Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA
VẺ ĐẸP THƯỢNG ĐẾ PHẢN ẢNH TRÊN GƯƠNG MẶT TA
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
CHÓ CON

“Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho loài chó” (Mt 15:26). Tại sao Chúa Giêsu lại xỉ nhục người thiếu phụ Canaan quá vậy. Không cho bà điều bà xin và không muốn chữa con bà thì cũng không nên mỉa mai, xỉ nhục bà. Gọi bà là chó. Tuy nhiên, câu truyện Phúc Âm hôm nay không dừng lại ở chỗ Chúa Giêsu gọi người đàn bà ấy là chó, hoặc coi bà ngang hàng với chó, mà là lòng tin vững mạnh của bà khi đến với Ngài. Đức tin ấy đã làm Ngài sững sờ, khiến Ngài không thể im lặng, lạnh lùng nhưng đã ra tay thi ân, thực hiện một phép lạ: “Này bà, bà có đức tin mạnh. Bà muốn sao thì được như vậy” (Mt 15:28). 

Hành động và lời van xin của người đàn bà Canaan đã trở nên mẫu gương sống động cho tôi trong mối tương quan với Thiên Chúa. Khám phá ra cái huyền nhiệm và cốt lõi của niềm tin của bà còn là điều cần thiết cho đời sống tâm linh của tôi. Vì nó sẽ giúp tôi mạnh mẽ tiến thẳng vào tình yêu của Thiên Chúa. Sẽ làm cho tôi thêm can đảm và tin tưởng vào tình yêu ấy, mặc dù đôi lúc tôi gặp phải sự thử thách của Chúa. Mặc dù đôi lúc tôi tưởng như Ngài ngoảnh mặt làm ngơ. 

Nó cũng giúp tôi khám phá ra lối hành xử của Chúa, một lối hành xử thân tình, yêu thương nhưng nhiều lúc cũng thật là khó hiểu. Như Ngài đã bảo các Tông Đồ hãy lo cho dân chúng ăn trong hoang địa, nhưng rồi cũng lại tự mình Ngài nuôi họ, vì các ông làm gì có đủ thực phẩm nơi hoang địa mà nuôi hàng ngàn người ăn hôm đó. Như Ngài cho phép Phêrô đi trên biển để đến với Ngài, nhưng rồi chính Ngài lại đến và nâng ông lên vì ông sắp chìm xuống lòng biển cả. Hôm nay, Ngài cũng làm bộ xua đuổi, làm bộ chửi rủa người thiếu phụ đang khổ sở vì con bà, rồi lại mau mắn thi ân cho bà một cách hết sức rộng rãi và đặc biệt: “Bà muốn gì thì được như vậy”. 

Phải kể là người đàn bà ngoại lai này có đức tin mạnh thật. So với Phêrô trong lần đi trên biển, hoặc so với các Tông Đồ nơi hoang địa, thì thái độ của Chúa đối với người đàn bà này có vẻ lạnh nhạt và tàn nhẫn hơn nhiều. Phêrô chỉ mới mở miệng xin một lời là được Ngài cho liền: “Lậy Thầy, nếu phải là Thầy thì xin cho tôi đi trên biển đến với Thầy” (Mt 14:28). Nhưng khi Chúa nói “cứ đi” thì lại bắt đầu chìm lỉm. Còn người đàn bà này mặc dù bị Chúa giả làm ngơ, lạnh lùng và hất hủi vẫn kiên trì. Dù bị Ngài xếp hàng với loài chó: “Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho loài chó” (Mt 15:26), nhưng bà vẫn không nản lòng rút lui. Vậy lý do nào đã khiến bà kiên trì với niềm tin của bà? 

Tình yêu: Tình yêu mà bà dành cho con bà. Không còn có cơ hội nào khác nữa. Đây là lúc bà có thể hy sinh cho con bà. Chấp nhận nhục nhã đôi chút cũng không sao, miễn con mình khỏi bệnh. Trong khi hành động như vậy, phải chăng bà cũng nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa đối với bà. Chẳng lẽ Ngài lại thua kém tình yêu mà bà dành cho con bà sao? Ở đây, bà đã nhân danh tình yêu, và bà đã đánh đúng tim đen của Chúa Giêsu đến nỗi Ngài không thể cầm lòng được lâu hơn nữa mà đành phải gia ân cho bà, thực hiện như ý bà xin. Tình yêu Thiên Chúa phản ảnh nơi tình yêu con người. Chúa yêu bà, yêu con bà hơn chính bà yêu bà và yêu con bà. Và bà đã đánh đổi tình yêu ấy bằng cách chấp nhận thử thách. 

Chúa đã mở lời trước: Chúa Giêsu trong câu truyện này đã dành cho bà 2 cơ hội để bà chứng tỏ đức tin của bà: 

Khi Ngài trả lời các môn đệ: “Ta chỉ được sai đến với các chiên lạc nhà Israel thôi” (Mt 15:24). Chúa chỉ được sai đến cho nguyên nhóm chiên lạc đó thật sao? Chẳng lẽ sứ mạng của Ngài hạn hẹp thế sao. Chẳng lẽ bà không được hưởng ké chút tình thương của những con chiên lạc ấy sao. Và bà như thầm hiểu Chúa muốn nói gì với bà. 

Vì là người ngoại bang, nếu muốn nhẩy vào ăn có phần của con cái trong nhà, e làm Chúa khó xử, và vì thế bà mạnh dạn bước tới. Bằng một đức tin mạnh mẽ, bà đã đạt được điều mình xin khi Ngài nói với bà: “Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho bầy chó” (Mt 15:26). Không bỏ lỡ cơ hội, bà thưa ngay: “Lậy Thầy, nhưng những con chó con cũng được hưởng những miếng vụn từ bàn chủ rơi xuống” (Mt 15:27). Đến đây thì Chúa Giêsu không còn cầm nổi lòng mình nữa. Đủ rồi. Thử thách đã đủ, và đức tin cũng được chứng minh qua thử thách, và Ngài đã thực hiện phép lạ như ý bà. 

Giữa những thử thách thường ngày, Chúa cũng để sẵn trong đó những chìa khóa khai mở ơn của Ngài. Nhưng có lẽ tôi không giống như người bàn bà Canaan này. Tôi đã vội vàng dừng lại ở những cái bên ngoài của thử thách, của gai góc mà quên không tìm cái ý nghĩa, cái chìa khóa tình thương của Ngài dấu ẩn bên trong.

Như thửa ruộng có dấu sẵn viên ngọc quí, giữa những đau thương cuộc đời, Chúa cũng dấu sẵn chìa khóa ân sủng và bình an. Người đàn bà ngoại lai kia làm gì nhìn thấy phép lạ, nếu như bà bỏ cuộc. Nếu như bà chỉ nhìn cái vẻ bên ngoài qua cách đối xử lạnh lùng, khinh khỉnh của Chúa. Bà đã chứng minh cho Chúa rằng bà đã tìm được cái chìa khóa mở cửa hạnh phúc, kéo được ơn của Ngài, bắt buộc Ngài phải thực thi phép lạ đó là bà không thể tin rằng Thiên Chúa mà bà đang cầu khấn lại có thể quay lưng để mặc bà đau khổ. 

Chúa đã chẳng âu yếm nói bóng gió với bà rằng Ngài thương bà và con bà lắm sao. Ngài chơi chữ với bà, gọi bà là chó. Nhưng bà lại dùng cớ đó để chơi chữ lại với Chúa: “Không. Không phải là chó đâu, mà là chó con thôi”. Chó con khác hẳn với chó lớn, mặc dù cũng là chó. Cái làm cho Chúa thích thú nơi bà là ở điểm này. 

Có những thử thách và đau khổ mà bằng con mắt trần tục, con mắt thế gian con người khó nhìn thấy và khám phá ra được ý nghĩa của nó. Có những phần thưởng lớn lao mà khối óc nhân loại và trí khôn nhân loại cũng không thể phân tích thấu đáo nếu chỉ nhìn vào những gai góc, những thất bại, khổ đau bên ngoài. Và trong những thách đố, thánh giá và đau khổ ấy, Chúa cũng muốn tôi áp dụng đức tin vững mạnh như người đàn bà Canaan, để hiểu và để khám phá ra tình yêu của Ngài đang tiềm ẩn quanh những biến cố của cuộc đời mình. Chúa gọi mình bằng chó. Tôi thưa với Chúa: “Vâng. Con là chó, nhưng chỉ là chó con thôi”.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!