Tuần này, chúng ta chia sẻ về Cha Claude –
Émile – Marie Charmot…
Ngài được gọi là Cố Sắc – tên Việt do Đức Giám
Mục đặt cho ngài…
Claude Charmot – Cố Sắc – chào đời ngày 11 tháng 4 năm 1922 tại
Bons-en-Chalais, miền Haute-Savoie, Giáo Phận Annecy…Ngài là anh Cả của một gia
đình có tám người con…Thân sinh ngài – vốn là một nông dân thời còn trẻ - đã bị
thương nặng trong chiến tranh 1914-1918…Là thương phế binh thương tích nặng nên
ông cụ được ưu tiên dành cho một chỗ làm
trong văn phòng hãng thuốc lá ở Bons…Trong gia đình rất đạo đức này, vấn
để giáo dục có thể nói là khá cứng rắn…Người cha điều hành cái thế giới nhỏ bé
của ông theo kiểu nhà binh…và mỗi đứa con – tùy theo tuổi tác và sức vóc của
mình – được trao những nhiệm vụ phải hoàn thành…Claude là anh cả…nên đương
nhiên là phải làm gương rồi…Một ngày nọ, khi cậu Claude đã là chú nhà tràng rồi, một bà
chị họ nửa đùa nửa thật nói về tính nghiêm túc có vẻ cứng nhắc của Claude, ông
thân sinh cậu lên tiếng chỉnh ngay: “Này cô Simone, tôi không hề muốn Claude
sau này sẽ là một Linh mục lúc nào cũng kè kè sách sách vở vở, nhưng là một
Linh mục luôn biết nghĩ đến người khác”…
Sau những năm tháng mài đũng trên ghế nhà trường
tiểu học ở Bons, năm 1932 Claude được nhận vào học lớp bảy Tiểu Chủng viện
Thánh Phanxicô Salêsiô ở Thonon…Tháng 11năm 1940 , Thầy Claude theo học năm đầu
tiên tại Đại Chủng viện Annecy…Thế nhưng vào tháng 7 năm 1941 tình hình sức khỏe
của Thầy có những dấu hiệu không được lạc quan lắm…Chính vì thế mà vào tháng 11
năm 1941, Thầy được đưa vào khu vực dành cho anh em nhiễm bệnh lao ở Voirons do
Đức Giám Mục Lesage điều hành…Thầy an dưỡng và tìm cách lấy lại sức khỏe ở đấy
cho đến tháng 2 năm 1943…Từ tháng 3 cho
đến tháng 10 năm 1943, Thầy được điều đến
để sinh hoạt với giới trẻ khu vực Chantiers ở Currière…Tất cả những chuyện ấy
cho thấy cái quá trình đến với Chủng viện Truyền Giáo của Thầy cũng khá là vất
vả : Thầy nộp đơn xin nhập ngày 10 tháng 7 năm 1941…thì 27 tháng 7 được chấp
thuận, nhưng mãi tới ngày 31 tháng 10 năm 1943, Thầy mới chính thức gia nhập Hội…để
tiếp tục theo đuổi việc học hành của mình…Thế nhưng do thuộc lớp tuổi sinh ra
vào năm 1942 nên Thầy ở trong dạng có thể bị động viên…và cũng vì
lo sợ sẽ bị đưa qua Đức nên Thầy đành rời Paris vào tháng 4 năm 1944…để tạm ẩn
mình ở Savoie…Tháng 11 năm 1944, Thầy đã có thể quay lại Chủng viện Truyền Giáo
ở đường du Bac…và chuẩn bị cho việc thụ phong Linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm
1947…Vì lý do sức khỏe nên cha Charmot xin Bề Trên tạm hoãn việc chỉ định một
nhiệm vụ cho ngài…Thế rồi tuy sức khỏe vẫn chưa thực sự tốt lên, nhưng ngài vẫn
có thể đảm nhận một công việc nào đó nên từ tháng 9 năm 1947 đến tháng 3 năm 1948
– với sự đồng ý của các vị Bề Trên cũng như của Đức Giám Mục Annecy, ngài trở
thành Quản xứ thiện nguyện của Giáo xứ Les Gets ở Haute-Savoie…Quay trở lại
Paris ngày 8 tháng 5 năm 1948…và ngày 29 tháng 6, ngài nhận bài sai đi truyền
giáo ở Hưng-Hóa, miền Bắc Việt-Nam cùng vời cha Guerry…Rời cảng Marseille ngày
11 tháng 11 năm1948 để đi Đà-Nẵng…Thế nhưng rồi mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1949 ngài mới đến Hà-Nội được…Lý
do là vì con tàu “Đà-Nẵng” già nua lúc nào cũng hổn hà hổn hển đã không may gặp
những bất trắc trong hải trình của mình … nên phải dừng lại để sửa chữa ở cảng Port-Said của Ai-Cập và cảng Djibouti của Nước Cộng-Hòa
Djibuti…
Đến Hà-Nội, cha Charmot gặp lại những người bạn
cùng chí hướng đang phục vụ ở Hưng-Hóa nhưng do chiến tranh nên đành phải tạm ẩn
tại thủ đô…Và cũng tại Hà-Nội mà cha Charmot bắt đầu việc học tiếng Việt từ
tháng giêng cho đến tháng 11 năm 1949…Tình hình có vẻ khả quan hơn và tình trạng
an toàn cũng bảo đảm hơn nên phần lớn các cha đang truyền giáo ở Hưng-Hóa dần dần
quay trở lại nhiệm sở của mình…Và cũng tại Hưng-Hóa, cha Charmot tiếp tục học
tiếng Việt từ tháng 11 năm 1949 cho đến Lễ Phục Sinh năm 1950…Sau đó, ngài được
bổ nhiệm giáo-sư TiểuChủng-viện cho đến cuối năm học 1950…Ngài nghỉ hè và phụ
giúp cho cha Seitz trong một trại hè ở Hòn-Gai…Và đã đến thời điểm thuận lợi, Đức
Cha Mazé quan tâm đến và bổ nhiệm ngài làm phó cho cha Chabert ở Lào-Cai – một
thành phố nằm ở vùng biên-giới phía Bắc, chỉ cách Trung-Quốc vài ba bước…Vậy là
cha Charmot có được một môi trường làm việc và học hỏi vô cùng thuận lợi bên cạnh
cha Chabert – một nhà truyền giáo tuyệt vời…
Chắc chắn một điều là cha Charmot đã đến với
Giáo-xứ rất ư thuận lợi ấy trong những điều kiện tương đối tốt, tuy nhiên sức
khỏe của ngài quá ư mong manh…và bị ám ảnh bởi những tháng năm chiến tranh trước
đây khi còn ở tại Pháp cũng như bản chất của chính con người ngài vốn hãi sợ
chuyện chết chóc…nên có thể nói là ngài nhạy bén với đủ mọi thứ tin tức thật
cũng như giả nghe được đây đó…và loay hoay giữa những thứ tin tức ấy…Tuy nhiên
thực sự là người Pháp đã thua trận thảm hại…và Việt-minh đã tiến rất gần…Họ chuẩn
bị để chiếm Lào-Cai…Sau đó, họ chiếm Cao-Bằng và Lạng-Sơn…Và vậy là toàn bộ khu
vực ấy đã ở trong tay họ…Lòng tự nhủ lòng về tình hình chiền sự như vậy đó nên
quá hãi sợ, cha Charmot rời Lào-Cai ngày 25 tháng 10 năm 1950 và ngay tức thì,
ngài đáp chuyến bay quân sự đầu tiên về Hà-Nội…Còn cha Chabert vẫn kiên trì bám
trụ đợi chờ những chuyển biến của thời cuộc…
Về Hà-Nội, cha Charmot lên Hưng-Hóa, nhưng – tội
nghiệp – tại đấy, tình hình cũng không khá hơn…Quân đội chuẩn bị để rút…Dân
chúng xôn xao…Và ngày 2 tháng 11, cha Charmot lại quay trở về Hà-Nội…Thế rồi dịp
thuận tiện, ngài tháp tùng Đức Cha Lê-Hữu-Từ và cha Willich đi Phát-Diệm trong
chuyến Thánh Du của Tượng Đức Mẹ Fatima…(còn tiếp)
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch