Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP (TIẾP THEO)

 

 

Partez hérauts de la Bonne Nouvelle

Voici le jour appelé par vos voeux

Rien désormais n’enchaine votre zèle

Partez – amis, que vous êtes heureux

Oh ! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires

Nous les baisons avec un saint transport

Oh ! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres

Où règne l’erreur et la mort

Ai đó đã tạm dịch như thế này:

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

Cha Joseph Auger – Cố Đoài  (tiếp theo)

Vào khoảng cuồi năm 1890, có thể nói là toàn thể các cộng đoàn Ki-tô hữu Tỉnh Khánh Hòa đã được tái thiết lập trong một tinh thần hầu như không còn nghĩ nhiều và tiếc nuối  thời vàng son thủa nào nữa, bởi hôm nay cũng đã khá là phồn thịnh rồi…Gần ba trăm bà con tòng giáo có thể nói là đã lấp đầy khoảng trống do thời bách hại gây nên. Bà con lương dân cảm nhận sức hút ngày càng rõ nơi vị thừa sai cũng như Tôn Giáo mà ngài rao giảng…Cha Villaume viết : “ Đây là thời điểm mà – theo dự toán của mọi người – thì Cha Auger sẽ gặt hái một vụ mùa bội thu xứng với công sức ngài đã tiêu hao. Đức Giê-su Ki-tô, Chúa của chúng ta – để có thể duy trì tình yêu và niềm tin nơi các tay thợ Tông Đồ của Người – Người thường để cho người này được gặt hái kết quả mà người kia đã tận lực gieo vãi, và cũng chính Chúa đã từng nhắn nhủ các môn đệ của Người về việc Người sẽ cho các vị được hưởng nếm hạnh phúc thiên đàng – niềm vui mà không gì ở trần gian u buồn này có thể sánh được – niềm vui của một tay thợ - vốn chỉ là dụng cụ - để có thể cứu vớt các linh hồn…Và – tội nghiệp - rất sớm, người ta đã nhận ra rằng vị Thừa sai trẻ đã mang nơi mình một mầm bệnh nghiêm trọng” …

“Mưu sự tại nhân – thành sự tại thiên”  là câu nói cửa miệng khi con người đứng trước sự bất thường vượt lên trên mọi tầm mức suy tưởng của mình…Và ngay cả trong hoàn cảnh như thế…thì vị thừa sai trẻ cũng cho thấy một thái độ sống rất hào khí của ngài…Nơi ngài cũng như nơi tất cả những con người không bận đầu về những chuyện lặt vặt đồng thời lúc nào cũng căng đầy nhiệt huyết nên thường bỏ qua những chi tiết này/ khác trong cuộc sống thường ngày, bởi họ cho rằng bản thân luôn tràn trề sức mạnh để chịu đựng và vượt qua…Cũng vì thế mà vị thửa sai trẻ trung của chúng ta đã không ngại ngần chuyện dầm mưa dãi nắng, lên đồi xuống lũng … để thăm viếng bà con giáo dân, ăn uống ngủ nghỉ không bao nhiêu và cũng không điều độ…Tình trạng thái quá trong công việc cùng với sự lơ là việc chăm sóc bản thân cộng với những mỏi mệt của sứ vụ đã lặng lẽ gặm nhấm dần sức lực của vị thừa sai trẻ đầy nhiệt huyết ấy…Dịp tháng năm, trở về sau cuộc thăm viếng Làng Sông, căn bệnh viêm phế quản khởi phát cùng với những dấu chứng khác nữa ngày càng có vẻ trầm trọng hơn. Đến tháng mười hai thì ngài có vẻ không chịu đựng nổi nữa. Và – theo ý kiến của một vị bác sĩ – ngài đến bệnh viện Sài-gòn, ở đó, người ta khuyên ngài nên trở về Pháp ngay…Đó là thời điểm đầu tháng ba năm 1891…Hít thở bầu khí của quê hương dân tộc mình, nhất là khoảng không gian trong trẻo, tươi mát của vùng đất chôn nhau cắt rốn như vậy đó, nhưng bệnh tình của ngài cũng chẳng giảm bớt đi được bao nhiêu…Ngay ở những lần thăm khám đầu tiên thôi, các bác sĩ đã cho biết là  ngài đã nhiễm bệnh lao ở giai đoạn cuối…Trong khi đó thì chỉ một mình ngài – phải, một mình ngài thôi – vẫn  còn  ảo tưởng về sức khỏe của mình…với hy vọng sẽ hoàn toàn qua khỏi ở lần khám bệnh sau và sẽ có thể quay trở lại với anh em bằng hữu cũng như bà con giáo dân mà ngài thường xuyên nhắc đến với nỗi niềm hạnh phúc…và chan chứa yêu thương…

Một ngày nọ, ngài bảo rằng mấy ông thầy thuốc vùng Auvergne này chẳng biết gì nhiều về bệnh tình của tôi, nên tôi rất muốn lên Paris “để được các chuyên gia thăm khám và họ sẽ giúp tôi mau lành cũng như sớm có thể lên đường trở lại với công cuộc truyền giáo của mình”…Thế rồi - mặc dù sức khỏe rất yếu – ngài vẫn năn nỉ và mọi người đành phải chiều theo ước muốn của ngài để đưa ngài ra ga xe lửa, mua vé  và dìu ngài lên toa tàu…Thế nhưng đấy chính là lúc mà Quan Phòng của Thiên Chúa can thiệp…Ngài hoàn toàn kiệt lực và mềm như cọng bún…Ông chú của ngài đã tận dụng ngay cơ hội này để - tuy có mệt nhọc – nhưng cố gắng đưa ngài trở về nhà và đặt ngài trở lại trên chiếc giường trong phòng ngài…Cha Quản xứ được mời đến để ban các bí tích cuối cùng cho ngài cách sốt sắng trước sự chứng kiến của tất cả những người có mặt. Ngài không thể rước Mình Thánh Chúa vì không nuốt được gì nữa…Sáng ngày hôm sau, Ngài trút hơi thở cuối trong Chúa vào khoảng bảy giờ…Hôm đó là ngày mùng 4 / tháng 8…Ngày mùng 5, khoàng mười lăm vị Linh mục đồng môn ngày trước cũng như  bằng hữu đã cùng với gia đình ngài đưa tiễn ngài đến khu vực dành cho gia đình trong nghĩa trang Giáo xứ của thành phố Billom nhỏ bé – thành phố quê hương nơi ngài cất tiếng khóc đầu đời cách đây vỏn vẹn 37 năm…

Khoảng một tháng sau thì tin ngài qua đời được vùng Truyền Giáo Đông Nam Kỳ tiếp nhận…Cha Villaume, Cha Gamier và Cha Danguet đã tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho ngài ở Nha Trang, trong cộng đoàn của Cha Auger trước đây…Quan chức người Pháp, đứng đầu là quan Công sứ,  cũng như quan lại người Việt trong khu vực, bà con giáo dân và một số đông bà con lương dân đều hiện diện trong Thánh Lễ ấy với lòng thành kính và tâm tình ghi ơn…Nhân cơ hội này, mỗi người hầu như đều muốn bày tỏ lòng biết ơn và yêu mến dành cho các vị thừa sai cũng như Hội Truyền Giáo – Paris… đã xả thân cho công cuộc mở mang Nước Chúa và khai sáng bà con ở những nơi các ngài đặt chân đến…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!