Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XXIX / C

 

Từ thứ hai ngày 17/10 đến thứ bảy 22/10 - Tin Mừng Lc 12 ,13 - 13 , 9

 

Thứ hai ngày 17 / 10  -  Lc  12 , 13 – 21

Nội dung Tin Mừng

  • Nhân chuyện một người nhờ Người can thiệp về vấn đề của cải , Chúa Giê-su cảnh  báo con người  đừng quá tham lam , vì của cải vật chất không đảm bảo có được sự sống đời đời ,

  • Người đưa ra dụ ngôn về người giàu xây lẫm , nhưng giờ chết không tùy thuộc nơi mình và của cải vật chất cũng chẳng mang lại gì cho mình trong cõi đời đời .

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Anh em phải coi chừng , phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam , không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu .”  ( c . 15)

  • “ Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình , mà không lo  làm giàu trước mặt Thiên Chúa , thì số phận cũng như thế .”  ( c . 21)

Một vài suy nghĩ

“ Số phận cũng như thế “ ... nghĩa là  bản thân con người ấy cũng sẽ được nghe Thiên Chúa nói : “ Đồ ngốc ! Nội đêm nay , người ta sẽ đòi mạng ngươi , thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?”  Thực ra thì  đây là thứ “ sự thật” ai ai cũng biết và không ít người đã đề cập đến sau những trải nghiệm rất cụ thể của chính bản thân mình ... Tuy nhiên “  tính tham lam”  thuộc bản chất và khuynh loát đời sống con người , làm cho họ - khi đã nhập cuộc – thì không còn nghĩ ngợi , tính toán chi khác nữa ngoài việc gom góp và tìm cách để gom góp ... Rồi ông nọ , bà kia ... và bản thân tôi cũng sẽ phải rời bỏ cái hôm nay của cuộc sống – dù là trong nhung lụa hay giữa cảnh màn trời chiếu đất ... Thiên Chúa thật là tuyệt khi có những qui định rất thật và rõ ràng : sẽ đến lúc Người gọi và sẽ đến lúc mọi con người trần gian đến trước tôn nhan Người trần trụi với thân phận của mình và những được / thua của một đời người dựa trên Ơn Chúa cũng như Lời hướng dẫn từng ngày ... Các thánh không là những siêu nhân mà chỉ là những con người biết khôn ngoan chọn lựa để có được của cải của muôn đời ... Thánh Igatio thành An-ti-ô-kia Giáo Hội mừng lễ hôm nay là một gương sáng ...

Thánh Ignatio  thành An-ti-ô-kia

Không có một tài liệu lịch sử nào rõ rệt về lý lịch của vị Giám Mục đáng kính này ... Thế nhưng đôi điều của truyền thuyết cũng rất đẹp để chúng ta suy gẫm : ngài được cho là cậu bé Chúa Giê-su ẵm đặt giữa các môn đệ khi các ông tranh luận nhau về chuyện lớn / nhỏ trong Nhóm đồng thời cũng là cậu bé đã dâng lên hai con cá và năm chiếc bánh để Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá  ra nhiều ...

Khoảng năm 110 , ngài bị bắt và giải về Roma dưới triều hoàng đế Trajanô ...Ngài chúc lành cho cộng đoàn và trao phó cộng đoàn An-ti-ô-kia vào tay Chúa rồi vui vẻ lên đường ... Lính tráng đã hành hạ ngài rất tàn nhẫn , mục đích là để kiếm tiền của dân chúng – vì thương ngài – mà chấp nhận đút lót để ngài bớt phải chịu cực hình ...

Trên đường đến Roma , qua  thành Smyrna , ngài gặp thánh Pôlycarpô ... Giáo dân vùng Smyrna kéo đến thăm viếng ngài , nghe ngài khuyên răn , khích lệ và ban phép lành ...

Trong cuộc hành trình đầy gian nan này , ngài đã viết 7 lá thư nói lên tình yêu nồng nàn của ngài với Chúa Giê-su , thăm hỏi các Giám Mục , Linh Mục và Giáo Dân những vùng ngài đi qua ...

Tới Roma , ngài bị tống ngục đợi chờ dịp đại lễ sẽ đưa ra công trường hành hình để mua vui cho dân chúng ...

Tới dịp lễ , Giám Mục Ingatio – với nét mặt tươi tỉnh – tiến ra công trường ... Hướng về dân chúng , ngài cao giọng nói đôi lời :

Kính thưa toàn thể đồng bào , xin đồng bào đừng ngộ nhận tôi đây vì có trọng tội nên bị thú dữ giày xéo...Không phải thế đâu , sở dĩ tôi bị thú dữ cắn xé là vì tôi muốn được kết hợp với Thiên Chúa ...

Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa . Tôi muốn được nghiền nát dưới nanh vuốt thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền dâng tiến Chúa Ky-tô ...

 

Thứ ba ngày  18 / 10 :  Lễ Thánh Luca , tác giả Tin Mừng -  Lc 10 , 1 – 9

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su cầu nguyện trong đêm và đến sáng , Người qui tụ các môn đệ để chọn lấy Nhóm Mười Hai được gọi là Tông Đồ .

  • Chúa Giê-su tiếp tục công việc rao giảng và chữa lành , nhưng bắt đầu từ đây luôn luôn có mặt của Nhóm Mười Hai để  huấn luyện các ông dần dần .

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • “ Đến sáng , Người kêu các môn đệ lại , chọn lấy Mười Hai ông và gọi là Tông Đồ . ( c . 13)

Một vài suy nghĩ

Đương nhiên trong Nhóm Mười Hai ấy không có Luca rồi ...bởi vì  mãi đến sau này Người mới gọi Luca qua trung gian của Phao-lô ... Tuy nhiên Luca lại là người viết lại cuộc đời của Chúa Giê-su trong Tin Mừng thứ II và cũng chứng minh về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội qua sách Tông Đồ Công Vụ ... Sự hiện diện của Tông Đồ Luca  trong Giáo Hội và ngòi bút thánh sử của ngài đã giúp cho con người tiếp cận với Đấng là Con Thiên Chúa – Làm – Người để cứu chuộc ... Và cũng từ đó mà hết lòng tin tưởng , cậy trông để xây dựng Gia Đình Giáo Hội hôm nay hầu sẵn sàng đón đợi ngày Giáng Lâm của Chúa ...

Đôi nét về thánh sử Luca

Qua một số tài liệu để  lại cho biết Luca vốn là một thầy thuốc hành nghề tại Antiokia đồng thời cũng là một văn sĩ có tài ... Với lối hành văn lưu loát và truyền cảm , ngài đã viết Tin Mừng thứ II và sách Tông Đồ Công Vụ ... Ngài là một người ngoại giáo trở lại và đã xin  làm môn đệ của  Phaolo để đi rao giảng ... Từ khi Phaolo bị bắt giữ , người ta không biết gì nhiều về giai đoạn cuối đời của Luca , nhưng – với tài liệu tìm được ở Constantinople – thì Luca đã lần lượt loan báo Tin Mừng ở Achaia , ở Beotia , và làm Giám Mục ở Thebes ... Ngài cùng được lãnh triều thiên tử đạo với thánh An-rê ở Patras , vùng Achaia...

Vì là thầy thuốc đồng thời là người ngoại giáo Hy Lạp trở lại nên Tin Mừng Luca được mệnh danh là Tin Mừng của Lòng Thương Xót với những đề tài như :

  • Tin Mừng cho những người bị áp bức

  • Tin Mừng cho dân ngoại với Ơn Cứu Độ phổ quát Chúa dành cho mọi người

  • Tin Mừng của sự cầu nguyện ,

  • Tin Mừng của Niềm Vui ,

  • Tin Mừng đặc biệt nói về nữ giới .

Cảm tạ Thiên Chúa về thánh sử Luca và sách Tin Mừng cũng như sách Tông Đồ Công Vụ ... Sự hiện diện của ngài và công trình ngài để lại như một mời gọi những người tin luôn thiện chí để xây dựng và làm chứng ...

 

Thứ tư  ngày  19 / 10  -  Lc  12 , 39 - 48

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa  Giê-su nói đến thái độ chủ nhà đề phòng kẻ ăn trộm để kêu gọi  chúng ta phải luôn sẵn sàng đón đợi Người đến .

  • Để trả lời câu hỏi của Phê-rô , Chúa kể dụ ngôn ông chủ và người đầy tớ đồng thời đề cao ý thức trách nhiệm của người đầy tớ dù chủ nhà có mặt hay không .

  • Đương nhiên chuyện thưởng / phạt tùy thuộc cách hành xử của người đầy tớ có trách nhiệm hay sống tùy tiện .

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Anh em hãy biết rằng : nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến , hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu . Anh em cũng vậy , hãy sẵn sàng , vì chính giờ phút anh em không ngờ , thì Con Người sẽ đến”  (  c 29 & 30 )

  • “ Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều , và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn .”  ( c . 48b)

Một vài suy nghĩ

“ Tỉnh Thức và Sẵn  Sàng ”  ... là đề tài đặc biệt  Phụng Vụ thường nhắc tới trong  Mùa Vọng hay  Mùa Chay – lý do vì cả trong mầu nhiệm Giáng Sinh lẫn Phục Sinh thì đều đưa nhân loại đến với “ Ngày của  Con Người  ” ... Thế nhưng - ở giữa tháng mười này – mà có dịp nghe , nghĩ và sống đề tài “ Tỉnh Thức và Sẵn Sàng ” trong những ngày cuối của mùa Thu , chuẩn bị vào Đông ... với Tháng Các Linh Hồn ... thì  cũng khá là thích hợp ...

Sao vậy ?  Năm nay – 2016 – có cái đặc biệt là được sống ở hai bối cảnh : bối cảnh mùa thu nhà quê vùng Ninh Thuận và bối cảnh mùa thu vùng biển Nha Trang ... Mùa thu nhà quê vùng Ninh Thuận có những buổi chiều xám màu với những cánh cò  xải dài về một nơi nào đó ... luôn gợi lên trong lòng chút đỉnh mênh mang về thân phận , về tuổi đời ... và về nơi chốn mông lung với mình , nhưng lại rất rõ ràng với Đấng là Tạo Hóa và là Cha ... Mùa thu vùng biển Nha Trang không có những cánh cò dễ thương ấy , nhưng lại xen lẫn những ngày sóng biển lặng êm và những ngày dậy sóng bạc đầu ... Ông bạn già người Hà Nội – năm nay đã bát tuần – đôi đầu gối không được nhẹ nhàng cho lắm , vẫn ngày ngày đeo cái phao bơi lội loanh quanh ... Hỏi thì biết cùng đi bơi với bà xã ... Thế rồi chợt một buổi sáng sóng dậy , hai ông bà dắt nhau loạng choạng tới mép sóng ... thì đi lên ... Dù là hai , nhưng vẫn không đủ can đảm đùa với sóng ...

Thì ra  “  Tỉnh Thức  và Sẵn Sàng”   là đề tài của muôn thủa ...

Một mẩu chuyện

Cậu bé ấy hằng ngày vẫn đi đến từng nhà gõ cửa để bán báo trên đường đến trường ...

Một hôm , cậu thấy bụng mình cồn cào ... Thò tay vào túi : chỉ còn một đồng duy nhất để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà ...

Thôi thì cứ liều đến căn nhà trước kia xem có thể xin chút gì bỏ bụng không ... Cậu gõ cửa , một cô bé dễ thương xuất hiện ... Ngập ngừng và ngại ngần , thay vì xin thức ăn , cậu chỉ xin một ly nước lạnh ...

Nhìn thấy dáng vẻ và tình trạng của cậu , thay vì ly nước , cô bé đã đưa ra cho cậu một ly sữa lớn ...

Chậm rãi , cậu uống cách ngon lành ...

Sau đó , cậu rụt rè hỏi : “ Tôi nợ bạn bao nhiêu ? -  “ Bạn không nợ gì tôi cả ... Mẹ đã dặn chúng tôi : đừng bao giờ chấp nhận một sự trả công nào đó cho một việc tốt .”

Nhiều năm sau đó , cô bé có lòng tốt ấy mắc một căn bệnh hiểm nghèo ... Các bác sĩ tại địa phương đành bó tay ... nên quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố - nơi có các chuyên gia ...

Trong số  các bác sĩ , bác sĩ Howard  Kelly cũng được mời hội chẩn về căn bệnh ... Nghe đến địa danh nơi bệnh nhân sống . anh chợt tò mò ... Chạy xuống sảnh bệnh viện và bước vào phòng cô gái , anh nhận ngay ra cô bé đã từng cho anh ly sữa ...

Quay lại phòng hội chẩn , anh xin được đứng ra phụ trách ca bệnh ...

Sau một thời gian chống chỏi và với sự tận tâm của bác sĩ , bệnh cô gái thuyên giảm và lành hẳn ...

Bác sĩ Kelly yêu cầu quầy thu ngân gửi hóa đơn viện phí cho anh ... Anh nhìn qua và  ghi lên đầu hóa đơn mấy chữ ...

Hóa đơn được chuyển đến cho bệnh nhân ... Cô gái nhắm mắt vì nghĩ mình sẽ phải trả một khoản lớn...Và cả đời cật lực , chưa biết cô có trả hết được không ... Nhưng thật ngỡ ngàng , khi mở mắt , cô đọc thấy hàng chữ  : Hóa đơn đã được thanh toán bằng một cốc sữa ... Ký tên : Bác sĩ Howard Kelly  ...

Lòng Tốt ... và việc thực hiện Lòng Tốt luôn là cách Tỉnh Thức và Sẵn Sàng  đẹp nhất ...

 

Thứ năm  ngày  20 / 10 – Lc  12 , 49 – 53

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su tâm sự với các môn đệ về sứ vụ thắp lửa của Người trên trần gian này và phép rửa Người sẽ phải chịu .

  • Lời tâm sự về tình trạng bất ổn do sự việc có những người nghe và sống Lời Chúa và có những người không nghe và không sống Lời Chúa trong gia đình cũng như ngoài xã hội ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Thầy  đã  ném lửa vào mặt đất , và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy bùng lên !”

( c . 49)

  • “ Thầy còn một phép rửa phải chịu , và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !” ( c .50)

  • “ Anh em tưởng rằng Thầy đến để đem hòa bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu , nhưng là đem sự chia rẽ .”  ( c . 51)

Một vài suy nghĩ

Theo các nhà chuyên môn của Đại Học Hebrew ( Israel)  thì có lẽ lửa đã có từ khoảng 750 nghìn năm về trước , nghĩa là khi tuyên bố “ Thầy đã ném lửa vào mặt đất ” thì hoàn toàn Chúa không muốn nói đến thứ lửa con người tìm ra để mà “ ăn chín , uống sôi ” , nhưng là nhấn mạnh đến bản chất  “ nóng ” của các thứ tình cảm mà hình ảnh lửa được dùng làm biểu tượng , chẳng hạn như lòng nhiệt thành , tính năng động , tình yêu...Thôi thì chúng ta cứ lấy Tình Yêu để mà suy nghĩ đi  và thử thay thế  chữ lửa bằng hai chữ Tình Yêu...Câu nói của Chúa sẽ là như thế này : Thầy đã  ném Tinh Yêu vào mặt đất , và Thầy những ước mong phải chi Tình yêu ấy bùng lên !

Đúng là như thế , với biến cố Nhập Thể , Người đã ném Tình Yêu là chính bản thân Người , chính Con Người  , chính Con Thiên Chúa vào mặt đất chúng ta đang sống , mặt đất cha ông chúng ta đã từng sống, mặt đất con cháu chúng ta sẽ  tiếp tục  để sống ... Ước mong của Người là Tình Yêu ấy bùng lên , bao trùm tất cả ... Và những người tin Chúa trong lòng Giáo Hội có nhiệm vụ để thổi bùng lên ... Nơi từng người là những ánh lửa chập chờn , nhưng nơi một cộng đồng con người thì là núi lửa ...

Đôi ba sự kiện thời sự ...

Ký giả Matthew Bunson của tờ National Catholic  Register đã có một vài nhận định về cuộc tranh luận đầu tiên của hai ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ : bà Hillary và ông Trump :

  • Họ không gợi nên sự tập trung vào chính họ mà lại quan tâm quá nhiều đến cảm tưởng của công chúng đối với họ ,

  • Cuộc tranh luận của họ nhẹ về lịch thiệp và nặng những điều gây khó chịu ,

  • Quá ít những cố gắng để xóa mờ các điểm yếu của chính mình , nhưng lại tìm cách để duy trì phong cách và cá tính của mình ...

Và người ta đề cập đến các cử tri Công Giáo ... Họ thấy rằng : Ngoài chủ trương  “  chống phá thai ” và “ủng hộ phá thai”  ra ... thì hầu như cả hai không có được những suy nghĩ về Ky-tô giáo nào cho thấu đáo...

Cha  Dwight  Longenecker – một cộng tác viên của Crux – có nhận định : Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và Trump cho thấy cả hai chưa bao giờ nghiên cứu , thậm chí suy nghĩ về hệ quả của các giá trị Ky-tô giáo đối với các giải pháp trong chính sách của họ ... Nghĩa là những gì họ đưa ra với quần chúng chỉ dựa trên trải nghiệm và tư duy của con người ... Thiên Chúa và những giá trị của Đạo bị lãng quên ... Không lơ đi , nhưng lãng quên ... Dấu chỉ họ chưa bao giờ  là một người sùng Đạo , dù chỉ là lòng sùng Đạo thông thường thôi ... Họ đã bỏ qua những giá trị , nguyên tắc , luân lý và đạo đức ... Họ lãng quên nền thần học Ky-tô giáo vốn ảnh hưởng đến  mọi khía cạnh của xã hội con người , bao hàm một triết lý sâu rộng về ý nghĩa sự sống , phẩm giá nội tại nơi mỗi con người , chiều kích vĩnh cửu của hôn nhân , gia đình , môi trường ...

Nhận định “ Cuộc tranh luận của họ nhẹ về lịch thiệp và nặng những điều gây khó chịu” ... làm nghĩ đến một nhân vật khác nữa  : ông  Rodrigo Duterte – tổng thống  Philippines ... với những kiểu nói “ dân  dã đến thô tục ” trên diễn đàn và nhắm vào những con người khác vốn là những người đáng kính ... Dĩ nhiên – sau sáu tháng trên cương vị tổng thống Philippines – điểm số tín nhiệm của ông vẫn tương đối dù cách hành xử với dân nghiện có vẻ khá là “ phát xít” – ông đã từng lỡ lời tự ví mình với Hitler và phải lên tiếng xin lỗi người Do Thái ... Dù sao – và chưa thấy ai nói đến – nhưng đường lối của vị tổng thống này mang cái nét “ dân chơi”  của  đám  “ con ông cháu cha”  đường phố coi thường không những danh dự của con người mà cả sinh mạng của những kẻ khốn cùng , vì  thành phần nghiện ngập ở Philippines phần lớn là nạn nhân của tham nhũng và giới nhà giàu người Phi hoặc người Phi gốc Tàu ...

Trên mạng xã hội những ngày này cũng nói đến những đổi thay về nhân sự trong HĐGM Việt Nam qua cuộc bầu cử của các Giám Mục trong Đại Hội lần thứ XIII vừa qua : nhân sự của nhiệm kỳ 2016 – 2019...Những chia sẻ của dân mạng – đương nhiên là của những  người đã có tuổi và nghiêm túc trong đời sống Đạo – tỏ ra hy vọng ... và nhiều kỳ vọng ... Nghĩa là Việt Nam đang cần đến những quan tâm về “ mùi chiên”  của các Đấng Bậc trong Giáo Hội ...khi mà – với những thử thách quá lớn của đời sống thường nhật – con người không còn mấy thời gian dành cho Đạo – cả  thứ  Đạo thực hiện mỗi Chúa Nhật ở Nhà Thờ cũng như Đạo làm người và làm con Chúa ...Ước mong sao công việc mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong thời gian tới có được những quyết sách cho cho vấn đề giáo dục làm người và giáo dục con người trong ánh sáng Tin Mừng Chúa ... chứ đừng quá thiên về chuyện xây dựng cơ sở - vốn là chuyện dễ hơn và là chuyện khi nào cũng đủ ,  khi nào cũng thiếu ...

 

Thứ sáu  ngày  21 / 10  -  Lc   12 , 54  - 59

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su trách cứ  tình trạng sống của những con người đạo đức giả : biết nhận ra những dấu chỉ của thời tiết , nhưng lại chẳng có chút nhạy bén nào với những đấu chỉ của thởi đại .

  • Hãy nhận ra điều phải lẽ : còn trên đường đời bao năm tháng thì hãy tận dụng để sống cho có ý nghĩa .

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Những kẻ đạo đức giả kia , cảnh sắc đất trời , thì các ngươi biết nhận xét , còn thời đại này, sao các ngươi không biết nhận xét ?”  ( c . 56)

  • “ Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải ? “ ( c . 57)

Một vài suy nghĩ

“ Tự mình xét xem cái gì là phải !” ... là cốt lõi của một đời sống thiện đồng thời cũng là một quá trình giáo dục nhân bản đòi hỏi cả với những người có trách nhiệm lẫn những người được dạy dỗ ... Lá thư chung của HĐGM . VN sau kỳ Đại Hội XIII  vừa qua đã đề nghị một đề tài  về mục vụ gia đình cho toàn nhiệm kỳ với những điểm nhấn hằng năm như sau :

  • 2016 – 2017  : Chuẩn bị cho người trẻ vào đời sống hôn nhân .

  • 2017 – 2018  : Đồng hành với các gia đình trẻ .

  • 2018 – 2019  : Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn .

Đương nhiên là những điểm nhấn trên đây sẽ được HĐGM có những tổ chức trong tương lai ở mỗi năm để triển khai đường hướng mục vụ gia đình , nhưng chắc chắn là sẽ có những hạn chế nhất định , vì là tổ chức cho toàn thể các giáo phận trên khắp đất nước ... Công việc chủ yếu vẫn cậy trông nơi các cha xứ , mà tại các giáo xứ thì không thể phân chia rạch ròi ra như thế được đâu , ngược lại cả ba chuyện đều phải làm cùng một lúc trong  suốt cả một đời làm mục vụ của mình  : dạy giáo lý hôn nhân , giải quyết những vấn đề của các gia đình trẻ , chia sẻ với các gia đình gặp khó khăn ...giữa một hoàn cảnh sống vô cùng gai góc , vì không ai có đủ thời gian – kể cả người có trách nhiệm lẫn người có quyền lợi ...nhất là khi đời sống kinh tế ngày càng bấp bênh ... với trọn vẹn những vấn đề của chuyện toàn cầu hóa , chuyện đô thị hóa , chuyện di dân kinh tế ...

Dĩ nhiên chúng ta vẫn có quyền để có những ước mơ đẹp cho tương lai với sự nỗ lực  đầy sáng kiến và nhiều nhiệt tình của bản quyền địa phương cũng như các giáo xứ ...

Một mẩu tin đẹp về gia đình

Mint Kanistha ( 17 tuổi) đã dành được một ngôi vị ở một cuộc thì sắc đẹp tại Thái Lan ...

Ngay sau đó , cô về quê , quỳ dưới chân bà mẹ lam lũ của mình , lạy mẹ để tỏ lòng biết ơn công sức dưỡng dục của mẹ ...

Cô sinh ra  trong một gia đình nghèo , từ nhỏ đã từng theo chân mẹ đi nhặt nhôm nhựa tại các bãi rác để kiếm sống hằng ngày ...

Cô chưa bao giờ thấy xấu hổ về gốc gác nghèo nàn của mình ... Ngay khi đăng quang , mọi thông tin về người mẹ nhặt rác của tân hoa hậu đều được chia sẻ cặn kẽ trên các  trang mạng xã hội ...

Việc làm của  Mint cũng đáng để chúng ta suy nghĩ khi mà việc giáo dục gia đình được Giáo Hội – đặc biệt HĐGM.VN -  quan tâm khá nhiều ... Bởi vì  - quả thực – các gia đình Việt Nam Công Giáo cũng thấy khá lúng túng đứng trước lớp trẻ con cháu mình ...

 

Thứ  bảy  ngày  22  /  10  -  Lc   13  ,  1 – 9

Nội dung Tin Mừng

  • Bà con vui miệng tường thuật loại cho Chúa về sự kiện mấy người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết ,

  • Chúa Giê-su tận dụng cơ hội ấy để huấn dụ con người về sự sám hối đổi đời ...

  • Chúa Giê-su giáo huấn mọi người với dụ ngôn cây vả và lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa .

Những Lời ghi nhớ

  • Đức Giê-su đáp lại rằng : “ Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không sám hối , thì các ông cũng sẽ chết y hệt như vậy .” ( c . 2 & 3)

  • “ Nhưng người làm vườn đáp : “ Thưa ông , xin cứ để nó lại năm nay nữa . Tôi sẽ vun xới chung quanh , và bón phân cho nó . May ra sang năm nó có trái ... Nếu không thì ông sẽ chặt nó đi .”  ( c . 8 & 9 )

Một vài suy nghĩ

Đương nhiên chủ đề của giáo huấn Lời Chúa hôm nay là Sám Hối ...

“ Các ông tưởng ...”  và  “ May ra sang năm nó có trái”  : hai cụm từ để suy nghĩ ...

“ Các ông tưởng ...”  là não trạng tương đối khá phổ thông trong đời sống thường ngày của con người : cứ nghĩ rằng tai nạn là kết quả của tội phạm nào đó và người bị tai nạn là vì  có  tội ... Suy nghĩ ấy thiếu lòng bác ái và không có sự khoan dung , độ lượng như Chúa muốn ... Đứng trước khổ đau , con người đụng vào bức tường của mầu nhiệm ... Và cái chết cũng như sự sống lại của Chúa giải thích cho mầu nhiệm của đau khổ và sự chết ... Tuy nhiên – do yếu đuối – con người vẫn có thể có những qui kết thiếu Tin Mừng và nặng phần ích kỷ khi cho rằng người ta phải chịu như thế là do tội của họ , ngầm hiểu rằng tôi vô tội , hay tội của tôi chưa đến nỗi nào ... Chúa thì nói rõ : những gì nhìn thấy đó phải đưa đến tinh thần sám hối về chính cuộc sống của mình ...

“ May ra sang năm nó có trái ...”  là lời van xin của Giáo Hội ... Giáo Hội biết rõ trách nhiệm vun xới của mình ... Giáo Hội hiểu rõ chuyện sám hối không phải là ngày một ngày hai ... Cho nên mỗi ngày còn sống trên mặt đất trần gian này và trong lòng Giáo Hội Mẹ , chúng ta được chăm bón ... để có thể mang lại hoa trái : đầu tiên là sám hối về đời sống của chính mình , kế đến là thực hiện những công việc tốt lành theo tôn chỉ của Tin Mừng ...

Một vài mẩu tin

Truyền hình Việt Nam vừa đưa lên một sự kiện : một cô bé lớp 7 hay lớp 8 gì đó đã thách thức là : nếu nhận được một ngàn cái “ like”  của bạn bè thì sẽ chế xăng đốt nhà trường của mình ... Cô bé đã có một ngàn cái “ like”  như thế và – với áp lực của những cái “ like”  ấy – cô đành phải chế xăng đốt trường ... Kết quả là bản thân cô bé bị phỏng hai chân ... và đương nhiên nhà trường cũng sẽ hư hỏng nếu không được chữa  lửa kịp thời ... Người dẫn chương trình bảo rằng : đây là phong trào “ nói & làm”  mới rộ lên trong giới trẻ say mạng ... “ Nói & Làm”  từ ngàn xưa vẫn là kiểu nói để ca tụng những con người biết dung hòa giữa điều mình nói và việc mình làm , không nói suông nhưng có hành động đi đôi với lời mình nói ... và là những lời nói đẹp và những hành động tốt nhằm mưu ích cho cộng đồng con người ... Người trẻ đã hiểu sai kiểu nói ấy cũng như vẫn từng hiểu sai về mô hình con người anh hùng ... nên điên loạn trong cư xử của mình ... Với một xã hội đề cao những  giả dối từ A cho tới Z , với một môi trường giáo dục bất nhất và thiếu lương tâm , với một sinh hoạt văn hóa và văn nghệ nặng phần đánh bóng ... thì vai trò ngôn sứ của Giáo Hội là vô cùng cần thiết và cũng rất vất vả , gian nan ...


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!