Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
BÀI GIẢNG CỦA ÐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ VỌNG GIÁNG SINH TẠI VATICAN.

“Thiên Chúa ngự trên nơi cao thẳm, 

nhưng Ngài cúi mình xuống trên chúng ta.” 

    

  

Anh chị em thân mến, 

  

“Có ai giống như Chúa chúng ta, đấng ngự trên nơi cao thẳm, đấng cúi nhìn từ cao xa cả trời lẫn đất”. Ðó là những lời mà Isarel hát lên ở một trong các Thánh Vịnh (113[112], 5ff), tán tụng sự cao cả của Thiên Chúa cũng như sự gần gũi yêu thương của ngài đối với con người. Thiên Chúa ngự trên nơi cao xanh, nhưng ngài cúi mình xuống trên chúng ta! Thiên Chúa là đấng vô cùng cao cả, và xa, xa vời trên chúng ta. Ðây là cảm nhận đầu tiên của chúng ta về ngài. Khoảng cách xem như vô tận. Ðấng Tạo Hóa của vũ trụ, đấng duy nhất hướng dẫn mọi loài, rất xa vời chúng ta: chúng ta nhìn ngài như là khởi thủy. Nhưng rồi một cách ngỡ ngàng, chúng ta nhận ra rằng: Ðấng không ngang hàng, đấng “ngự trên cao xanh”, cúi nhìn xuống trên chúng ta. Ngài nghiêng mình xuống. Ngài nhìn đến chúng ta, và ngài nhìn đến tôi. Việc Thiên Chúa cúi nhìn này không chỉ đơn thuần bằng một cái nhìn từ nơi cao thẳm đó. Cái nhìn của Thiên Chúa là một hành động. Sự thật là ngài nhìn tôi, ngài nhìn chăm chú vào tôi, biến đổi tôi và thế giới quanh tôi. Thánh Vịnh kể cho chúng ta điều này bằng những lời sau đây: “Ngài nâng kẻ nghèo khó khỏi bụi tro”. Trong hành động nhìn xuống, ngài nâng tôi dậy, ngài nhẹ nhàng cầm lấy tay tôi và nâng tôi lên từ chỗ thấp nhất lên chỗ cao nhất. “Thiên Chúa cúi nhìn xuống”. Ðây là một lời tiên tri. Ðêm đó tại Bethlehem, nó mang một ý nghĩa mới mẻ hoàn toàn. Thiên Chúa cúi nhìn xuống đã trở thành một hiện thực trong một cách thế chưa hề tưởng tượng tới trước đó. Ngài cúi nhìn xuống: Ngài tự mình đi xuống như một con trẻ trong hang bò lừa hèn hạ, một dấu hiệu bần cùng và kinh bỉ của mọi người. Thiên Chúa đã thật sự ngự xuống. Ngài trở nên một trẻ thơ và đặt mình trong một tình trạng hoàn toàn tùy thuộc của một trẻ sơ sinh. Ðấng Tạo Hóa, Ðấng nắm giữ mọi sự trong tay mình, nơi Ngài tất cả chúng ta đều tùy thuộc, đã tự mình trở nên bé nhỏ, và cần đến tình yêu nhân loại. Thiên Chúa trong hang bò lừa. Trong Cựu Ước, Ðền Thờ được coi như bệ chân Ngài; Hòm Bia Thánh là nơi trong đó Ngài hiện diện một cách uy nghi giữa con người. Bên trên đền thờ, ẩn dấu, và đứng trên tầng mây là của vinh quang Thiên Chúa. Giờ đây đứng trước hang bò lừa. Thiên Chúa trong tầng mây của nghèo hèn của một em bé vô gia cư: một đám mây dầy đặc, nhưng là một đám mây vinh quang! 

  

Thực vậy, bằng cách nào tình yêu Ngài đối với nhân loại, sự cô đơn của Ngài đối với chúng ta đã xuất hiện cao cả hơn và trong sáng hơn? Ðám mây của ẩn náu, đám mây của nghèo hèn của một trẻ thơ hoàn toàn cần đến tình yêu, lại có thể cùng lúc trở thành đám mây vinh quang. Bởi vì không gì có thể tuyệt vời hơn, không gì có thể cao cả hơn tình yêu cúi mình xuống, tự hạ, trở thành lệ thuộc. Vinh quang của Thiên Chúa thật trở thành hữu hình khi con mắt tâm hồn chúng ta được mở ra trước hang bò lừa nơi đồng quê Bethlehem. 

  

Tường trình của Thánh Luca về câu truyện Giáng Sinh, mà chúng ta vừa nghe trong Tin Mừng, kể cho chúng ta rằng Thiên Chúa trước hết cất tấm màn che dấu của Ngài đối với những người hết sức hèn kém, những người mà Ngài cúi nhìn giữa một xã hội rộng lớn: đến các mục đồng đang canh gác đoàn chiên của họ trong cánh đồng chung quanh Bethlehem. Luca kể cho chúng ta rằng họ đang “canh thức”. Cụm từ này nhắc nhở chúng ta về tâm điểm sứ điệp của Chúa Giêsu, nhắc nhở chúng ta tỉnh thức, ngay cả trong Cơn Hấp Hối trong Vườn: lệnh truyền phải tỉnh thức, để nhận ra Thiên Chúa đang xuất hiện, và phải chuẩn bị sẵn sàng. Ở đây sự diễn tả xem như mạnh mẽ hơn về một sự thức tỉnh đơn thuần có tính cách thể lý vào ban đêm. Các mục đồng là những người “tỉnh thức” thật sự, với một cảm giác linh động về Thiên Chúa và sự gần kề của Ngài. Họ đang chờ đợi Thiên Chúa, và không ngừng nghỉ đối với sự xuất hiện xa xa của Ngài trong đời sống thường ngày của họ. Ðối với một tâm hồn tỉnh thức, tin vui lớn có thể được công bố: vì anh em đêm nay Ðấng Cứu Thế đã sinh ra. Chỉ có tâm hồn tỉnh thức mới có thể tin được sứ điệp này. Chỉ có tâm hồn tỉnh thức mới có đủ can đảm ra đi tìm gặp Thiên Chúa qua hình hài một trẻ sơ sinh trong hang bò lừa. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp cho chúng ta nữa, để trở thành những người “tỉnh thức”. 

  

Hơn nữa, Thánh Luca kể cho chúng ta rằng các mục đồng được bao vây bởi vinh quang Thiên Chúa, bởi đám mây ánh sáng. Họ cảm thấy họ hòa tan trong đám mây đang bao bọc họ. Ðược bao bọc bởi đám mây thánh thiện, họ nghe tiếng hát các thiên sứ ca tụng: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Và ai sẽ là những người thiện tâm, nếu không phải là những người nghèo khổ, tỉnh thức, mong đợi, những người mà hy vọng vào sự tốt lành của Thiên Chúa và tìm kiếm Ngài, trông chờ Ngài từ đàng xa? 

  

Các Giáo Phụ nhận xét một cách rõ ràng về bài ca mà các thiên sứ đã hát để đón mừng Ðấng Cứu Thế. Cho đến giờ phút ấy – Giáo Phụ nói – các thiên sứ đã biết Thiên Chúa trong sự cao cả của vũ trụ, trong nguyên nhân và trong vũ trụ đẹp đẽ đã được ngài tạo dựng, và phản ảnh của Ngài. Các vị đã được nghe, có thể nói, bài ca tạo dựng thầm lặng này và đã chuyển dịch nó thành bản nhạc thiên quốc. Nhưng giờ đây một điều mới mẻ đã xuất hiện, một điều làm ngạc nhiên các thần trời. Ðấng mà vũ trụ nói đến, Thiên Chúa, Ðấng nâng đỡ và nắm trong tay mọi vật: chính Ngài đã đi vào lịch sử nhân loại, Ngài đã trở thành một người hành động, đau khổ trong lịch sử. Từ niềm vui ngạc nhiên ngày mà biến cố không thể quên ấy đã được xẩy ra, từ tin vui của Thiên Chúa và con đường xa hơn nữa của việc tỏ hiện chính Ngài – như các Giáo Phụ nói – một bản nhạc mới được viết lên, một trong những tiểu khúc đó mà Tin Mừng đã dành riêng cho chúng ta: “Vinh danh Chúa Cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Chúng ta có thể nói rằng, theo cú pháp của thi văn Do Thái, hai vế của đoạn văn này nói lên một cách căn bản chung một việc, từ những cách nhìn khác nhau. Vinh quang Thiên Chúa ở nơi cao thẳm, nhưng vinh quang ấy giờ đây được tìm thấy nơi chồng bò lừa: sự hèn mọn giờ đây trở nên cao sang biết bao. Vinh quang Thiên Chúa ở trên mặt đất, đó là vinh quang của tình yêu và khiêm nhường. Và còn hơn thế nữa: vinh quang của Thiên Chúa là sự bình an. Nơi đâu có Ngài, ở đó có sự bình an. Ngài hiện diện mỗi khi con người không tìm cách xa lìa khỏi Ngài, và ngay cả khi con người từ chối ngài, để biến đổi trái đất thành thiên đàng. Ngài ở với những ai có tâm hồn tỉnh thức, khiêm nhu và với những ai gặp gỡ Ngài trong mức độ “cao sang” của chính ngài, sự cao sang của khiêm nhường và yêu thương. Ðối với những người này, Ngài ban ơn bình an của Ngài, để qua họ, bình an có thể đi vào thế gian. 

  

Nhà thần học chiêm niệm William de Saint Thierry có lần đã nói rằng Thiên Chúa – ngay thừ thời Adong – đã thấy rằng sự cao cả của Ngài đã khiêu khích sự phản nghịch trong con người, nó khiến chúng ta cảm thấy bị giới hạn trong con người của chúng ta và đe dọa sự tự do của chúng ta. Vì thế, Thiên Chúa đã chọn một giải pháp mới. Ngài trở thành một hài nhi. Ngài khiến chính Ngài lệ thuộc vào sự yếu hèn, và cần đến tình yêu của chúng ta. Giờ đây, Thiên Chúa, Ðấng trở thành một hài nhi nói với chúng ta: các ngươi không còn phải sợ ta nữa, các người chỉ cần một điều là yêu mến ta. 

  

Với những tư tưởng này, kéo chúng ta đêm nay đến gần với con trẻ của Bethlehem – đến với Thiên Chúa, Ðấng nhân danh chúng ta chọn trở thành một con trẻ. Nơi mỗi trẻ thơ, chúng ta nhìn thấy một điều gì đó của Con Trẻ thành Bethlehem. Mọi con trẻ đều mong mỏi tình yêu của chúng ta. Vì thế, đêm nay, một cách đặc biệt, chúng ta hãy nghĩ đến những trẻ em đang bị từ chối tình thương bởi cha mẹ chúng. Chúng ta hãy nghĩ một cách đặc biệt đến những trẻ em đang lang thang trên các hè phố không được diễm phúc có một ngôi nhà. Ðến những trẻ em đang bị khai thác một cách tàn khốc để trở thành người lính, và biến thành công cụ của bạo động, thay vì là những sứ giả của hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy nghĩ đến các trẻ em đang là những nạn nhân của kỹ nghệ hình ảnh khiêu dâm và dưới bất cứ hình thức kinh hãi nào của bạo hành, và đã để lại những vết thương trong thẳm sâu tâm hồn của các em. Con Trẻ của Bethlehem dậy chúng ta một lần nữa, hãy làm bất cứ những gì chúng ta có thể làm trong quyền hạn mình để chấm dứt những đau khổ cho những trẻ em này; để làm tất cả những gì có thể làm cho ánh sáng của Bethlehem chiếu dọi đến tâm hồn của con người. Chỉ có những trái tim hoán chuyển, chỉ có những thay đổi trong thẳm sâu tâm hồn mới có thể chiến thắng sự dữ, và chỉ có thế quyền lực của sự dữ mới bị đánh bại. Chỉ khi nào con người thay đổi ý muốn của mình lúc đó thế giới mới thay đổi; và để thay đổi, người ta cần đến ánh sáng từ Thiên Chúa, ánh sáng đã xuất hiện một cách bất ngờ đêm hôm nay. 

  

Và khi nói về Con Trẻ của Bethlehem, chúng ta cũng hãy nhớ đến cái nơi có tên gọi Bethlehem, đến phần đất mà Chúa Giêsu đã sống, nơi mà ngài yêu mến một cách thiết tha. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho nền hòa bình được thiết lập ở đó, cho sự hận thù và bạo lực mau chấm dứt. Chúng ta hãy cầu xin cho sự hiểu biết chung, cho trái tim con người được rộng mở, nhờ đó các hàng rào biên giới được khai thông. Chúng ta hãy cầu xin cho nền hòa bình được xuất hiện nơi đây, hòa bình mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm thánh này. 

  

Trong Thánh Vịnh 96[95], Israel và Giáo Hội ca ngợi vinh quang Thiên Chúa được tỏa sáng nơi công trình sáng tạo. Mọi tạo vật đều được kêu mời để đồng ca bản nhạc chúc tụng, và cũng vậy, Thánh Vịnh cũng mang những lời mời gọi: “Hỡi muôn cây rừng hãy ca vui trước Thiên Chúa, vì Người đến” (v. 12ff). Giáo Hội đọc Thánh Vịnh này như một lời tiên báo và cũng như một sứ vụ. Chúa đến Bethlehem trong thinh lặng. Chỉ có các mục đồng đang tỉnh thức lúc đó là được bao quanh bởi ánh sáng huy hoàng của sự hiện diện của ngài, và đã có thể nghe được phần nào bài ca mới của các thiên sứ, đem lại sự ngỡ ngàng và vui mừng trong giây phút Chúa giáng trần. Vinh quang Thiên Chúa vẫn tiếp tục xuất hiện âm thầm qua mọi thế kỷ. Ở đâu có niềm tin, ở đâu lời ngài được công bố và được đón nghe, ở đó Thiên Chúa tụ họp con người lại với nhau và ban chính Mình ngài cho họ; Ngài làm cho họ trở nên Thân Thể của ngài. Thiên Chúa “đến”. Và trong cách thế này, tâm hồn chúng ta được bừng tỉnh. Bài ca mới của thiên sứ biến thành bài ca của tất cả những ai, qua các thế hệ, vẫn tiếp tục ca lên mừng Thiên Chúa giáng sinh thành con trẻ – và niềm vui mừng thẳm sâu trong tâm hồn họ. Và muôn cây cối trên rừng reo mừng, hớn hở. Cây ở Quảng Trường Thánh Phêrô nói với ngài, nó muốn phản chiếu sự vinh quang của ngài và nói: “Vâng, ngài đã đến, và muôn cây cối trên rừng tung hô ngài. Cây cối trong thành phố và trong mọi gia đình cần trở nên một cái gì hơn chỉ là một tục lệ của lễ hội: chúng chỉ cho thấy Ðấng là lý do sự vui mừng của chúng ta – Thiên Chúa, vì chúng ta đã trở thành một trẻ thơ. Cuối cùng, bài ca tán tụng này, ở chiều sâu thẳm nhất, nói với ngài đấng chính là cây tìm được sự sống mới. Nhờ tin nhận nơi ngài, chúng ta đón nhận sự sống. Trong Thánh Thể, ngài ban chính ngài cho chúng ta; ngài cho chúng ta sự sống đời đời. Giờ đây chúng ta cùng tham dự vào bài ca sáng tạo, và lời ca tụng của chúng ta cùng lúc với lời cầu xin: Vâng, lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn ra ánh rạng ngời của vinh quang Chúa. Và ban hòa bình cho nhân loại. Xin hãy làm cho chúng con trở thành bình an của Chúa. Amen. 

  

(Nguyên bản Anh Ngữ từ màn điện toán toàn cầu Zenit.org)

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!