Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
CHẾT CŨNG KHÔNG NHẮM MẮT!
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
THỬ THÁCH VÀ LỢI ÍCH KHI CÓ CHA MẸ GIÀ SỐNG CHUNG HOẶC GỬI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO
LINH MỤC “CỦ KHOAI”
LẠI CHUYỆN PHÁ THAI!
LỄ MẸ LÊN TRỜI LÀ MỘT NGÀY VUI MỪNG. THIÊN CHÚA ĐÃ CHIẾN THẮNG. TÌNH YÊU ĐÃ CHIẾN THẮNG. NGÀY CHIẾN THẮNG CỦA SỰ SỐNG
BUỘC CỐI ĐÁ VÀO CỔ!
XIN THA NỢ CHÚNG TÔI NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG TÔI
VÔ TÂM, VÔ TÌNH HAY ÍCH KỶ, VÔ TRÁCH NHIỆM?
TRÁI TIM CHÚA GIÊSU NGUỒN ÊM ÁI DỊU DÀNG
THÁNH THỂ SUỐI NGUỒN VÀ TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU
MAGNIFICAT BÀI CA PHẢN CHIẾU KHUÔN MẶT CỦA ĐỨC MARIA
TÌNH TRẠNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỰ TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG
TÂM LÝ CẦU TOÀN VÀ SỰ GIÁO DỤC SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH
CHÚA THÁNH THẦN ĐẤNG BAN ÂN HUỆ, SOI SÁNG TÂM HỒN
SAO CÒN ĐỨNG ĐÓ NHÌN TRỜI
TUỔI GIÀ: CÁI NHÌN VỀ THỜI GIAN VÀ TUỔI TÁC
MẸ LÀ MẸ NGÀN HOA
VẺ ĐẸP THƯỢNG ĐẾ PHẢN ẢNH TRÊN GƯƠNG MẶT TA
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH


Trần Mỹ Duyệt

  

Thánh Kinh ghi rõ, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên đồi Golgotha vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngài đã chết, đã được các môn đệ an táng trong mộ đá, và ngày thứ ba Ngài đã phục sinh. Biến cố quan trọng này đã được cả bốn Thánh Ký ghi lại:  

-Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Phúc Âm Thánh Mátthêu Chương 27-28.

-Ngôi mộ trống và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Phúc Âm Thánh Luca 24:1-9.  

-Chúa Giêsu phục sinh. Phúc Âm Thánh Marcô 16:1-8.

-Chúa Giêsu chết và phục sinh. Phúc Âm Thánh Gioan 16:16-23.

Đối với đức tin Kitô giáo, Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết là một điều hết sức quan trọng, vì nó đánh cược với cả đời sống tinh thần của người Kitô hữu ở hiện tại và trong tương lai. Thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrinthô: “Và nếu Đức Kitô không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh em cũng trở thành vô ích” (1 Côrinthô 15:14). Như vậy phải chăng Ngài đã phục sinh từ cõi chết? Điều này có thật sự đúng không? Hoặc đây cũng chỉ là một trong những hiện tượng thuộc thế giới siêu hình thu hút sự tin tưởng của nhiều người?

Chúa Giêsu phục sinh là một sự kiện lịch sử. Nó không dựa trên những câu truyện hoang đường, những lý thuyết về triết học, hoặc những suy đoán hay cảm nghiệm từ một người hay một số người. Trong bài đọc của lễ Phục Sinh, Thánh Phêrô đã xác tín rằng: “Chúng tôi là những nhân chứng về mọi việc [Đức Giêsu] đã làm” (Tông Đồ Công Vụ 10:39). Câu truyện hai môn đệ trên đường Emmau của Thánh Sử Luca cũng ghi lại một chi tiết sống động về sự phục sinh của Chúa Giêsu, đồng thời xác nhận lời chứng của Phêrô: “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Luca 24:33-35).

Theo một số học giả Thánh Kinh, các Kitô hữu tiên khởi đã tuyên xưng việc Chúa Phục Sinh ngay những tháng sau lễ Phục Sinh đầu tiên, chứ không phải chờ đến những thế kỷ sau này. Những gì chúng ta tin bây giờ chính là những điều được ghi lại trong Thánh Kinh.

 

Nhân chứng không hoàn hảo, nhưng đáng tin

Nhưng ai là những chứng nhân? Là những môn đệ của Chúa Giêsu. Họ chắc chắn không phải là những người hoàn hảo. Họ là Thomas đầy nghi ngờ, Giacôbê và Gioan háo danh, Phêrô chối thầy, và các tông đồ khác, những người chạy trốn khi Chúa bị bắt. Là Maria Mađalêna, người đã có thời bị bẩy quỉ ám. Tất cả cùng với bà, họ là những nhân chứng đầu tiên. Họ là những “tông đồ của các tông đồ”. Do đó, nếu việc Chúa Giêsu phục sinh là do họ tạo nên, họ sẽ không bao giờ nói rằng câu chuyện ấy đến từ một người đàn bà: “Maria Magđalen đi và loan báo cho các môn đệ, “Tôi đã thấy Chúa”.  Và bà đã thuật lại với họ những gì Ngài đã nói với bà” (Gioan 20:18). Trong thời gian các tông đồ, phụ nữ không có bất cứ ảnh hưởng, quyền hành hoặc sức mạnh gì. Vậy tại sao các tông đồ lại hành động như vậy? Thật ra, các ngài chỉ muốn nói lên điều mà chính các ngài biết rõ ràng rằng chuyện đó đã xảy ra. Các ngài không phải là những chứng nhân hoàn hảo, nhưng lời chứng của các ngài là chân thật. 

Trong Phúc Âm của Thánh Mátthêu, những trưởng tế đã nói với các lính Rôma, những kẻ canh mồ Chúa Giêsu để phao tin rằng: “Các môn đệ của ông đã ăn cắp xác ông” (x. 28:11-15). Một đội quân gồm 16 người đã được sai tới niêm phong ngôi mộ với con dấu của Caesar. Cũng có tài liệu cho rằng con số này là 30 người. Với một số lính canh đông đảo, và với sự canh phòng nghiệm nhặt như vậy làm sao các môn đệ có thể lấy cắp xác thầy mình? Không lẽ tất cả các lính canh hôm đó đều ngủ say cả sao?

Khi họ tự tạo ra câu truyện dối trá như vậy, điều đó có nghĩa là ngôi mộ đã trống. Không có xác Chúa Giêsu ở đó. Và nếu ngôi mộ đã trống thì tại sao nó lại trở nên trống? Vậy phải chăng môn đệ Chúa Giêsu thật sự đã ăn cắp xác Ngài? Điều này hoàn toàn trái ngược với sự thật là tất cả các môn đệ kể cả những người đã chạy trốn, bỏ thầy trong cuộc Thương Khó đều cùng nhau đồng nhất về sự kiện lịch sử này là Chúa Giêsu đã chết, và đã sống lại. Đây là đức tin mà các ngài đều tuyên xưng. Và đây cũng là chứng cứ lịch sử mà tất cả các ngài là những nhân chứng.

 

Tuyên xưng và vững tin 

Tuyên xưng và kiên vững trong đức tin. Các tông đồ đã thực hiện cả hai. Các ngài tuyên xưng sự thật phục sinh, và kiên trì với niềm tin ấy dù phải trả giá bằng bắt bớ, tra tấn, tù đày, và tử đạo.

Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chính chúng ta, những Kitô hữu tin vào sự phục sinh của Chúa. Nếu Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, đức tin này cũng phải thay đổi toàn bộ đời sống chúng ta. Tuy nhiên, nó sẽ không thay đổi dễ dàng, nhẹ nhàng và hứng khởi. Bởi vì sẽ có một ngày chúng ta không muốn việc Chúa phục sinh trở thành sự thật. Lý do là nó khiến chúng ta cũng phải trả giá cho những gì mà mình tin.  

Trong thế giới hôm nay, nhiều người tuy được nuôi dưỡng trong các gia đình Công Giáo, bởi cha mẹ Công Giáo nhưng đã bỏ không thực hành đức tin Công Giáo, không tham dự các bí tích, không tham dự các Thánh Lễ. Trong nhiều trường hợp họ đã từ chối không muốn nhận mình, hoặc để ai nhận ra họ là người Công Giáo. Họ không muốn đối diện với việc tuyên xưng Chúa đã phục sinh và kiên trì trong đức tin. Lý do vì họ sợ phải trả giá cho những gì mà họ tin.

 

Cái giá của đức tin

Các tông đồ, những chứng nhân tiên khởi, tất cả đều có cơ hội để nghi ngờ, nhưng các ngài đã không làm vậy. Các ngài đồng loạt, hiệp nhất, và không ngừng công bố, tuyên xưng và kiên trì tin vào Chúa phục sinh, mặc dù tất cả các ngài đều đã phải chết vì niềm tin ấy. Thực tế, các ngài từng người đều đã phải chịu bắt bớ, nhục hình, tra tấn, giam cầm, và chết một cách khác nhau, bằng những cái chết hết sức đau đớn. Vậy nếu bây giờ chúng ta cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm, bị đau khổ, bị bắt bớ, bị tra tấn, bị nghèo khổ, bị bệnh tật, bị người đời khinh bỉ vì tuyên xưng Chúa phục sinh, chúng ta cũng hãy kiên trì, vững tin. Chúa Giêsu đã nói với Thomas khi Ngài cho ông xem dấu đinh và cạnh sườn Ngài sau khi sống lại: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Gioan 20:29). Câu nói này Ngài có ý nói cho chúng ta là những người tin vào những gì các tông đồ đã tin, đã sống, và đã kể lại.

 

Chứng nhân Phục Sinh  

Trong các thánh lễ, sau nghi thức truyền phép, cộng đoàn đã lập lại lời tung hô: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”. Tuyên xưng Chúa sống lại, và loan truyền Chúa chịu chết. Đây là sự kết hợp giữa đức tin và hành động. Nếu chỉ tuyên xưng ngoài miệng mà không thực hành, không loan truyền niềm tin ấy, có nghĩa là chúng ta không thật sự tin rằng Chúa đã chết và đã sống lại. Bởi vì “đức tin mà không việc làm là đức tin chết” (Giacôbê 2:14). 

Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Niềm tin ấy đã làm thay đổi mọi sự. Các tông đồ đã tin và đã thay đổi. Những thánh nhân, những Kitô hữu tốt lành đã tin và đã thay đổi. Chúng ta cũng phải trở thành những chứng nhân tin mừng bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành động và nếp sống của mình, để những ai còn nghi ngờ về việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, có thể tìm thấy nơi chúng ta như một nhân chứng. Vậy liệu chúng ta có đủ niềm tin và xác tín để nói với họ như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Côrinthô 11:1)?!

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!