Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG
THÁNH GIUSE THỢ (Lễ Kính 1 tháng 5)
CON NHÌN CHÚA. CHÚA NHÌN CON
THÁNH SỬ MARCÔ (Riêng tặng bạn thân, bác sỹ Marcô Lương Huỳnh Ngân)
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH (Bài giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa đầu tiên năm 2001)
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS
MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM (Suy niệm của Đức Bênêđíctô XVI CN 5 Phục Sinh, 2 tháng Năm 2010)
SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!
SINH CON. NUÔI CON. DẠY CON
GÓC TỐI CỦA NHỮNG ỨNG DỤNG HẸN HÒ TRÊN MẠNG
NGƯỜI CHA DÙ CÓ NHẮM MẮT NHƯNG ÔNG VẪN KHÔNG CHẾT! (Ứng dụng Tâm Lý Giáo Dục)
GIA ĐÌNH TRONG Ý NGHĨA THÁNH GIA NAZARETH
ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ GIÁNG SINH 2022 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ (Vatican City, Dec 24, 2022 / 13:00 pm)
“CON LÀ CON CHA, HÔM NAY CHA ĐÃ SINH RA CON”
HÀI ĐỒNG GIÊSU SINH RA Ở ĐÂU?
NGÔI SAO VÔ NHIỄM TRÊN BẦU TRỜI MÙA VỌNG
“Hãy tỉnh thức và sẵn sàng.”
CÒ CHA, CÒ ME, CÒ CON CÁY (Suy niệm Lễ Các Thánh)
CON CHƯA BAO GIỜ XIN CON CỦA MÌNH SỰ THA THỨ!
THEO ĐẠO VÀ CHÚA THƯỞNG PHẠT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẾT
CHỤP LẠI NHỮNG TẤM HÌNH CỦA SATAN
“HÃY ĐI KHẮP THẾ GIỚI VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN.”
TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY
ĐỜI TU VÀ TÌNH BẠN KHÁC PHÁI
LÒNG SÙNG KÍNH KINH MÂN CÔI
HƯƠNG KHÓI SATAN VÀ THỊ KIẾN CỦA ĐỨC LEO XIII
DỰ LUẬT CHO PHÉP GIẾT THAI NHI
MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
THÁNH DANH MARIA (Lễ kính ngày 12 tháng 9)
“COME OUT” MANG Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ HIỆN NAY?
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI
THÁNH MONICA DẠY CHÚNG TA VỀ GIÁ TRỊ CỦA CẦU NGUYỆN
NỮ VƯƠNG CAO SANG
MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI
THA BAO NHIÊU? THA CHO AI?
TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY


Trần Mỹ Duyệt

 

Những thứ người này là ai? Tại sao lại bị khinh bỉ?

 

Dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói đến lần này cũng liên quan đến cầu nguyện, cách sống và cách đối xử với những người khác. Trong khi tuần trước Ngài đưa ra một mẫu người kiên trì và lỳ lợm khi cầu nguyện, qua dụ ngôn lần này (Luca 18:9-14), Chúa lại đưa ra một lối nhìn khác về cầu nguyện: cầu nguyện với lòng khiêm nhường khi so sánh một ông Pharisiêu và một người thu thuế. Cả hai đều cầu nguyện, nhưng kết quả rất khác nhau mà yếu tố chính là sự khiêm nhượng. 

 

Đứng ra là thái độ khi cầu nguyện của người Pharisiêu. Những người này luôn tự cho mình là đạo đức, tốt lành, chăm chỉ giữ nghiêm ngặt các lề luật. Còn người thu thuế đại diện cho những tâm hồn đơn sơ, nghèo nàn, mang hơi hướm tội lỗi, bê bối, khô khan và nguội lạnh. Tuy vậy, mà trong kết luận câu truyện, Chúa Giêsu lại bảo, người thu thuế về nhà được tha, được khỏi tội, được sạch, còn ông Pharisiêu thì không. Tại sao? Hai người này cùng lên đền thờ, cùng cầu nguyện mà một người khiến Thiên Chúa hài lòng, còn người kia thì không, mà người được Chúa hài lòng ấy lại là người thu thuế tội lỗi.

 

Điều này bắt đầu bằng hai khía cạnh về dụ ngôn: 1) Tự cho mình là công chính, và 2) coi người khác là tội lỗi. Đối với cái nhìn và suy nghĩ của một người Pharisiêu thì không chỉ có người thu thế sau ông mới là những thứ tội lỗi, xấu xa, mà ngay cả Chúa Giêsu cũng không gì hơn. Người cũng bị bọn họ xoi mói, chê bai, và coi thường: “Thầy các anh ăn uống cùng bọn phần thu và tội lỗi….” (Mt 9:11; Mk 2:16)

 

Trở lại dụ ngôn hai người cầu nguyện, bắt đầu là cả hai cùng lên đền thờ để cầu nguyện. Nhìn thấy hình ảnh này, thoạt nghĩ hai người họ đều sẽ nhận lãnh những kết quả tốt, những phúc lành của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ưa thích việc cầu nguyện, và tỏ lòng xót thương những ai đến kêu cầu Ngài. Nhưng khi vừa mở đầu, thái độ của người Pharisiêu và người thu thuế đã khác nhau. Từ thái độ này dẫn đến những ý thức khi cầu nguyện khác nhau và kết quả cũng khác nhau.

 

Người Pharisiêu với thái độ đứng thẳng người như họ vẫn thường làm mỗi khi họ cầu nguyện ở trong đền thờ cũng như ngoài phố chợ. Và họ tự cho mình thuộc thành phần công chính, những người tuân thủ cặn kẽ lề luật Maisen. Họ rất coi thường, khinh bỉ những người thu thuế mà họ cho là tội lỗi (Luca 5:30). Chúng ta thấy ở những phần tiếp theo của Phúc Âm, Simon cũng là Pharisiêu đã coi thường người phụ nữ rửa chân và lau chân Chúa. (Luca 7:36-39).

 

Trong lúc, người thu thuế với tâm tình một người tự nhận mình tội lỗi, không xứng đáng ngửa mặt nhìn lên Thiên Chúa, và dĩ nhiên, cũng không nhìn sang người khác để phê phán, nhòm ngó. Ông tự nhìn mình, đấm ngực mình và chỉ thưa được một câu mà câu ấy thật với lòng mình, và cũng là câu mà Thiên Chúa muốn nghe từ những tội nhân: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ có tội.” (Luca 18:13)

 

Từ ngữ người thu thế, trong toàn bộ Phúc Âm của Luca, tượng trưng cho thành phần tội lỗi. Hình ảnh xấu xa, tầm thường, thấp cổ bé miệng, buôn thúng bán mẹt, lao động tay chân và trí não, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, chê bai và khinh thường. Nhưng phải chăng họ không phải là đối tượng của Tin Mừng, đối tượng của ơn cứu độ? Họ chính là những con chiên lạc mà người chăn chiên sẵn sàng bỏ lại 99 con trong đàn để đi tìm cho được. Và khi tìm được thì vác trên vai đem về mở tiệc ăn mừng. Sự trở về của họ còn khiến cả thiên đàng vui mừng: “Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Luca 15:7)

 

Nếu ông Pharisiêu kia không nhìn xuống người thu thuế bằng ánh mắt kiêu căng, bằng ý nghĩ tự phụ coi mình hơn người, để rồi có lời phê bình, và thái độ chê bai người thu thuế, ông chắc chắn sẽ trọn lành hơn người thu thuế, vì ông đã tuân giữ mọi giới răn và luật lệ một cách hết sức tỷ mỷ. Chẳng những thế mà ông lại còn không “tham lam, gian dối, ngoại tình…”

 

Dầu vậy qua thái độ của người Pharisiêu cũng dạy chúng ta một điều, nếu ông ta đã chi tiết, tỷ mỷ và tuân thủ các luật Maisen, thì chúng ta cũng phải cố gắng hết sức mình trong đời sống tâm linh, trong cách sống, và trong cách cư xử với người khác. Không được ỷ lại, và tự nghĩ mình không cần phải sửa sai gì. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta về những việc mình phải chu toàn, và những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm thì không được bỏ qua.

 

Hãy về và được chữa lành, được rửa sạch, được tha thứ, được công chính. Đó là những gì Chúa Giêsu cũng sẽ nói với chúng ta, những người biết nhận mình là tội nhân, khuyết điểm mỗi khi đến với Ngài trong tòa cáo giải, mỗi khi đấm ngực tự nhận trong Kinh Cáo Mình: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót,” trong khi tham dự Thánh Lễ, và mỗi tối xét mình trước khi đi ngủ.

 

“Lạy Chúa xin thương xót con, vì con là kẻ có tội”. Chúa nghe, Chúa thương xót, và tha thứ. Nhưng như lời Chúa Giêsu đã nói với người thiếu phụ ngoại tình, Ngài cũng muốn nhắc nhở chúng ta: “Hãy đi mà đừng phạm tội nữa.” ( Gioan 8:11)

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!