Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Bài Viết Của
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
NIỀM VUI GIÁNG SINH LÀ NIỀM VUI NÀO?
THIÊN CHÚA KHÔNG THỂ KHÔNG BA NGÔI
MỘT NGỘ NHẬN VỀ ƠN CHÚA THÁNH THẦN
NGHỈ HÈ VỚI CHÚA
CÔNG TRÌNH CỦA CHÚA (LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG)
LÀM CHO CHÚNG TA ĐƯỢC ĐỔI MỚI (CHÚA NHẬT TUẦN 6 PHỤC SINH)
HƯỞNG GIA NGHIỆP MUÔN ĐỜI (CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH)
CHUNG HƯỞNG HẠNH PHÚC VÔ BIÊN (CHÚA NHẬT TUẦN 4 PHỤC SINH)
NẮM CHẮC HY VỌNG ĐƯỢC PHỤC SINH (CHÚA NHẬT TUẦN 3 PHỤC SINH)
MÙA CHAY và BIẾN CỐ BIẾN HÌNH
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 và BIẾN CỐ XUẤT HÀNH
SUY NIỆM LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI (ngày 25 tháng 01)
SUY NIỆM LỄ CHÚA HIỂN LINH
SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA THẤT NĂM B
XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI
HƯỚNG NIỀM VUI VỀ NGUỒN HOAN LẠC CỦA MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
NGÔN SỨ ISAIA – NGÔN SỨ CỦA MÙA VỌNG
MÙA VỌNG VỚI KINH MAGNIFICAT
DO BỞI MỘT NGƯỜI, MÀ MỌI NGƯỜI SẼ…
PHẢI HIỂU ƠN “VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI” CỦA MẸ NHƯ THẾ NÀO?
QUYẾT TÂM LÀM VIỆC THIỆN MÀ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?
SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
TẠI SAO THÁNH CÊCILIA ĐƯỢC CHỌN LÀM BỔN MẠNG CÁC CA ĐOÀN?
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NĂM CÔ TRINH NỮ KHÔN NGOAN
MỖI SÁNG THỨC DẬY VỚI TÂM TÌNH NÀO?
PHẢI CÓ TÂM TÌNH NÀO KHI MỪNG LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG?
CHỈ CÓ MỘT CHA, CHỈ CÓ MỘT THẦY
BÁT PHÚC – NHỮNG NẺO ĐƯỜNG NÊN THÁNH
CÂY SINH TRÁI (TREE) & CÂY LẤY GỖ (WOOD) TRONG THÁNH KINH
MỪNG LỄ CÁC THÁNH - SUY NIỆM VỀ VIỆC NÊN THÁNH
CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
THÁNG 11 – MỖI NGÀY MỘT LỜI NGUYỆN
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO và NHỮNG ƯỚC NGUYỆN
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO NĂM 2023 (XIN CHỦ SAI THỢ RA GẶT LÚA VỀ)
BỮA TIỆC THIÊN QUỐC – NIỀM HY VỌNG CỦA MỌI NƯỚC MỌI DÂN
CỦA XÊDA TRẢ XÊDA, CỦA THIÊN CHÚA TRẢ THIÊN CHÚA
TƯỚC HIỆU “CHÚA” (ΚΎΡΙΟΣ) TRONG TIN MỪNG LUCA


 

Cả thánh Mátthêu lẫn thánh Máccô rất hiếm khi sử dụng tước hiệu “Chúa” (Κύριος, Lord) cho Đức Giêsu trong sách Tin Mừng của các ngài. Thánh Gioan thì chỉ dùng tước hiệu “Chúa” cho Đức Giêsu, sau khi Người đã phục sinh (x. Ga 20,2-18; 21,7.12). Thật ra, trước đó, thánh Gioan đã sử dụng tước hiệu này hai lần, nhưng cũng với dụng ý: hướng về biến cố phục sinh (x. Ga 6,23 và Ga 11,2).

Ấy thế mà, thánh Luca lại sử dụng tước hiệu “Chúa” cho Ðức Giêsu lên đến 16 lần cả thảy trong sách Tin Mừng của ngài. Trong dụ ngôn “Người gieo giống” (x. Mt 13,18-23 và Mc 4,14-20), trong khi, thánh Mátthêu và thánh Máccô chỉ nói: người gieo giống là người gieo “lời” (ὁ σπείρων τὸν λόγον σπείρει), thì thánh Luca lại nói rõ: hạt giống là “lời Thiên Chúa” (Ὁ σπόρος ἐστὶν ὁ λόγος τοῦ θεοῦ) (x. Lc 8,11-15); Dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa (Lc 5,1).

Đành rằng, các tác giả Tin Mừng đều quy hướng về Đức Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất, nhưng, qua việc nhiều lần dùng tước hiệu “Chúa” cho Đức Giêsu, thánh Luca đặc biệt muốn làm nổi bật: Đức Giêsu, chính là Đấng Cứu Độ trần gian, đang khi, thánh Mátthêu thì muốn nhấn mạnh: Đức Giêsu, chính là Vua người Dothái, Đấng Mêsia mà họ đang trông đợi. 

Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có thánh Luca sử dụng tước hiệu “Ðấng Cứu Độ” (Ho Sôter) cho Ðức Giêsu. Lc 1,47: Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Lc 2,11: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. Thánh Gioan chỉ sử dụng tước hiệu này một lần, trong trình thuật Đức Giêsu và người phụ Samaria bên bờ giếng Giacóp (x. Ga 4,42).

Cv 3,15: Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. Như vậy, Ðức Giêsu được gọi là Ðấng Cứu Độ trong tư cách người khơi nguồn sự sống. Tư tưởng này cho thấy quan điểm thần học của Luca về hành động cứu độ của Ðức Giêsu: hệ tại ở việc Người siêu thăng (ascension), chứ không nhấn mạnh đến việc Người chết trên thập giá như trong thần học của Mátthêu và Máccô. Với quan điểm này, thư Hípri 2,10 cũng nói tương tự: Quả thế, Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang, nên Người đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giêsu trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ.

 

16 lần tước hiệu “Chúa” (Κύριος) được dùng trong Tin Mừng Luca

(1) Lc 7,13: Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: Bà đừng khóc nữa!

(2) Lc 7,19: Ông Gioan liền gọi hai người trong nhóm môn đệ lại, sai họ đến hỏi Chúa rằng: Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?

(3) Lc 10,1: Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước.

(4) Lc 10,39: Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy.

(5) Lc 10,4: Chúa đáp: Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!

(6) Lc 11,39: Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: Thật, nhóm Pharisêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà.

(7) Lc 12,42: Chúa đáp: Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc?

(8) Lc 13,15: Chúa đáp: Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sabát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?

(9) Lc 16,8: và Chúa (chủ) khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo.

(10) Lc 17,5: Chúa đáp: Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.

(11) Lc 19,8: Ông Dakêu đứng đó thưa với Chúa rằng: Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.

(12 & 13) Lc 22,33: Ông Phêrô thưa với Người: Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng.

(14 & 15) Lc 22,61: Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.

(16) Lc 24,34: Những người này bảo hai ông: Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!