Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Bài Viết Của
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
THIÊN CHÚA KHÔNG THỂ KHÔNG BA NGÔI
MỘT NGỘ NHẬN VỀ ƠN CHÚA THÁNH THẦN
NGHỈ HÈ VỚI CHÚA
CÔNG TRÌNH CỦA CHÚA (LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG)
LÀM CHO CHÚNG TA ĐƯỢC ĐỔI MỚI (CHÚA NHẬT TUẦN 6 PHỤC SINH)
HƯỞNG GIA NGHIỆP MUÔN ĐỜI (CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH)
CHUNG HƯỞNG HẠNH PHÚC VÔ BIÊN (CHÚA NHẬT TUẦN 4 PHỤC SINH)
NẮM CHẮC HY VỌNG ĐƯỢC PHỤC SINH (CHÚA NHẬT TUẦN 3 PHỤC SINH)
MÙA CHAY và BIẾN CỐ BIẾN HÌNH
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 và BIẾN CỐ XUẤT HÀNH
SUY NIỆM LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI (ngày 25 tháng 01)
SUY NIỆM LỄ CHÚA HIỂN LINH
SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA THẤT NĂM B
XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI
HƯỚNG NIỀM VUI VỀ NGUỒN HOAN LẠC CỦA MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
NGÔN SỨ ISAIA – NGÔN SỨ CỦA MÙA VỌNG
MÙA VỌNG VỚI KINH MAGNIFICAT
DO BỞI MỘT NGƯỜI, MÀ MỌI NGƯỜI SẼ…
PHẢI HIỂU ƠN “VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI” CỦA MẸ NHƯ THẾ NÀO?
QUYẾT TÂM LÀM VIỆC THIỆN MÀ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?
SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
TẠI SAO THÁNH CÊCILIA ĐƯỢC CHỌN LÀM BỔN MẠNG CÁC CA ĐOÀN?
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NĂM CÔ TRINH NỮ KHÔN NGOAN
MỖI SÁNG THỨC DẬY VỚI TÂM TÌNH NÀO?
PHẢI CÓ TÂM TÌNH NÀO KHI MỪNG LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG?
CHỈ CÓ MỘT CHA, CHỈ CÓ MỘT THẦY
BÁT PHÚC – NHỮNG NẺO ĐƯỜNG NÊN THÁNH
CÂY SINH TRÁI (TREE) & CÂY LẤY GỖ (WOOD) TRONG THÁNH KINH
MỪNG LỄ CÁC THÁNH - SUY NIỆM VỀ VIỆC NÊN THÁNH
CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
THÁNG 11 – MỖI NGÀY MỘT LỜI NGUYỆN
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO và NHỮNG ƯỚC NGUYỆN
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO NĂM 2023 (XIN CHỦ SAI THỢ RA GẶT LÚA VỀ)
BỮA TIỆC THIÊN QUỐC – NIỀM HY VỌNG CỦA MỌI NƯỚC MỌI DÂN
CỦA XÊDA TRẢ XÊDA, CỦA THIÊN CHÚA TRẢ THIÊN CHÚA
ĐÔI NÉT VỀ CHIỀU KÍCH “HIỆP THÔNG”
XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI

 


Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng, năm B này, các nhà phụng vụ muốn cho chúng ta nhận thấy rằng: Chúa Cha đã dùng lời thiên sứ truyền tin mà cho chúng ta biết thật Ðức Kitô, đã xuống thế làm người, chúng ta hãy cầu xin Người đổ ơn thánh đầy lòng chúng ta, để nhờ công ơn chịu khổ hình thập giá của Đức Giêsu, chúng ta sẽ được sống lại hiển vinh.

Lời Tổng Nguyện đã cho chúng ta thấy bóng dáng của thập giá: Mầu Nhiệm Nhập Thể gắn liền với Mầu Nhiệm Thập Giá. Trong bài đọc hai của ngày lễ hôm nay, thánh Phaolô đã cho thấy: Ơn cứu độ là một mầu nhiệm được giữ kín tự ngàn xưa. Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí, tư tưởng của Người ai dò cho thấu, đường lối của Người ai hiểu cho tường. Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Thập Giá là sự ngu dại và điên rồ trước mắt thế gian, nhưng, Thiên Chúa đã chọn cách thế này để cứu độ con người.

Ơn cứu độ là ơn huệ hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta không thể tự cứu được mình, mà chỉ cộng tác bằng cách mở lòng ra đón nhận ơn cứu độ của Chúa mà thôi. Không phải chúng ta làm, nhưng, là chính Chúa sẽ làm cho chúng ta, như trong bài đọc một, Chúa nói với vua Đavít qua ngôn sứ Samuen: Người mà xây nhà cho Ta ở sao?... Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền... Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời.

Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi. Một khi Thiên Chúa đã yêu thương và kêu gọi, thì Người không bao giờ đổi ý. Chính vì thế, trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 88, vịnh gia đã xưng tụng: Lạy Chúa, tình thương Chúa đời đời con ca tụng. Qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài.

Ơn cứu độ là một lời mời gọi, cho nên, cần một lời hồi đáp. Đức Maria đã thưa tiếng “xin vâng” để đáp lại lời mời gọi cộng tác vào trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, như câu Tung Hô Tin Mừng mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay: Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. “Xin Chúa cứ làm”, chỉ một mình Chúa mới có thể làm được điều diệu kỳ như thế: một trinh nữ, mà lại, sinh được con. Trong bài Tin Mừng, sứ thần đã giải thích cho Đức Maria: vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.

Muốn hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta phải bắt chước Mẹ, thưa tiếng “xin vâng”. Đức Maria đã xin vâng, khi Mẹ kết hiệp với Đức Giêsu, Con của Mẹ trong chương trình cứu độ, biểu lộ từ lúc: Mẹ thụ thai Chúa, cho đến lúc, Chúa chịu chết trên Thập Giá. Mẹ đã xin vâng trong biến cố Truyền Tin như một bước khởi đầu, và chóp đỉnh của lời “xin vâng” được hoàn tất nơi Mầu Nhiệm Thập Giá. Mẹ xin vâng làm Mẹ Thiên Chúa, trong lần truyền tin thứ nhất do sứ thần đưa tin, và Mẹ đã xin vâng làm Mẹ Hội Thánh, Mẹ của toàn thể nhân loại, trong lần truyền tin thứ hai do chính Ngôi Lời Thiên Chúa trăn trối cho Mẹ biết.

Trong Mầu Nhiệm Truyền Tin, Mẹ đã xin vâng khi trao dâng cung lòng trinh trong cho Con Thiên Chúa ngự vào; nơi Mầu Nhiệm Thập Giá, Mẹ đã xin vâng khi đón nhận toàn thể nhân loại vào trong tâm hồn. Trong Vườn Địa Đàng, bên cây Trái Cấm, bà Evà đã đánh mất quyền làm mẹ chúng sinh, khi từ chối thưa “xin vâng” Thiên Chúa; trên đồi Canvê, dưới chân Thánh Giá, Mẹ đón nhận quyền làm Mẹ của toàn thể nhân loại, khi tự nguyện xin vâng thánh ý Chúa.

Bởi vì, luôn sẵn sàng xin vâng Thiên Chúa, cho nên, Mẹ đã hoàn toàn bình tâm trước mọi thử thách. Không gì có thể ràng buộc Mẹ, ngoài một mình Chúa là tự do của đời Mẹ. Vì luôn sẵn sàng xin vâng Thiên Chúa, nên Mẹ hoàn toàn hạnh phúc, và được gọi là Đấng Toàn Phúc. Ước gì chúng ta biết học đòi bắt chước Mẹ, để đáp lời “xin vâng” với Thiên Chúa, mỗi khi, Lời của Người muốn ngỏ với chúng ta, trong từng hoàn cảnh, qua mỗi biến cố cụ thể của cuộc sống này.

 

 

 

 

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!