MỘT NGỘ NHẬN VỀ ƠN CHÚA THÁNH THẦN
Đức
Kitô chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn
làm cho những kẻ Người đã thánh hóa được nên hoàn hảo (x. Cv 10,14), còn nguyên
tắc hoạt động của Chúa Thánh Thần
thì không phải thế: Người chỉ tác động khi có tình huống phát sinh, chứ Người không làm: một lần cho tất cả, hoặc một
lần cho mãi mãi.
Chúng ta thường, chỉ nghĩ rằng: Chúa Thánh
Thần là tác nhân đổi mới mọi sự, nhưng, chúng ta quên rằng: Chúa Thánh Thần
đích thực là động lực thúc đẩy: đổi mới chính sự đổi mới,
canh
tân cả cái canh tân (Ipsa novitas innovanda est). Chính vì sự quên
lãng này, mà bao nhiêu ăn năn dốc lòng chừa khi đi xưng tội, bao nhiêu lần thường
huấn, tĩnh tâm với biết bao sốt mến và nhiệt thành đổi mới, nhưng rồi, chúng ta
vẫn đâu vào đấy: đời sống thiêng liêng của chúng ta không tiến thêm được chút
nào, thậm chí, có khi bị lùi lại là khác. Thật vậy, canh tân và đổi mới luôn đặt
chúng ta ở ngã ba đường, với hai lối rẽ: (1) rẽ về Thiên Chúa: con đường sự thật
và sự sống; (2) rẽ theo Satan: con đường dối trá và chết chóc.
Ngay chính lúc Satan phải làm việc cực lực
nhất, quyết liệt nhất, thì lại là lúc, chúng ta bị ru ngủ bởi những thành quả
do cuộc canh tân và đổi mới mang lại. Đức
Kitô chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ
Người đã thánh hóa được nên hoàn hảo (x. Cv 10,14), còn nguyên tắc hoạt động của
Chúa Thánh Thần thì không phải thế:
Người chỉ tác động khi có tình huống phát sinh, chứ Người không làm: một lần cho tất
cả, hoặc một lần cho mãi mãi. Do đó, mỗi cá nhân, cũng như toàn thể Hội Thánh,
phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn từng bước một: trong những quyết định quan
trọng, cũng như trong những điều bé nhỏ, nhất là, những điều chúng ta nghĩ là tốt.
Chẳng hạn, khi thánh Phaolô và thánh Timôthê muốn đi rao giảng Tin Mừng ở Asia,
đây là một điều tốt, nhưng, Chúa Thánh Thần đã ngăn cản (x. Cv 16,6). Nếu chúng
ta tự thỏa mãn với những gì đã đạt được sau cuộc canh tân và đổi mới, rồi không
làm gì nữa, thì chúng ta đã tự mình xây bờ, đắp lũy giam hãm nguồn suối Thánh
Thần trong những ao tù nước đọng: gây hôi thối và ô nhiễm.
Chúng ta chỉ có thể được đầy tràn ơn Chúa
Thánh Thần, khi chúng ta biết trao phó trọn vẹn cuộc đời mình cho Chúa Thánh Thần
kiểm soát và điều khiển. Nghĩa là, mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta
đều hướng tới: những gì mà Chúa Thánh Thần muốn. Như một chiếc bình rỗng không,
đầy tràn không khí, không còn một chỗ trống nào trong bình, mà không có sự hiện
diện của không khí. Nếu chiếc bình có chứa một ít cát, hay một chất nào đó, thì
dù chỉ một chút xíu đi chăng nữa, nó cũng không thể được gọi là: chiếc bình chứa
đầy không khí, hay không khí đầy tràn chiếc bình, bởi vì, một phần của chiếc
bình còn dành để chứa cát, hoặc là một thứ gì đó.
Ơn đầy tràn Chúa Thánh Thần cũng tương tự
như vậy. Khi Chúa Thánh Thần đã đầy tràn trong chúng ta, thì không có một chỗ
trống nào trong cuộc sống của chúng ta lại thiếu sự hiện diện, và kiểm soát của
Người. Khi chúng ta đầy tràn Thánh Thần, chúng ta sẽ hát khen, tôn vinh, cảm tạ
Chúa: đôi tay, đôi chân, cái nhìn, sự nghe… tất cả đều làm vinh danh Chúa. Khi
chúng ta sống theo ý riêng của mình mà không theo ý Chúa, đó là lúc Chúa Thánh
Thần không có chỗ trong lòng chúng ta. Những khi nóng nảy, bực bội, giận hờn,
cay đắng, ghen ghét… là những lúc chúng ta tống khứ Chúa Thánh Thần ra khỏi
lòng mình. Nếu điều đó lặp đi lặp lại thường xuyên, và trở thành bản chất của
chúng ta, chúng ta phải biết chắc rằng: Chúa Thánh Thần chưa có chỗ trong lòng
chúng ta, Người chỉ là một khách lạ qua đường, đứng ngoài cuộc đời chúng ta. Ước
gì chúng ta luôn biết mở rộng lòng mình: đón nhận luồng gió mới của Chúa Thánh
Thần, để Người đổi mới canh tân: làm cho chúng ta trở nên những con người đầy
tràn Thánh Thần, hầu mưu ích cho bản thân chúng ta, và cho mọi người. Ước gì được
như thế!
Tác giả:
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|