Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?

 

Chúa Kitô bị ma quỷ cám dỗ, tới lượt thánh Phêrô cũng cám dỗ Chúa khi thánh nhân can ngăn Chúa chấp nhận chương trình của Chúa Cha : chịu chết và sống lại. Chúa Kitô đã trách mắng thánh Phêrô, nhưng để giúp thánh Phêrô, cần có sự can thiệp của Chúa Cha. Vì thế, biến cố biến hình xảy ra (Mt  17, 1-9)

- Biến hình, ở đây có nghĩa là Chúa Kitô biểu lộ vinh quang thiên tính của ngài ra ngoài mà Ngài đã dấu kín với sự chứng thực của Chúa Cha. Thánh Mathêu đã diễn tả biến cố biến hình bằng những ngôn ngữ thần học cuả Ngài : trên núi cao, Chúa Kitô biến hình trước ba môn đệ, mặt Ngài sáng láng như mặt trời, áo Ngài trắng phau như ánh sáng, và có Môisen, Elia tới nói chuyện với Chúa.

- Núi cao : chỉ nơi con người gặp Thiên Chúa như thánh Môisen lên núi Sinai gặp Thiên Chúa.

- Mặt Ngài sáng láng như mặt trời : câu nầy giúp ta nhớ tới thánh Môisen từ núi xuống, mặt ngài sáng chói. Nhưng thánh Môisen nhờ vinh quang Thiên Chúa mới được sáng chói, còn Chúa Kitô lại tự biểu lộ vinh quang Ngài ra vì Ngài là Thiên Chúa, khiến mặt Ngài sáng láng như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng. Vinh quang nầy là vinh quang thiên quốc mà nhiều người được hưởng ở đời sau.

- Thánh Môisen và Tiên tri Elia đến truyện vãn với Chúa Kitô như là chứng nhân như là giới thiệu. Giới thiệu Chúa Kitô là Môisen mới, vì trước khi qua đời thánh Môisen đã cho biết “sau nầy Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một  thủ lãnh lớn hơn ngài và dặn dân hãy nghe lời”, còn Tiên tri Elia thì làm chứng Chúa Kitô là Đấng đã được các Tiên tri loan báo.

Nhưng quan trọng nhất là lời chứng của Chúa Cha vang ra từ đám mây : “Đây là Con chí ái của Ta, kẻ Ta hết lòng sùng mộ, hãy nghe lời Ngài”. Lời phán nầy vừa tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa có bản tính Thiên Chúa, là Đức Kitô, là Tôi tớ của Thiên Chúa như Tiên tri Isaia đã mô tả, và Ngài là vị Tiên tri lớn mà thánh Môisen đã nói tới như một di chúc trước khi qua đời. Đó là ý nghĩa đầy đủ nhất chứa đựng trong lời phán. Nhưng lúc đó, lời phán chỉ có thể hiểu rõ là chỉ về Đức Kitô, xác nhận Chúa Giêsu là Đức Kitô, sau nầy nhờ biến cố Phục sinh, tín hữu mới hiểu thêm Chúa Giêsu có bản tính Thiên Chúa.

Lúc đó, ba thánh Tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan phản ứng như thế nào ? - Thánh Phêrô đã phát biểu : ở đây thì sung sướng quá, và thánh nhân tình nguyện làm ba lều : một cho Chúa Giêsu, một cho Môisen và một cho Elia. Xin làm lều như vậy tức là nghĩ rằng hoặc ít ra là mong ước cho các Đấng thánh đó ở với dân, vì theo quan niệm Do thái thì thời kỳ sau cùng Thiên Chúa ở giữa dân trong lều vinh quang và dân cắm lều ở chung quanh. Nhưng Chúa Cha can thiệp bằng cách cho mây rợp bóng trên các ngài, khiến các ngài run sợ vì mây chỉ sự Chúa ngự tới, và nhất là lời phán : “Hãy nghe lời Ngài”.

Không phải muốn hưởng vinh quang thì lên núi thánh, nhưng muốn hưởng vinh quang trên núi thánh thì hãy nghe lời Chúa Kitô dạy, tuân theo lời Chúa Kitô. Đối với các Tông đồ, trước hết là bằng lòng để Chúa Kitô vác thánh giá, và sau đó là noi gương Chúa Kitô mà vác thập giá mình. Hạn hẹp nơi thập giá vẫn chưa đủ ý nghĩa lời Chúa Cha căn dặn “Hãy nghe theo lời Ngài”, vì nghe theo Lời Ngài là tuân theo mọi Lời Chúa Kitô dạy. Sau nầy, trước khi về trời, thánh Mathêu đã ghi trọn lời Chúa dạy : Hãy đi rao giảng cho muôn dân, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy.

Mùa Chay dễ dàng đưa chúng ta tới suy niệm về cuộc tử nạn của Chúa, những đau khổ của Chúa, thánh giá Chúa qua mặt đau khổ, thương đau, mà có thể làm nhẹ đi chiều kích to lớn là Phục sinh. Thánh giá là phương tiện cuối cùng để Chúa Kitô sống lại, để Chúa Kitô biến đổi, chứ không nhằm mục đích để Chúa Kitô chịu đau khổ, giương cao “thuyết duy  khổ”. Chúa Kitô chịu đau khổ thực trên Thánh giá, nhưng không có nghĩa là Chúa muốn chúng ta chịu đau khổ như Ngài. Thánh giá Chúa Kitô là dấu hiệu chiến thắng đau khổ, chiến thắng sự chết, là thánh giá vinh quang. Thánh Gioan mô tả Chúa Kitô ở trên Thánh giá trong vẻ oai hùng, vinh quang. Mục đích của Thánh giá là vậy : đau khổ có đó nhưng sẽ qua nhanh và đạt tới vinh quang, và khi sống lại thì thánh giá diệt trừ mọi đau khổ.

Người Kitô hữu mang Thánh giá Phục sinh của Chúa, Thánh giá khải hoàn của Chúa. Đức bác ái là nền tảng, là ý nghĩa của Thánh giá Chúa Kitô. Giúp một người bớt đau khổ, diệt trừ những hoàn cảnh gây đau khổ bất công cho tha nhân, đem niềm vui cho người sầu khổ, đem sức sống cho người yếu đau v.v... là đem thánh giá Chúa Kitô đến.                                                                                     

Lm Fx  Nguyển hùng Oánh

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!