Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (TRANSSUBSTANTIATIO, TRANSUBSTANTIATION)

 

Chúng ta thử đọc các bản văn:

Trong nhiều lớp giáo lý dành cho sinh viên, tu sĩ, chúng tôi đọc câu “Vì thế, chúng con xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, cho chúng con được hưởng nhờ” (Kinh nguyện Thánh Thể 2) và hỏi : rước Mình Thánh Chúa là rước lấy con người Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa trong thân xác Chúa Kyto do  Đức Mẹ sinh  hay là rước lấy con người Chúa Giêsu Kitô do bánh miến biến thành con người Chúa Giêsu Kitô ?”. Hầu hết trả lời : rước lấy con người Chúa Giêsu Kitô do bánh miến biến thành.

Hiểu như vậy thì chỉ rước lấy con người Chúa Giêsu Kitô tương tự chứ không thật sự rước lấy Chúa Giêsu Kitô do Đức Mẹ sinh ra, chịu nạn, chịu chết, sống lại, lên trời vinh hiển.

Thiên Chúa dựng nên mỗi một người là một con người độc nhất vô nhị, hữu nhất vô nhị trên đời này. Hồn tôi là của riêng tôi, xác tôi là của riêng tôi, số phận tôi, trách nhiệm của tôi là của riêng tôi. Tôi là tôi. Không hồn nào thay thế cho hồn tôi được, không xác nào thay thế cho xác tôi được, không ai giữ đạo Chúa thay cho tôi. Tôi lên thiên đàng là tôi được, tôi không thể nhường cho ai.

Thiên Chúa toàn năng vô cùng nhưng khi Thiên Chúa đã cho tôi hiện hữu ở đời do cha mẹ tôi sinh ra tôi thì dầu toàn năng vô cùng, Thiên Chúa cũng không lấy một vật liệu cao quý như vàng, bạc để dựng nên tôi thay thế cho con người toàn diện của tôi do cha mẹ tôi sinh ra. Nếu Thiên Chúa dựng nên tôi từ cục vàng, cục bạc đó thì con người đó là “con người tương tự tôi” chứ không phải chính là con người tôi. Nguyên lý đồng nhất (principe d'idendité) cho biết một vật nào là chính nó, chứ không thể là vật khác : A là A, tôi là tôi.

Công đồng Triđentinô dạy : “Si quis negaverit, in Sanctissimo Eucharistiae sacramento contineri vere, realiter et substantialiter corpus et sanguinem una cum anima et divinitate Domini nostri Jesus Christi ac proinde totum Christum… A.S (Sess 12, Can I. D 883) (Nếu ai chối rằng trong Bí tích rất thánh là Thánh Thể, không có thực sự, thực thể và bản thể Mình Thánh, Máu Thánh và linh hồn cùng thiên tính Chúa Giêsu Kitô  nghĩa là Chúa Kitô toàn diện thì bị vạ).

  • Chúa Kitô toàn diện thực sự (vere) ngự trong Hình bánh, Hình rượu khác với việc Ngài hiện diện bằng dấu hiệu, dấu chỉ. Dấu hiệu (signum, signe) cho biết có một thực tại (réalité) chứ dấu hiệu không phải là thực tại. Thí dụ : cái mũ Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục để trên bàn hội nghị, nhưng không có Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục ở đó.

  • Chúa Kitô toàn diện ngự cách thực thể (realiter) trong Hình bánh, Hình rượu khác với hình vẽ Chúa Kitô. Thí dụ : ngày giỗ ba của tôi, tôi để hình ba tôi trên bàn thờ tổ tiên. Hình ba tôi chỉ là cái bóng của ba tôi, khác với con người thực sự của ba tôi.

  • Chúa Kitô toàn diện ngự một cách bản thể (substantialiter) trong Hình bánh, Hình rượu nghĩa là không những Ngài dùng quyền năng của Ngài mà còn thực sự con người toàn diện của Ngài hiện diện trong Hình bánh, Hình rượu nhưng không bị hạn chế như trong một nơi chốn, không có tùy thể (accidents).

Vậy, rước Mình Thánh Chúa, hoặc rước Máu Thánh Chúa chính là rước lấy con người Chúa Giêsu Kitô toàn diện nghĩa là Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể vào bào thai trong cung lòng Đức Mẹ và được Đức Mẹ sinh ra làm người, bây giờ, ngự trong Hình bánh, Hình rượu.

Hình bánh là tùy thể (Hình dáng, màu sắc, mùi vị…) của bánh, Hình rượu là tùy thể (lượng, màu sắc, mùi vị…) của rượu. Chúng là dấu hiệu bề ngoài của Bí tích Thánh Thể để chỉ cái thực tại là con người toàn diện của Chúa Giêsu Kitô ngự trong đó.

Sở dĩ gọi là Hình bánh, Hình rượu vì sau khi truyền phép (consécration) thì bản thể (substance) bánh và rượu ngừng hiện hữu và bản thể Chúa Kitô hiện hữu.

Sự thay đổi bản thể như thế, Giáo lý của Hội thánh gọi là TRANSSUBSTANTIATIO. Ý nghĩa của thuật ngữ này đã được diễn tả bằng nhiều cách nói và rất dễ gây ra hiểu lầm. Thí dụ :

  • Bánh trở nên Mình Thánh Chúa Kitô, rượu trở nên Máu Thánh Chúa Kitô (nói như vậy, người ta phải hiểu con người Chúa Kitô do chất bánh, chất rượu làm nên, chứ không phải là con người Chúa Kitô do Đức Mẹ sinh ra).

  • Bánh và rượu biến thành Mình và Máu Chúa Kitô (nói như vậy, người ta hiểu lầm như vừa nói trên).

Vài kinh trong Phụng vụ, người ta có thể hiểu được cách nói như trên. Thí dụ : Kinh Epiclèse trong Kinh nguyện Thánh Thể : Haec ergo dona, quaesumus, Spiritus tui rore sanctifica, ut nobis Corpus et Sanguinis fiant Domini nostri Iesu Christi (Kinh nguyện Thánh Thể 2) (Bản dịch cũ của HĐGMVN : Vì thế chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa, thánh hóa lễ vật này để trở nên cho chúng con Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Bản dịch mới : Vì thế, chúng con xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, cho chúng con được hưởng nhờ).

Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo 1992 lấy lại lời tuyên xưng của Công đồng Tridentinô : do bởi truyền phép bánh và rượu, sự thay đổi hoàn toàn bản thể bánh được thực hiện để thành bản thể Mình Chúa Kitô, Chúa chúng ta và sự thay đổi hoàn toàn bản thể rượu để thành bản thể Máu Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Sự thay đổi này Giáo Hội Công Giáo gọi đúng và chính xác là transsubstantiatio. Par la consécration du pain et du vin s’opére le changement de toute la substance du pain en la substance du Corps du Christ, notre Seigneur et de toute la substance du vin en la substance de son Sang ; ce changement, L’Église catholique l’a justement et exactement appelé transsubstantiation, số 1376).

Thuật ngữ transsubstantiation hàm chứa một sự thay đổi thế này : điểm nguyên phát (terminus a quo) ngừng hiện hữu và điểm chung lai (terminus ad quem) bắt đầu hiện hữu. Khi truyền phép bánh, bản thể bánh ngừng hiện hữu và bản thể Mình Thánh Chúa Kitô hiện hữu thay thế cho bản thể bánh. Khi truyền phép rượu, bản thể rượu ngừng hiện hữu, bản thể Máu Thánh Chúa Kitô hiện hữu thay cho bản thể rượu. Như vậy, trong Hình bánh, Hình rượu (gọi là Hình bánh vì bánh mất bản thể bánh, gọi là Hình rượu vì bản thể rượu ngừng hiện hữu) có toàn thể con người Chúa Kitô nghĩa là có Ngôi Hai Thiên Chúa với hồn và xác Chúa Kitô do Đức Mẹ sinh ra hiện diện một cách bản thể.

Trong Kinh Tin Kính dân Chúa, Đức Phaolô VI đọc trong lễ Bế mạc Năm Đức Tin, có đoạn liên quan đến vấn đề đang bàn : “Chúa Kitô chỉ có thể hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể bằng cách biến bản thể Bánh và rượu ra Thịt và Máu Ngài, các đặc tính của bánh và rượu vẫn còn y nguyên, ngũ quan cảm thấy được. Sự kiện biến thể đó Giáo Hội dùng một danh từ rất thích hợp để chỉ : đó là danh từ transsubstantiatio nghĩa là đổi bản thể. Các nhà thần học cắt nghĩa thế nào đi nữa thì cũng phải nhận rằng bản thể bánh và rượu sau khi truyền phép thôi không còn nữa, mà chỉ có Mình và Máu thánh Chúa Kitô ngự thật trong Hình bánh, Hình rượu : Chúa Kitô đã muốn thế để trở thành của nuôi chúng ta và kết hợp chúng ta trong Nhiệm Thể Người” (Bản dịch của Nguyệt San Sacerdos). Chúng tôi đi tìm bản tiếng Pháp, rất may gặp được, và xin trình phần chúng tôi thấy rất cần và nguyệt san Sacerdos đã dịch ở trên : ‘Toute explication théologique, cherchant quelque intelligence de ce mystère, doit, pour être en accord avec la foi catholique, maintenir que, dans la réalité elle-même, indépendante de notre esprit, le pain et le vin ont cessé d'exister après la consécration en sorte que c'est le Corps et le Sang adorables du Seigneur Jésus qui dès lors sont réellement devant nous sous les espèces sacramentelles du pain et du vin comme le Seigneur l’a voulu pour se donner à nous en nouriture et pour nous associer à l’unité de Son Corps mystique’.

Dầu sao thì hiểu cho đúng Giáo lý của Hội Thánh về transsubstantiatio không phải dễ dàng gì. Thần học của Chính Thống giáo không làm rõ bản tính và cách thế sự hiện diện của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Ngay cả cách nói Mình Thánh Chúa Kitô không được hiểu là chỉ có Thịt Chúa Kitô mà phải hiểu cả con người Chúa Kitô toàn diện ngự trong Hình bánh và cách nói Máu Thánh Chúa Kitô không được hiểu là chỉ có Máu Chúa Kitô ở trong Hình rượu mà phải hiểu là cả con người Chúa Kitô toàn diện ngự trong đó là một điều không dễ dàng giải thích cho thiếu niên. Có lần chúng tôi dạy Giáo lý Hôn Nhân cho một đôi bạn trẻ, hỏi anh chồng : rước lễ anh rước lấy ai ? – Anh ta trả lời : rước lấy linh mục. Chúng tôi buột miệng nói : Vậy, Anh nuốt con người tôi vào trong bụng anh à ?

Trong Phụng vụ Thánh lễ, có Kinh gây khó hiểu hoặc hiểu sai, ví dụ : biến (Bánh rượu) thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô (cả 4 Kinh Nguyện Thánh Thể đều có Kinh Épiclèse có cách nói như vậy), tuy nhiên cũng có những kinh có cách nói dễ hiểu hơn. Thí dụ : Kinh Tiến Lễ ngày thứ hai sau Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay : Munus, quod tibi, Domine nostrae servitutis offerimus, tu salutare nobis perfice sacramentum. Bản dịch Tiếng Việt : Lạy Chúa, chúng con dâng những lễ vật này lên Chúa để tỏ lòng thần phục suy tôn, xin Chúa biến đổi thành Bí tích cứu độ chúng con cho chúng con hưởng nhờ. Bản tiếng Anh : Father, bless these gifts that they may become the sacrament of our salvation, bản tiếng Pháp : Ces présents que nous vous offrons comme un vassal hommage, faites-en pour nour, Seigneur, le sacrement du salut (Dominico Gaspar Lefèbre, Le Missel, 1953).

Chúng tôi dạy cho thanh thiếu nhi thế này : Linh mục cầm lấy bánh miến, đọc lời Chúa Kitô phán : này là Mình Thầy, lập tức Chúa làm phép lạ cho bánh biến đổi không còn là bánh nữa mà chỉ còn là Hình bánh và con người Chúa Giêsu Kitô toàn diện hiện diện thực sự trong đó…

Tóm lại nhờ Hội Thánh dạy chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu Kitô toàn diện hiện diện thực sự trong Hình bánh, Hình rượu và Chúa mong chờ làm của ăn, của uống nuôi đời sống tinh thần chúng ta.

 

+ Thưa  bởi lời  phép tắc vô cùng Đức Chúa Giêsu phán thì  tính bánh liền  trở nên  Mình Thánh  và tính rượu liền trở nên Máu Thánh Chúa Giêsu làm vậy ( Giáo lý kinh  bổn).

 

Chúng con nài xin Chúa Thánh Thần xuống thánh hóa lễ vật này để biến thành Mình và Máu Chúa Giêsu Kytô cho chúng con được hưởng nhờ ( Bản dịch Kinh Nguyện Thánh Thể số 2 ).

        

+ Thưa khi truyền phép thì bánh trở nên Mình Thánh và  rượu trở nên Máu Thánh Chúa Giêsu ( Giáo lý trẻ nhỏ ).

       

Chúa  Kytô  chỉ  có thể  hiện diện trong Bí tích Thánh  Thể bằng cách biến bản thể bánh và rượu ra Thịt và Máu Ngài, các đặc tính của bánh và rượu còn y nguyên, ngũ quan cảm thấy được. Sự kiện biến thể đó Giáo Hội dùng một danh từ rất thích hợp để chỉ : đó là danh từ 

 

 transsubtantio, nghĩa là đổi bản thể. Các nhà thần học cắt nghĩa thế nào đi nữa thì cũng phản nhận rằng bản thể của bánh và rượu  sau  khi Truyền  phép  thôi  không còn nữa, mà chỉ có Mình và Máu Chúa ngự thật trong hình bánh hình rượu. Chúa Kytô đã muốn thể để trở thành của nuôi chúng ta và kết hiệp chúng ta trong Nhiệm Thể Người ( Kinh  Tin  Kính  của  dân Chúa . Đức Phaolô VI đọc trong lễ bế mạc năm Đức Tin, Sacerdos dịch ).

 

  Như vậy, khi truyền phép, có một sự chuyển biến nơi  bánh và  rượu  và có sự  hiện  diện  của  con  người  Chúa Kytô một cách thực sự, thực thể và bản thể ( vere, realiter, substantialiter ) . Trong sự chuyển biến của bánh và  rượu  này để bánh không còn là bánh thật nữa mà chỉ còn  hình  bánh, để  rượu  không còn là rượu nữa mà chỉ còn hình rượu không thêm vào con người của Chúa Kytô một cái gì cả. Nếu hiểu bánh trở nên Mình Thánh, Rượu trở nên Máu Thánh, nói một cách khác bánh  trở  nên con người Chúa Kytô ngự trong hình bánh, rượu  trở  nên con người Chúa Kytô ngự trong hình rượu là vật chất hóa Chúa Kytô. Hiểu rằng con người Chúa Kytô do bánh do rượu biến thành thì con người Chúa Kytô ngự trong hình bánh hình rượu không phải là  con người do Đức Mẹ sinh  ra

 

Nếu hiểu rằng bản thể bánh , bản thể rượu ( tính bánh, tính rượu ) biến thành con người Chúa Kytô ngự trong  hình  bánh, hình  rượu  như  là có một sự thêm vào con người Chúa Kytô một cái gì đó thì cũng rơi vào vật chất hóa con người Chúa Kytô. Không thể chấp nhận được.

Ta chỉ có thể hiểu được là khi Truyền phép, bản thể bánh và rượu biến đi và có bản thể con người Chúa Kytô hiện diện trong hình bánh, hình rượu. Như vậy, không có thêm vào con người Chúa Kytô một cái gì cả.

Theo  cách  thức  bản  thể ( bản  thể  là  cái hữu thể làm cho vật này là chính vật này. …) con người Chúa Kytô hiện diện thực sự, toàn túc, không hiện diện như bị nhốt trong một nơi chốn nên Chúa Kytô hiện diện ở khắp mọi phần trong hình bánh hình rượu. Do đó, khi phân chia hình bánh , hinh rượu ra nhiều phần, mỗi phần đều có sự hiện diện của Chúa Kytô.  Ta rước lấy Chúa Kytô trọn vẹn .

Linh mục Fx Nguyễn Hùng Oánh

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!