Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP (TIẾP THEO)

 

 

Partez hérauts de la Bonne Nouvelle

Voici le jour appelé par vos voeux

Rien désormais n’enchaine votre zèle

Partez – amis, que vous êtes heureux

Oh ! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires

Nous les baisons avec un saint transport

Oh ! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres

Où règne l’erreur et la mort

Ai đó đã tạm dịch như thế này:

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

 

Cha Pierre Alexandre – Cố Trí ( tiếp theo)

Trong cuốn sổ tang của Cha Pierre Alexandre là bản tóm lược cuộc đời của vị thừa sai này mà người viết rất thích thú để giới thiệu…

Cha Alexandre chưa tròn lục tuần khi ngài được Thiên Chúa gọi về…Mặc dù ngài lâm bệnh trong một thời gian dài, nhưng “Ai Tín” được loan báo cũng làm cho những người yêu mến ngài thấy bất ngờ và đau đớn…Bởi chúng tôi biết rằng ngài đã mạnh mẽ hoạt động tông đồ trở lại; từ một năm qua, ngài làm tuyên úy cho cộng đoàn Các Chị Hổ Trợ các linh hồn trong luyện ngục ở Lộ Đức…Và  đây cũng là nơi ngài an nghỉ  sau một vài ngày nằm bệnh viện do bị một chỗ viêm trong lồng ngực…Đó là ngày mùng 2 tháng 4 – ngày Lễ Chúa Phục Sinh…

Ngay từ thời tuổi trẻ, ngài đã liên tục có những chuyến đi…Thân phụ ngài vốn là một nhân viên đường sắt…Cuộc đời thừa sai của ngài là một chuỗi những di chuyển…Hầu như hằng năm, chúng tôi đều gặp ngài ở những địa sở khác nhau…Thiên Chúa và những nhu cầu muốn điều đó nơi ngài…Bất chấp tình trạng sức khỏe của mình, ngài luôn sẵn sàng để đáp lại lời mời gọi của Chúa qua các Bề trên…Khi thì người ta gặp ngài trong sứ vụ phục vụ các Sư huynh, lúc lại gặp ngài trong vai trò một giáo sư, một người điều hành Trại Phong…và là quản lý Trung tâm Truyền giáo hai lần…

Năm 1936, tình trạng bệnh hoạn đã buộc ngài phải trở lại Pháp; thế nhưng rồi ngài lại có dịp để cho thấy sự nhiệt tâm nhiệt huyết của ngài…Ngài trở thành tuyên úy của một viện điều dưỡng ở Haute-Savoie; năm 1938 lại được đề cử Bề trên các Sư huynh ở Dormans…

Nhưng có lẽ là một ngẫu nhiên tuyệt vời đưa ngài trở lại Qui- nhơn…để rồi trụ lại vài ba tháng ở Hộ-Diêm…Sau đó là thời gian nghĩa vụ quân sự với cấp bậc trung úy, ngài phục vụ cả ở Sài-gòn lẫn Cam-ranh…

Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ngài dành trọn thời gian cho công việc mục vụ ở Đà-nẵng…Suốt ba năm, ngài miệt mài công tác mục vụ với vô vàn công việc phải lo và phải làm…Ngài bắt đầu sinh hoạt Thanh-Lao-Công và là mẫu gương nhiệt tâm nhiệt huyết cho các thành viên trong Phong trào…Mọi người lúc đó đều là thành viên của JOC – Phong Trào Thanh-Lao-Công…và đã rất xúc động khi nghe tin ngài qua đời…Ngài có sức thu hút hiếm thấy và một lòng nhiệt thành không gì có thể làm giảm bớt…Ngài có thói quen chỉn chu khi xuất hiện trước mọi người ngay cả ở thời trước khi vào quân ngũ…Những sáng kiến của ngài đôi khi làm cho các vị Bề trên có chút ngại ngần; vào thời đó, ngài đã tạo nên cho mình khuôn mặt của một Cha xứ hơi có chút tiến bộ - dĩ nhiên không là cấp tiến…Những cung cách cử hành Phụng vụ, việc trình bày Kinh Thánh qua các vở diễn sống động, những tấm bìa nho nhỏ ghi chú các hộ gia đình Công giáo hay các việc trong Giáo xứ đều là những việc của riêng ngài và liên tục buộc ngài phải cập nhật…Người ta luôn thấy trong đầu óc ngài một điều gì đấy mới mẻ…Trọn đời mình, ngài giữ cho mình niềm vui có những sáng kiến độc đáo, tuy nhiên ngài cũng sẵn sàng vâng phục Bề trên và lắng nghe anh em, đồng thời những sáng kiến ấy hoàn toàn chỉ có mục đích giới thiệu Chúa cho mọi người mà thôi…

Bởi vì nỗi niềm hứng khởi và lòng nhiệt thành ấy là do một cuộc sống nội tâm sâu xa cũng như nỗi ưu tư phải luôn làm thật tốt mọi việc hằng ngày vẫn ảnh hưởng đến các hoạt động của ngài…Cha Alexandre là con người của bổn phận; ngài thường hay quên đi những dấu chỉ về sức khỏe bản thân; không ngại ngần trước khó nhọc và luôn cố gắng cho đến những sức lực tận cùng…Ngài không thích sống tiện nghi lắm và tuyệt đối không gắn bó với của cải vật chất…

Vào mùa xuân năm 1944, ngài được bổ nhiệm Quản xứ Giáo xứ Hộ Diêm – một Giáo xứ quan trọng ở thời đó…Và sau đó là Đà-nẵng với một nhiệm vụ khác; ngài nhập cuộc rất mau với những dấu ấn rất ư Alexandre – rất ư Cố Trí…Dĩ nhiên là thử thách không bao giờ thiếu đối với ngài…Thậm chí có những thử thách đe dọa cả mạng sống nữa…Đấy là thời điểm tháng giêng năm 1945 khi một chiếc máy bay của Mỹ - vì muốn ngăn chận người Nhật – nên đã quyết định thả hai quả bom xuống Ga Xe Lửa gần Tháp Chàm, nhưng một quả đã rơi lạc xuống Nhà Xứ Hộ-Diêm…và biến Nhà Xứ thành một đống gạch đá đồng thời chôn vùi Cha Alexandre dưới đó…Người ta đã đưa ngài ra, và ngài thấy rất khó chịu…Có vẻ như không bao giờ ngài quên được giây phút đó !!!

Tháng 11 năm 1945, ngài vào Sài-gòn làm Phó xứ ở Giáo xứ Chính Tòa kiêm tuyên úy Trại Giam…Sau đó , ngài quay lại Giáo xứ Hộ-diêm để làm việc thêm hai năm nữa – đấy là một thời gian khá là khó khăn, thế nhưng ngài vẫn có thể lưu lại một dấu ấn tuyệt vời. Người ta vẫn còn nhắc lại câu chuyện về cái “sà-lúp” được Bucéphale kéo – đấy là một chiếc xe cũ kỹ Bucéphale sửa lại theo ý của anh ta…Một ngày nọ, anh ta lao xe xuống một cái hố, bởi Bucéphale bị hư một mắt !!! Vậy là Cha Alexandre triệu tập toàn bộ số ngựa trong làng – ngày xưa làng Hộ-diêm có rất nhiều xe ngựa…Tất cả làm thành một đội kỵ binh…để đến kéo người anh em của mình ra khỏi hố…Bản thân ông thiếu tá bị nạn cũng vô cùng ngạc nhiên đứng trước đội kỵ binh tự phát này…

Mùa hè năm 1948 người ta lại thấy ngài ở Đà-nẵng vài ba tháng… Nhưng rồi sức khỏe không cho phép, ngài lại phải lên đường quay trở lại quê hương Nước Pháp của mình…Ngài bình phục dần dần, và vào cuối năm 1949, ngài ở Montbeton với tư cách là trợ tá Bề trên, đồng thời tình nguyện để phục vụ cho các vị thừa sai bệnh tật…Một năm sau, ngài lảm Cha xứ của một Giáo xứ trong Giáo phận Blois, rồi đảm nhận vai trò tuyên úy của một viện điều dưỡng ở Saône-et-Loire…

Và lại một lần nữa, ngài cập bến ở Nha Trang vào Lễ Giáng Sinh năm 1953, và ba năm cuối đời ngài dành cho công việc mục vụ phục vụ các Sư Huynh Dòng Thánh Giuse và Các chị Mến Thánh Giá. Vẫn với lòng nhiệt huyết mãnh liệt và giọng nói tiếng Việt ngày một rành rọt hơn, ngài chăm chút khá kỹ những bài giảng hằng ngày. Thế nhưng rồi tình hình sức khỏe ngày càng bấp bênh, ngài thấy gần như kiệt lực vào thời điểm đầu năm 1957…nên lại phải trở lại Pháp lần thứ ba…

Ngài nghỉ ngơi ở Beaugrand… Năm 1960, cảm thấy khỏe khoắn hơn, ngài đảm nhận vai trò tuyên úy ở Lộ-Đức. Lòng yêu mến Chúa và tha nhân thúc bách, ngài thường xuyên ngồi tòa cho các hối nhân trong giáo xứ cũng như tại Trung tâm Lộ-Đức…Và ngài vĩnh viễn yên nghỉ nơi vùng đất thánh thiêng dành để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa này. Vào sáng sớm Lễ Phục Sinh năm 1961, linh hồn trong sáng của vị Linh mục thừa sai đã bay lên trước Tòa Thiên Chúa để hiệp ca Allelluia cùng triều thần thiên quốc và đón nhận phần thưởng Chúa đã hứa cho người tôi trung hiền lương của Người.

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!