Chúa Giêsu Hài Đồng.  Hãy đến và xem rồi su tất cả những gì Thiên Chúa Cha, Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần thấy trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể ngay chính trong lòng của mỗi người chúng mình, bắt đầu từ lúc bé cho đến ngay giây phút hiện tại này các bạn nhé. Đặc biệt là hãy để thủ thỉ tâm sự với Thiên Chúa về những ân sủng đã và đang nhận được và lắng tai nghe xem Thiên Chúa đang mời gọi chúng mình làm gì cho Ngài và cho tha nhân.  Mong rằng đây là dip cho ân sủng của Thiên Chúa đổ đầy trong trái tim của mỗi người chúng mình.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.

 Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Ðức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.

 Lạy Chúa Thánh Thần là Ðấng ban sự sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.

 Xin cho chúng con biết say mê sự sống,
và gieo vãi sự sống khắp nơi.

Ước gì Chúa ban cho nhân loại
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.

(Lời cầu nguyện Rabbouni - LM Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên)

================

Phó-tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

Gợi hứng từ bài suy nệm trong cuốn sách “The Word among us”

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!