Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI

Đức Chúa Giêsu Kytô  sống lại thật, Ngài mới là Chúa , mới là Con Thiên Chúa, mới thật có bản tinh Thiên Chúa. Hội Thánh chỉ cho ta đọc Kinh Thánh để tin, căn cứ vào quyền Giáo huấn của Hội Thánh để tin, căn cứ vào đời sống  đạo mà tôi là thành phần để tin thật vào Chúa Giêsu Kytô  . Nhưng Đức Tin của ta luôn bị thử thách . Đọc Kinh Thánh cũng thấy được những thắc mắc . Xin bạn đọc với chúng tôi  suy nghĩ những điều  sau đây :

             

A. ĐỨC KITÔ SỐNG LẠI (PHỤC SINH )

1. Ngày giờ Đức Kytô sống lại (phục sinh )

Thánh Mathêu viết ( theo bản Latinh Vulgata ) :” Véspere  autem sábbati, quae  lucéscit  in prima  sábbati, venit Maria Magdaléna et á1tera  Maria vidére sépulchrum . Et ecce terraemotus factus est magnus Angelus enim Domini descendit  de caelo  : et  accedens revolvit  lapidem , et  sedebat super eum. “ ( Vespere có ba nghĩa : chiều , đã muộn, sau) . Bản  Latinh Vulgata dịch :  Chiều tối ngày Hưu lễ , rạng ngày thứ nhất trong tuần , Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ . Và nầy xảy ra có một động đất lớn ; vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống , tiến đến lăn tảng đá đi, rồi ngồi trên đó” (Mt 28, 1-2)

Thánh Marcô viết :” Ngày Hưu lễ qua rồi , thì Maria người Magdala và Maria, mẹ của Giacôbê , cùng Salomê , mua hương liệu để đến xức xác Ngài. Sáng sớm tinh sương, ngày thứ nhất trong tuần, họ đi đến mồ lúc mặt trời hé mọc.  Và họ hỏi với nhau :” Ai sẽ vần tảng đá ra khỏi mồ cho ta ?  (Mc  16,1-3).

Thánh Luca viết :” Vào ngày thứ nhất trong tuần, vừa rạng  tảng binh minh, các bà đến mồ , có người mang theo hương liệu đã dọn sẵn. Và họ thấy viên đá lăn khỏi mồ, nhưng khi vào trong, họ không gặp thấy  xác Chúa Giêsu (Lc 24,  1-3).

Thánh Gioan viết : Ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala đi đến mồ lúc sáng sớm, trời vẫn còn tối , và thấy tảng đá đã cất khỏi mồ. Bà chạy đi gặp Simon Phêro và người môn đệ kia, người Đức Giêsu yêu dấu, và nói với họ  :”Người ta đã cất xác Chúa ra khỏi mồ  ,mà chúng tôi không biết  họ đặt Ngài ở đâu ? (Gioan  20 , 1-2).(theo bản dịch cùa Linh mục Nguyễn Thế Thuấn )

 

2 .Số các bà đi thăm mồ  (xem có vẻ khác nhau ):

·     Thánh Gioan chỉ đề cập đến Maria Madalêna,

·     Thánh Matthêô kể thêm bà Maria,

·     Thánh Marcô kể thêm người thứ ba : Bà Salômê,

·     Thánh Luca kể rõ có bà Maria Mađalêna, Maria Mẹ của ông Giacôbê, Giona và các bà khác.

 

3. Thời gian viếng mồ :

·     Thánh Gioan : “Đến mố lúc sáng sớm, trời vẫn còn tối”;

·     Thánh Matthêô Nói về thời gian ấy, bản Latinh dịch là “Chiều thứ bảy : vespere autem sabbati".

·     Thánh Marcô : “Sáng sớm tinh sương, ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc”;

·     Thánh Luca : “Sáng sớm ngày thứ nhất”;

 

4. Số các Thiên Thần và vị trí đứng ngồi của các ngài,

Các Tin Mừng cũng mô tả khác nhau   :

Thánh Mathêu : Thiên  thần Chúa  từ trời xuống,  lăn  tảng đá ra  rồi ngồi lên trên (Mt  28, 2) .

 Thánh Marcô : Vào trong mồ, các bà thấy một người thanh niên  ngồi bên phải, mặc áo trắng .(Mc  16, 5 )

Thánh  Luca :  Các bà con đang phân vân thì bổng thấy có hai người  đàn ông , y phục sáng chói đứng bên các bà (Lc  24,4 ).

Thánh Gioan :  Bà Maria  Madalêna  vừa  khóc  vừa cúi  xuông  nhìn  vào trong mồ thì thấy  hai Thiên thần  mặc áo trắng  ngồi nơi đã đặt thi hài của  Đức Giêsu , một vị ở phia đầu một vị ở phia chân (Gioan  20, 11-12) .

Nhìn vào phái đoàn các bà đi viếng mồ, ta không thể biết rõ con số chính xác bao nhiêu, nhưng chắc chắn ngoài các bà “trưởng đoàn” Maria Mađalêna, Maria mẹ ông Giacôbê, bà Salomê, bà Giona, còn một số bà khác, thế mà Thánh Gioan chỉ nói tới một mình bà Maria Mađalêna "đi viếng mồ lúc sáng sớm", trời vẫn còn tối, và bà thấy viên đá đã cất khỏi mồ, bà chạy đi gặp Simon Phêrô và người môn đệ được Chúa Giêsu yêu dấu (Gioan 20, 1-2), hẳn Thánh Gioan có một dụng ý gì đây, muốn truyền một sứ điệp gì đây ?

5. Chúa sống lại và hiện ra

Thánh Mathêu  : Thiên thần nói :”Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu đã bị đóng  đinh trên thập giá ! Ngài  không có đây vì Ngài đã sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đặt Ngài và mau mau đi nói với các môn đệ của Ngài rằng : Ngài đã sống lại tử cõi chết ! Và nầy Ngài đi trước các ngươi tới Galilê . Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài “ (Mt 28, 5-7).

Thánh Marcô : Đức  Kytô sống lại lúc tảng sáng, ngày thứ nhất trong tuần ,trước tiên Ngài hiện ra cho Maria Mađalêna , kẻ đã được Ngài trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho kẻ ở với Ngài, họ đang rên, đang khóc. Nghe nói Ngài đang sống và bà đã thấy Ngài, nhưng họ không tin. Sau đó với một hình dạng khac, Ngài đã tỏ mình ra cho hai người trong nhóm họ đi đường về quê nhà, họ trở lại và báo cho những người khác nhưng họ không tin, Sau cùng, Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang dùng bữa và Ngài quở trách họ cứng lòng tin “( Mc  16, 9-14) .

Thánh Luca :Ngày thứ nhất trong tuần , vừa tảng sáng, các bà có mang theo hương liệu. Họ thấy viên dá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng khi vào trong họ không thấy xác Chúa. Đang khi họ phân vân thì có hai người bỗng hiện ra, áo chói lòa và nói với họ :” Làm sao các bà đi tìm Đấng sống giữa người chết. Đi thăm mồ về, các bà đã nói cho nhóm Mười Một và các kẻ khác.  .. Phêrô chỗi dậy chạy đến mồ, cúi minh nhìn vào, ông  chỉ thấy có những  dải vải mà thôi…

Cùng đi đường với hai môn đệ, Ngài nói :” Hỡi những kẻ ngu độn và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kytô lại không phải chịu khổ nạn như thế đã rồi mới vào vinh quang của Ngài sao … Và xảy ra khi Ngài  vào bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng đoạn bẽ ra, Ngài trao cho họ thì mắt họ mở ra  và nhận biết Ngài …. Ngay giờ đó, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem và họ gặp thấy đang tề tựu cùng nhau có nhóm Mười Một cùng các bạn.

Các người nầy nói :” Thực rồi, Chúa đã sống lại và hiện ra cho Simon” Họ còn đang nói thì Chúa Kytô hiện ra và nói :” Bằng an cho các ngươi . Kinh hoàng, kiếp đảm, họ tưởng thấy ma. Chúa nói :” Tại sao mà  hoảng hốt thế ? Tại sao có những suy nghỉ vậy ? Hãy coi tay Ta, chân Ta, chính là Ta đây.Hãy rờ nắn mà xem ma nào có thịt có xương như các ngươi thấy Ta. Chúa nói với họ :” Ở đây có gì ăn không ? Họ dâng cho  Chúa một miếng cá nướng. Chúa ăn trước mặt họ. Đoạn Chúa nói với họ :” Phải nên trọn  mọi điều đã viết về Ta trong  luật Moisen và các Tiên tri cùng với Thánh vịnh” . Rồi Chúa mở trí và cho họ hiểu Kinh Thánh :” Đức Kytô phải chịu khổ nạn và ngày thứ ba thì sống lại từ cõi chết, và nhân danh Ngài phải được rao giảng cho mọi dân tộc việc sám hối để được tha thứ tội lỗi. Và Ta sắp sai đến trên các ngươi đều Cha Ta đã hứa (Thánh Thần) . Rồi Ngài dẫn họ đến Bêtania, đoạn giơ tay, Người chúc lành cho họ. Và đã xảy ra khi Ngài chúc lành thì Ngài đựợc nhắc lên trời” (tóm tắt Lc 24, 1-50) .

Thánh Gioan : Ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna đi đến mồ lúc sáng sớm, trời vẫn còn tối, và thấy tảng đá đã cất khỏi mồ, Bà chạy đi gặp Simon Phêrô và môn đệ kia, người được Đức Giêsu yêu dấu….Phêrô và Gioan cùng chạy tới mồ . Phêrô đến sau vảo mồ trước, Gioan đến trước ngó vào mồ thấy những dải vải còn đặt đó  rồi vào  sau : ông thấy và ông đã tin Đức Kytô sống lại .

 Maria đứng ngoài mồ khóc, bà  nhìn vào mồ thấy hai thiên thần ngồi, áo trắng xóa , một người đàng đầu một người đàng chân nơi đã đặt xác Đức Giêsu. Bà khóc và nói :” Người ta đã lấy xác Chúa tôi đi mà tôi không biết họ để ở đâu ? Nói thế rồi bà quay lại gặp Đức Giêsu và bà tưởng là người làm vườn, bà thưa :” Thưa ông , nếu ông đã đem Ngài đi xin nói cho tôi biết “ …Đức Giêsu kêu :” Maria” . Quay lại, bà thưa :” Rabbuni. Đức Giêsu nói :” Đừng  giữ Ta lại vì  Ta chưa lên cùng Cha Ta nhưng hãy đi gặp anh em và nói với họ : Ta lên cùng Cha Ta  và cũng là Cha các ngươi  , Thiên Chúa của Ta cũng là Thiên Chúa của các ngươi…..

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đệ, , các cửa đóng kín vì sợ người Do thái. Đức Giêsu  hiện đến giữa các ông và nói : Bình an cho các ngươi”. Nói thế rồi Ngài cho họ xem tay và cạnh sườn Ngài. Ngài lại nói :” Bình an cho các ngươi, như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các ngươi”. Nói thề rồi Ngài thổi hơi trên họ và nói :” Hãy chịu lấy Thánh Thần, các ngươi tha tội cho  ai thì tội người ấy được tha, các ngươi cầm giữ tội ai thì tội người ấy bị cầm giữ” ….

 Tôma không có mặt ở đó, các môn đồ nói với ông :” Chúng tôi đã thấy Chúa”. Ông trả lời :”Nếu nơi tay Ngài tôi không thấy dấu đinh, và tay tôi không chạm vào lỗ đinh cùng bàn tay không thọc vào cạnh sườn Ngải, tôi không tin”. Tám ngày sau, Đức Giêsu hiện đến, nói với Tôma :” Hãy đem ngón tay ngươi chạm vào tay Ta, hãy  đem bàn tay thọc vào sườn Ta , đừng cứng lòng tin nữa “. Tôma thưa :” Lạy Chúa của con ,lạy Thiên Chúa của con  “ (theo Gioan  20, 1-28) ,

 

B.  TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU

Trước khi tim hiểu ý nghĩa sự khác nhau , ta thấy được một điều chung nhất của các Tông đồ, của các môn đệ và những người theo Đức Kytô là :       Chúa Kytô không sống lại ( không phục sinh , chết rồi không thể sống lại được)  Vì tin chắc như vậy nên các ngài  không đặt ra được một giả thuyết “Thầy đã nói Thầy chết ba ngày, Thầy sống lại  “ chúng ta ra mồ chờ !

Ngoài điểm chung nầy ra, ta thấy có nhiều cách nói khác nhau , các tác giả Tin Mừng muốn truyền cho ta “mầu nhiệm gì” hơn là mô tả một sự kiện ?

      

1. Khác nhau trong bốn Tin Mừng :

Thánh Gioan,  và thánh Luca đều nói  :  Ngày thứ nhất trong tuần , còn thánh Marcô nói  rất rõ :” Ngày Hưu lễ qua rồi…. sáng tinh sương  ngày thứ nhất trong tuần “, riêng về Tin Mừng theo thánh Mathêu , bản Latinh dịch  từ “opsé” trong bản Hylạp là  “vespere” (chiều).  Trong ngôn ngữ Hylạp, tiếng “opsé” có ba nghĩa : buổi chiều (vespere), đã muộn (sero) và sau (post). Đọc cả câu : “Vespere autem sabbati quae lucescit in prima sabbati”( Nova Vulgata dịch :” Sero autem post sabbatum , cum illucesceret in  primam sabbati ) ta phải hiểu “opsé” là sau . Vậy phải dịch như bản dịch Nova Vulgata :”Sau ngày thứ bảy .." 

Chúng ta biết bốn thánh sử viết Sách Phúc âm  (Tin Mừng)  lịch sử Chúa  Kitô chỉ là bản Tóm tắt lời nói, việc làm và đời sống trần gian của Chúa Kytô hướng về nhóm độc giả khác nhau để phục vụ sứ mệnh rao giảng.

·     Có lẽ “Bài giảng Tám Mối Phúc Thật”, Chúa giảng thành nhiều bài và ở nhiều nơi, Thánh Matthêô tóm lại cho độc giả dễ nhớ, đễ học thuộc.

·     Tường thuật “chữa người bất toại”:

¨    Thánh Marcô tả : “Họ rỡ mái nhà chỗ có  Ngài, khoét một lỗ” (Mc 2,4),  

¨    Thánh Luca viết : “Họ trèo lên sân thượng và ngang qua ngói, họ chuyển cả người và cả chõng xuống” (Lc 5,19).

Thánh Marcô đã mô tả đúng kiến trúc của người Do Thái (qua cầu thang bên ngoài, người ta đưa lên mái sân thượng, khoét một lỗ hổng bằng cách hất các thanh que rơm rạ, đất sét (người Do thái nghe hiểu ngay,người Hy lạp không hiểu ). Thánh Luca lấy lại các yếu tố của Thánh Marcô nhưng đã thích nghi với lối kiến trúc Hy Lạp bằng cách thay thế sân thượng trét đất trộn rơm bằng một mái ngói.

Nơi Tin Mừng theo thánh Gioan, Chúa Giêsu lên Giêrusalem trong ba Lễ Vượt qua và Ngài tẩy uế Đền thờ trong Lễ vượt qua đầu tiên trong khi ba Tin Mừng Mathêu, Marcô, Luca , gọi là nhất lãm (nhìn thoáng thấy giống nhau như một ) chỉ nói tới một lễ Vượt qua .Do đó ta thấy Chúa Giêsu hoạt động ờ Galilê và chỉ đi Giêrusalem một lần’.  Về rao giảng, thánh Gioan  trinh bày thành một loạt diễn từ theo hinh thúc  một cuộc đối thoại và chìm sâu trong suy tưởng về “sự sống, sự sáng , sự thật “ trong khi Nhất lãm có những châm ngôn đanh thép, thí dụ hấp dẫn về Nước Thiên Chúa ( Người gieo giống, Cỏ lùng, Hạt cài, Men trong bột, Kho báu và Ngọc quý, Chiếc lưới ). Nhưng bốn Tin mừng có một chủ đế căn bản chung  : Chúa Giêsu là Đấng Messia, là Con Thiên Chúa, nhưng  thánh Gioan đã nói nhiều hơn , còn thì nhiều cái khác nhau .

Thí dụ,  những việc liên can tới sự kiện Chúa Kytô sống lại, là bằng chứng  Chúa Kytô là Thiên Chúa, là Con Chúa Cha mà bốn Tin Mừng làm  chứng  lại viết có những điểm khác nhau ?

 Thánh Mathêu viết Chúa lên trời ở Galilê còn thánh Luca viết Chúa lên trời ở miển Giêrusalem v,v. Khác nhau có thể vì :  Dân Do thái Giêrusalem đã giết Đức Kytô thì không xứng đáng nói Đức Kytô lên trời ở vùng Giêrusalem, miền Galilê xứng đáng hơn để  Đức Kytô lên trời, ngoài ra Thánh Luca viết Tin Mừng theo một bố cục riêng của Ngài : từ Galilê Chúa đi qua nhiều nơi trên đường đến Giêrusalem để chịu chết cứu độ nhân loại và lên trời để đưa nhân loại về trời . Như vậy, một sự kiện có thật trong lịch sử Chúa Kytô, qua ngòi bút các Tông đồ viết khác nhau để giúp người nghe hiểu tức là để phục vụ sứ mệnh rao giảng. Làm như thế không có nghĩa là bóp méo, xuyên tạc lịch sử, trái lại đó là cách thế linh động do Chúa Thánh Thần hướng dẫn khiến các ngài truyền sứ điệp cứu rỗi đến độc giả của mình thành công.

Trở lại các bài Tin Mừng  mô tả sự kiện Chúa phục sinh, thì ngôi mổ trống, các bà tới thăm mồ vào sáng ngày thứ nhất, rồi Chúa hiện ra cho các môn đệ, cho hai môn đệ đi  làng Emmaus... là những sự kiện có thật. Còn hai hoặc một Thiên thần hiện ra báo tin cho các bà biết Chúa sống lại và căn dặn các bà đi báo lại cho các Tông đồ, một số nhà chú giải nghĩ rằng “là cách diễn tả” một mạc khải siêu nhiên, vượt khỏi sự hiểu biết của loài người, cách riêng vượt khỏi sự không ngờ trước, không tưởng tượng trước của các Tông đồ (chẳng có ai tin Chúa sống lại, chưa có ai tưởng tượng ra việc Chúa sống lại). Việc Thánh Gioan dành cho một mình bà Maria Mađalêna, người được  thánh sử ghi rõ tên tuổi đứng bên Thập giá, buồn khổ nhìn Chúa bị treo “cũng sẽ hết sức vui mừng khi Chúa sống lại”, Thánh nhân đã cho bà đóng vai “Hội Thánh” : hết sức vui mừng gặp Chúa sống lại và được Ngài ủy thác loan báo Tin Mừng Chúa sống lại cho người khác. (xem Gioan 20,  17=18)

Nơi thánh Gioan, Tin Mừng của Ngài  là một trước tác có tính thần học. Muốn lĩnh hội đạo lý của thánh Gioan và vượt khỏi đặt ra tính lịch sử, ta phải thấy trong Tin Mừng thánh Gioan : thánh Gioan là chứng nhân hiện thực (thay cho tính lịch sử) đưa Hội Thánh, sau khi Chúa lên trởi ,vào đời  sống huyển nhiệm nơi Chúa Kytô dưới ánh sáng của Thần Chân Lý (Chúa Thánh Thần ) .

          

2. Chứng của Thánh Phaolô :

Thánh Phaolo cũng được Thần Chân lý hướng dẫn  nhưng ngài trong cái thế ‘đối đầu “ với đồng bào của mình  nên có những lời lẽ mạnh liệt , giọng hùng hồn đanh thép :

Quả vây, mọi sự tôi đã truyền cho anh em, điều mà chính tôi đã nhận lấy : Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo lời Kinh Thánh, Ngài đã bị chôn cất, Ngài đã sống lại ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh, và Ngài đã hiện ra cho hơn năm trăm người một lần, trong số đó phần đông vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã qua đời ; rồi Ngài hiện ra cho Giacôbê, rồi cho các Tông đồ hết thảy” (1Cor 15,3-7).

Trưng bằng chứng Chúa hiện ra cho các Tông đồ đã đành, còn hiện ra cho một số đông trên năm trăm người”, phần đông còn sống khi Ngài viết thư nầy nếu thánh nhân nói dối” thì “gậy ông đập lưng ông ngay ”, niềm tin sống lại sụp đổ ngay, kéo theo sự tan rã của các giáo đoàn .

Thánh nhân còn nhấn mạnh những câu liên quan tới sự nghiệp của Ngài : Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi thành hư không, và niềm tin của anh em cũng thành ảo tưởng. Và chúng tôi hóa thành chứng gian của Thiên Chúa, vì đã dám chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Ngài đã cho Đức Kitô sống lại... Nếu Đức Kitô không sống lại thì lòng tin của anh em cũng hão huyền và hiện anh em cũng còn sống trong tội lỗi của anh em... Nếu ta chỉ đặt  niềm tin vào Đức Kitô lúc sinh thời mà thôi, thì ta quả là kẻ khốn nạn nhất trong thiên hạ” (1Cor 15,14-18). (Có nhóm dịch : Nếu Đức Kytô không trỗi dậy ….Từ điển giải thích chữ trỗi dậy :phong trào tranh thủ độc lập trõi dậy tại các thuộc địa )

Như vậy, Đức Kitô phục sinh là mầu nhiệm đức tin, nhưng còn là một sự kiện lịch sử nữa.

Cần phải nhấn mạnh tính lịch sử của sự kiện Đức Kitô phục sinh mặc dầu tin Đức Kitô phục sinh thuộc lãnh vực Đức Tin.

Thời gian, địa điểm Đức Kitô phục sinh, một số người “thấy và hiểu” sự kiện Đức Kitô phục sinh thật rõ ràng, minh bạch. Rồi ảnh hưởng của Đức Kitô phục sinh chiếm đoạt tất cả con người của các Tông đồ, các môn đệ trước đó đã không tin  Đức Kitô phục sinh. Không ai chấp nhận chết vì lời nói dối của chính mính nói ra. Nếu các Tông đồ “phịa” chuyện Đức Kitô phục sinh, đi rao giảng... rồi làm sao dám chết cho lời nói dối của mình ? Đàng này, các ngài đã chết vì rao giảng Đức Kitô phục sinh. Cái chết của các ngài viết nên trang sử của các ngài, nhưng những trang sử nầy có nguyên nhân là tính lịch sử của sự kiện Đức Kitô phục sinh.

   

 3. Quyền giáo huấn :

"Ngày thứ ba, Đức Kitô sống lại vinh hiển từ trong kẻ chết" (de fide : tín điều).

Lời tuyên xứng này ngay từ đầu của Kitô giáo đã vang lên khắp các giáo đoàn trong Giáo Hội sơ khai. Các Kinh Tin Kính (Tín Biểu) đều diễn tả, thật ra là đều ghi rõ lới tuyên tín này.

Công đồng Nicê năm 325 đã tuyên xưng Đức Kytô có bản tinh Thiên Chúa, là Con Đức Chúa Cha đã làm người , chịu chết và sống lại và đã ấn định ngày lphục sinh : a/ ngày Chúa nhật. - b/ Chúa nhật này ngay sau ngày 14 tháng Nizan (ngày trăng tròn tháng giêng của lịch do thái). Đối chiếu với dương lịch, ngày 14 Nizan xảy ra trùng  21 tháng ba dương lịch và là ngày Chúa nhật thì mừng Lễ Phục Sinh . Tiếp theo thì dời chuyển từ ngày 22 tháng ba đến 25 tháng tư dương lịch.  

Công đồng Tolède II, năm 675, dạy :"Đức Kitô sống lại bởi sức riêng của mình : virtute propria sua" (D.286). Lý lẽ đưa ra là : Ngôi Lời ngang quyển với Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần , nguyên nhân dụng cụ là  phần của nhân tính Đức Kitô (hồn xác) hiệp nhất, nhờ Ngôi hiệp (Ngôi Hai làm chủ ,kết hiệp trực tiếp với nhân tinh Đức Kytô  nên Đức Kytô ăn, uống, ngủ, đi, nói thì phài nói là Ngôi Hai Thiên Chúa ăn, uống, ngủ. đi, nói . Kinh Thánh nói Đức Kitô được phục sinh nhờ Thiên Chúa hoặc nhờ Chúa Cha (x. CvTđ 2,24 ; Gal 1,1), những lời xác quyết này nói về nhân tính phải do Ngôi Hai Thiên Chúa làm chủ, làm chủ thể làm cái ‘tôi” , và vì đây là hoạt động ngoại tại nên cả Ba Ngôi cùng làm. Thí dụ : Chúa Cha tạo thành trời đất là việc ngoại tại nên phải hiểu cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng làm , còn Chúa Cha sinh ra Chúa Con là việc nội tại nên chì có một Ngôi vị là Chúa Cha sinh ra Chúa Con .

 

4. Thân xác được vinh hiển :

Ngay từ phút đầu Nhập Thể, nhờ mầu nhiệm Ngôi Hiệp,  Đức Kitô có tri thức hưởng kiến  Thiên Chúa với tất cả hạnh phúc viên mãn   vượt trên các thiên thần. Nhưng phần thân xác cảm giác của Đức Kitô không dự vào nên  Ngài  vẫn cảm thụ  (cảm thấy vui buồn, đau khổ và chết )  để thực hiện chương trình  làm người như chúng ta (kenosis) : Địa vị là một vị Thiên Chúa, nhưng Ngài không nghĩ phài dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Ngài đã hủy bỏ chính mính đi mà lĩnh lấy thân phận tôi đòi trở nên giống hẳn người ta, đem thân đội lốt người phàm (Philip 2,6-7).

Sau mấy chục năm sống đời tự hạ, rồi chịu chết, và sau ba ngày nằm trong mồ, thân xác Đức Giêsu đã phục sinh. Phục sinh, không phải là phục hồi sức khỏe, không phải từ một “giấc ngủ mê, chết giấc” rồi hồi tỉnh lại, nhưng từ một thân xác chết thật và được biến đổi thành một thân xác vinh quang đầy sức sống linh thiêng, còn giữ lại những dấu đanh làm bằng chứng sự chiến thắng thần chết.

Phục sinh chấm dứt đời sống tự hạ, và làm cho việc nhập thể đạt tới đích điểm cao nhất . Phục sinh là dấu chứng Thiên Chúa đã chấp nhận hy lễ của Đức Kitô, mà còn làm cho hy lễ được hoàn toàn hoàn hảo, nhưng không chấm dứt, trái lại hy lễ hoàn hảo kéo dài đời đời, vì Đức Kytô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi mãi chẳng cùng ( Dothái  13, 8) tâm tình vâng phục và yêu mến Chúa Cha, với lễ vật hiến dâng còn đó, và còn trở nên rất xứng đáng nữa. Do đó, Chúa mới dạy :” Hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy  (Mt 26, 26-28 ; Mc 14, 22-25 ; Lc  22 19-20 ;  I Cor 11, 23-25 )

     

C . ĐỨC KITÔ LÊN TRỜI (THĂNG THIÊN)

     .

Sau cuộc thương khó. Đức Kitô đã tỏ mình ra cho các Tông đồ, dùng nhiều dấu chứng minh Ngài sống lại. Trong bốn mươi ngày, Ngài hiện ra với các ông và nói với các ông về Triều đại Nước Chúa. Lần kia,  lúc đang ăn với các Tông đồ... có anh em trong đám  hỏi Ngài : “Lạy Chúa, phải chăng bây giờ là lúc Chúa sắp phục hưng Triều đại nước Israen ?”. Ngài đáp : “Không phải việc các con tìm hiểu biết thời gian và giờ phút do Cha đã toàn quyền ấn định. Nhưng các con sẽ chịu lấy quyền năng của Thánh Thần đến trên các con. Rồi các con sẽ làm chứng cho Thầy tại Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa, Samaria và mãi cho tới tận cùng trái đất. Nói xong, các ông thấy Ngài lên trời và một đám mây bay đến quyện lấy Ngài, che khuất mắt họ” (CvTđ 1,3-9).

Bản văn cho biết rõ địa điểm, ngày Đức Kitô lên trời. Các bản văn khác chỉ nói tới Đức Kitô được tôn vinh lên trời mà không nhắc tới địa điểm ngày giờ (x. Cv 2,33 ; Eph 4,10 ; 1Tm 3,16 ; 1P 3,22 ; Ga 20,17) .

 

·     Họ thấy Đức Kitô lên trời (x. Cv 1,9).

·     Đức Kitô được nhắc lên trời (x. Mc 16,19 ; Lc 24,51 ; Cv 1,11).

Các đoạn văn trên đều nói Đức Kitô được cất nhắc lên trời.

Ta có thể nghĩ thế này : Đức Kitô lên trời bằng bởi sức riêng của mình, xét về phương diện Ngài là Thiên Chúa, tức là bởi sức của thiên tính của Ngài ; còn xét về nhân tính, Đức Kitô được cất nhắc lên trời nhờ Thiên Chúa Ba  Ngôi.

·     Theo Thánh Luca, Đức Kitô sống lại, hiện ra nhiều lần với các Tông đồ, rồi hiện ra lần chót vào đúng bốn mươi ngày sau khi sống lại.

·     Còn Thánh Gioan cho biết Đức Kitô sống lại, lên trời ngay (Ga 20,17 ; 12,32 ; 13,32 ; 14,2-3).

Nếu Đức Kitô sống lại rồi bốn mươi ngày mới lên trời, thì thời gian này Ngài ở đâu để rồi thỉnh thoảng hiện ra với các Tông đồ và rút về ?

. Không thể hiểu “trời” là một nơi chốn ở rất xa, rất xa phía trên ta. Trái lại phải phân biệt đất là nơi chốn, không gian và thời gian chi phối và là lãnh vực tự nhiên, còn trời ở lãnh vực siêu nhiên vinh quang hạnh phúc, không thể hiểu đó là một nơi như lãnh vực tự nhiên.

Đức Kitô sống ở trần gian, chết, được an táng trong mồ, thân xác Đức Kitô thuộc lãnh vực tự nhiên, chịu thời gian và không gian chi phối, khi xác sống lại, xác biến đổi hoàn toàn như là xác linh thiêng, không bị thời gian và không gian chi phối (cửa đóng kín mà Đức Kitô hiện ra đứng ở giữa các môn đệ đang tụ họp trong nhà) ở lĩnh vực siêu nhiên vinh hiển, hạnh phúc ngay, không có một trung gian giữa đất và trời đối với Đức Kitô. Sống lại Đức Kitô ở cõi trời ngay.. Thời gian bốn mươi ngày sau khi sống lại là thời gian Đức Kitô tiếp xúc thân mật với các môn đệ bằng những lần hiện ra (hiện ra cho các môn đệ thấy thân xác Ngài không phải từ trời Ngài đi xuống... nhưng Ngài ban ơn để cho các môn đệ thấy được con người của Ngài, nghe được lời Ngài nói v.v....) Đến ngày thứ bốn mươi, bằng một cử chỉ “lên trời”, sau khi ra lệnh cuối cùng cho các môn đệ, Ngài “ lên trời”  tức là không ban ơn cho thấy nữa ,chấm dứt thời gian Ngài hiện ra với các môn đệ.     .                  

Phục sinh và lên trời gắn chặt với nhau, một bên diễn tả sự sống lại của thân xác, một bên diễn tả sự vinh hiển, vinh quang, hạnh phúc, mặc dầu theo tư tưởng Kinh Thánh, phục sinh phải hiểu là phục sinh trong vinh hiển, hạnh phúc (còn chúng ta ngày tận thế, xác ai cũng sống lại cả, phục sinh cả, nhưng có người được lên trời, có người trầm luân trong hỏa ngục...).

Cử chỉ Đức Kitô lên trời cho các môn đệ thấy và biết Đức Kitô đã đạt tới vinh quang tột đỉnh trên thiên quốc, quyền phép Ngài đã được Chúa Cha trao ban, công trình cứu độ của Ngài sẽ đạt tới hoàn thành tốt đẹp khi Ngài trở lại.Thời gian Ngài lên trời và trở lại phán xét thiên hạ  là thời gian   của Hội Thánh  tiếp tục công trình của Ngài với sự yểm trợ vô hình nhưng trực tiếp của Ngài :"Ta ở với các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20)  .

Cử chỉ Đức Kitô lên trời còn có ý nghĩa “ra đi” lãnh quyền năng và gửi Thánh Thần xuống là hiệu quả phục sinh và lên trời.

Lên trời bằng một dấu hiệu hữu hình ( con ngưởi nhẹ nhàng của Ngài) đập vào mắt mọi môn đệ, gây những xúc cảm mạnh khiến các môn đệ ngây ngất nhìn trời (x. CvTđ 1,11), Thánh Thần hiện xuống cũng bằng dấu hiệu hữu hình (lưỡi lửa ) thâm nhập vào các môn đệ sức mạnh vô hình. Những dấu hiệu hữu hình này rất có ý nghĩa như là thí dụ cụ thể giải thích lời nói của Đức Kitô : "Mọi quyền phép đã được trao cho Thầy..." (Mt 28,18)... "Các con hãy ở trong thành cho đến lúc mặc lấy sức mạnh từ trên ban xuống" (Lc 24,49).

Thư người Do thái nhấn mạnh :” Vào thời sau hết, tức là những ngày nầy, Thiên Chúa đã nói với ta nơi một Người Con , mà Người  đã đặt làm Đấng thừa tự tất cả mọi sự, và cũng nhờ Ngài mà Thiên Chúa đã làm ra thế giới. Ngài là phản ảnh của vinh quang, là ấn tượng của bản lĩnh Thiên Chúa và cẩm giữ cả  vân vật bằng lời quyền năng của Ngài , sau khi đã thi hành việc thanh tẩy tội lỗi , Ngài đã ngự bên hữu Đấng oai nghi chốn cửu trùng (Dt  1. 2-3) .

Thánh Thần trở thành linh hồn của Hội Thánh tức là Hội Thánh Giáo Hội Chúa Kytô do Chúa Kytô lập ra khi Ngài đi rao giảng , Hội Thánh`bây giờ nhờ nhận được sứ mệnh và quyền năng do Chúa Phục Sinh lên trời vinh hiển, Hội Thánh hoạt động công khai và đem về kết quả lớn .  Đức Kitô đã thi hành chức vụ Ngôn sứ, Tư tế, Vương đế bây giờ lên trời Ngài cũng thi hành các chức vụ đó trong Hội Thánh bẳng  ban ơn v.v.. nhất là  nhớ tác động của Thánh Thần vừa gây chuyển biến “khởi động” trong các tâm hồn, vừa giúp ơn của Đức Kitô đạt tới kết quả. Vì thế, việc Đức Kitô phục sinh lên trời vinh hiển làm cho mọi chức vụ, quyền năng của Đức Kitô đã có trong giây phút nhập thể nhờ Ngôi hiệp đạt tới tột đỉnh trong khi đi rao giảng , bây giờ được trọn vẻn đúng như Chúa Kytô đã nói :” được thi hành trọn hảo và kết quả lớn hơn” Gioan 14,12). Chính  ChúaThánh Thần là hoạt động và kết quả của lời xác nhận câu Kinh Thánh trên của Chúa Kytô.

Sự phục sinh lên trời vinh hiển của Đức Kitô còn ảnh hưởng tới sự phục sinh hiển vinh của thân xác chúng ta : Ngôi Lời với Ngôi Cha và ngôi Thánh Thần là nguyên nhân chính,là nguyên nhân tác thành còn nhân tính Đức Kitô là nguyên nhân dụng cụ. Nhờ cuộc tự hạ và lãnh nhận cái chết tàn nhẫn, gạt bỏ mọi cản trở của ý chí, để đón nhận ý chí Chúa Cha cách tuyệt đối, để đón nhận hoàn toàn vinh quang Thiên Chúa lan toả tận cùng nhân tính Đức Kitô phục sinh, Đức Kitô hoạt động theo nhân tính không còn bị hạn chế gì nữa. Với sức mạnh của Thánh Thần thông qua Giáo Hội, Đức Kitô gây ảnh hưởng cảm hóa tới mọi người. Đức Kitô là Đầu với sự sống lại của Ngài là nguyên nhân kiểu mẫu (mô phạm), là tiêu biểu cho sự sống lại của con người chúng ta,  Hội Thánh  là thân Mình Chúa Kytô, mỗi người chúng ta là chi thể của Đầu và Thân Mình tạo ra một liên kết tuyệt hảo để mọi người đi về trời .

 

Lm Fx Nguyễn hùng Oánh

Kính mời Quý Bạn đọc “Kytô học “ do Nhà sách Hoàng Mai” xuất bản , Bản in có sai đôi chút, bạn đọc hiểu ngay thôi, thí  “Chúa Chúa” là Chúa Cha, léconomie là l’ économie …..

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!