Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Mục Lục

Chương I: Mục đích của tôi trên trần gian

Chương II: Tình bằng hữu với Thiên Chúa

Chương III: Các thành viên trong gia đình của Thiên Chúa

Chương IV: Nên giống Đức Kitô

Chương V: Tôi tớ của Thiên Chúa

Chương VI: Mang sứ điệp đến cho người khác

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LÒNG THƯƠNG XÓT ĐÍCH THỰC

KHÁT KHAO CẦU NGUYỆN

Dành Giờ Cho Chúa

ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG

Tự Do Nội Tâm

Bài ca của bình minh

Taking Flight - Bay Lên Đi!

Thầy Dạy Khát Khao

Hoa Trái Thinh Lặng

Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích

Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời

Sống Theo Đúng Mục Đích

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích
Chương III: Các thành viên trong gia đình của Thiên Chúa

(Rick Warren, STĐMĐ., Mục Đích 2:

“Bạn Được Tạo Dựng Để Sống Trong Gia Đình  Của Thiên Chúa”

Ngày 15-21) 

Một cuốn từ điển bỏ túi liệt kê vài nghĩa của từ “church”. Nó có thể biểu thị một toà nhà dành cho việc thờ phượng cộng đồng, một lễ nghi tôn giáo, tất cả các Kitô hữu, một giáo phái Kitô đặc biệt hay một cộng đoàn dòng tu nào đó. 

Mục đích 2, các chương gồm những Ngày 15-21, mô tả định nghĩa hay tầm nhìn của Mục sư Warren về Hội Thánh như một gia đình của Thiên Chúa. Đây là một vài yếu tố chính.

  • Niềm tin vào Đức Giêsu là một trong những điều kiện thiết yếu đối với các thành viên (STĐMĐ. tr. 152-153).

  • Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, “một thân thể, chứ không phải một toà nhà; một cơ thể sống, chứ không phải một tổ chức” (STĐMĐ. tr. 169).

  • Các nhóm nhỏ hay các tế bào nhỏ tạo nên Thân Thể Chúa Kitô, Hội Thánh, như những chiếc ghe cứu sinh được gắn kết vào một con tàu. Các nhóm nhỏ gồm 400-500 thành viên vốn tạo nên hơn 20,000 thành viên của Hội Thánh Saddleback của ông là những ví dụ cho cấu trúc đó (STĐMĐ. tr. 180).

  • Việc gặp gỡ thường xuyên với nhóm gồm cả nhóm nhỏ lẫn cộng đoàn thờ phượng ngày Chúa nhật thật đáng mong chờ và cần thiết để xây dựng các mối tương quan đích thực (STĐMĐ. tr.193-194).

  • Sự hiệp nhất và hài hoà giữa các thành viên, tuân theo huấn thị thường xuyên của Lời Chúa và tấm gương hiệp nhất nơi Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là linh hồn của sự hiệp thông với Thân Mình Đức Kitô (STĐMĐ. tr.206).

  • Những người Công giáo Rôma chấp nhận và quen thuộc với những khái niệm khác nhau về Hội Thánh này, ngoại trừ việc Rick Warren quá nhấn mạnh đến các nhóm nhỏ. Các giáo phái Kitô khác cũng thế, chẳng hạn các truyền thống Tin Lành, hoặc ngay cả những Giáo Hội Chính Thống Giáo.

Tuy nhiên, người Công giáo sẽ tìm kiếm nhiều hơn thế, như giáo huấn của Đức Thánh Cha vào những năm 40, cuộc họp quan trọng của các giám mục tại Công Đồng Vaticanô II vào những năm 60 và cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đồ sộ vào những năm 90 của thế kỷ 19.

Những Khác Biệt và Những Minh Định

*Gia Đình Hội Thánh Công Giáo

Vào những năm 40, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành ba tông thư dùng làm nền tảng cho nhiều phát triển tương lai của Hội Thánh Công Giáo trong suốt nửa sau của thế kỷ vừa qua.

Tông thư thứ nhất về Kinh Thánh, thứ hai về Phụng Vụ, thứ ba về Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Kitô.

Tông thư thứ ba mở rộng khái niệm về Hội Thánh mà nhiều người Công giáo vào thời đó đã có. Văn kiện dạy rằng, Hội Thánh không chỉ là một cơ cấu với Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các Linh mục, cũng không phải là một hệ thống các lề luật và những việc lập đi lập lại; cũng không phải chỉ là phức hợp các toà nhà, dĩ nhiên bao gồm ngôi thánh đường, nhưng còn gồm cả trường học, nhà ở và bệnh viện.

Hội Thánh đã và đang vượt xa các thành tố hữu hình bên ngoài này. Hội Thánh là một thân thể hữu cơ, sống động, Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô trong đó tất cả các thành viên liên kết với nhau và hiệp nhất trong Đức Kitô nhờ ân sủng.

Có hai ý niệm Kinh Thánh diễn tả cái khái niệm Hội Thánh vốn bao quát hơn nhiều.

Ý niệm đầu tiên, một hình ảnh nông nghiệp và dân giả, mô tả Hội Thánh trong những lời của Đức Kitô: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15, 1-10). Vì thế, giữa Đức Kitô và những kẻ theo Ngài, có một sự thông hiệp mật thiết; điều này còn có nghĩa là một mối dây liên kết chặt chẽ tồn tại giữa các môn đệ của Ngài nữa vì họ được liên kết với nhau bằng cùng một mối dây với Đức Giêsu.

Ý niệm thứ hai, một hình ảnh tổng quát hơn, xem Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, với Đức Giêsu là đầu và chúng ta là những chi thể. Ở một vài nơi, thánh Phaolô sử dụng ý niệm này: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Vì chúng ta được rửa tội trong một Thần Khí để trở thành một thân thể... Bây giờ anh em là thân thể của Đức Kitô, và mỗi cá nhân là một phần của thân thể đó... Nếu một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận đều đau. Nếu một bộ phận nào vẻ vang, thì mọi bộ phận đều vui chung” (1Cr 12, 12-31).

Trên đường Đamát, lúc Saolô được cải tâm thành Phaolô, chúng ta có thể thấy giáo huấn về Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Kitô được kịch tính hóa. Trên đường đi bắt đạo, Saolô đã gặp Đức Giêsu, Đấng hỏi ông “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”. Saolô đáp lại “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Đức Kitô trả lời “Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bắt bớ...” (Cv 9, 1-9).

Mối dây liên kết giữa Đức Kitô và những kẻ theo Ngài chặt chẽ như thế đó.

Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, tại Công Đồng Vaticanô II, trong “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội” các Giám mục đã dành trọn một chương để nói về Hội Thánh là Dân Thiên Chúa. Hình ảnh đó bắt nguồn từ lời của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia: “Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31, 33).

Tất cả các tín hữu trên thế giới làm thành một dân duy nhất của Thiên Chúa và hiệp thông với nhau nhờ Thánh Thần.

Vào thập niên 90, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo mô tả Hội Thánh là Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, và Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần làm cho Hội Thánh trở nên đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Như một nguyên lý vô hình, Chúa Thánh Thần liên kết các chi thể với nhau và các chi thể với đầu của mình là Chúa Kitô.

Như vậy, Hội Thánh không đơn giản là một nhóm người được liên kết lỏng lẻo với nhau, nhưng là một gia đình thiêng liêng được nối kết với nhau bằng một mối dây, dù vô hình, nhưng duy nhất và chân thật.

* Năng Lực Của Các Bí Tích.

Mục sư Warren cho rằng: “Phép Rửa không làm cho bạn trở nên thành viên gia đình Thiên Chúa, duy chỉ niềm tin vào Đức Kitô mới thực hiện điều đó. Nhưng Phép Rửa chứng tỏ bạn là thành phần của gia đình Ngài” (Ngày 15).

Cách đây hai thập niên, trong Hội Thánh Công Giáo cũng đã có một phong trào hay một khuynh hướng nhẹ nhàng duy trì một quan điểm tương tự với lập trường của Rick Warren. Chúng ta có thể tóm tắt theo cách này: Các Bí tích chỉ xác nhận một điều gì đó đã xảy ra. Ví dụ, Bí tích Hoà Giải không tha thứ tội lỗi, nhưng chỉ cử hành việc Thiên Chúa đã thứ tha cho một hối nhân.

Lập trường này không bao giờ phát triển mạnh nhưng gặp phải sự phản đối chính thức. Hội Thánh dạy rằng, các Bí tích đòi hỏi lòng tin và hiệu năng của chúng tùy thuộc vào thái độ của người nhận. Tuy nhiên, Hội Thánh cũng nhấn mạnh rằng, bên cạnh đó, vẫn có một năng lực khách thể nào đó nơi chính các Bí tích bất chấp sự thánh thiện của bản thân thừa tác viên.

Giáo Lý tóm tắt giáo huấn truyền thống này trong các lời sau:

1127 Khi được cử hành đúng đắn trong đức tin, các Bí tích trao ban ân sủng mà chúng biểu hiện. Các Bí tích đều hữu hiệu vì chính Chúa Kitô đang hoạt động: chính Ngài rửa tội, chính Ngài hoạt động trong các Bí tích để ban ân sủng mà chúng biểu hiện. Chúa Cha luôn nhận lời khẩn nguyện đầy tin tưởng của Hội Thánh khi Hội Thánh bày tỏ đức tin vào quyền năng Chúa Thánh Thần trong khi nguyện xin ban Thánh Thần trong mỗi Bí tích. Cũng như lửa biến đổi mọi thứ nó chạm tới thành lửa, Chúa Thánh Thần cũng biến đổi những gì quy phục Ngài thành Sự Sống thần linh.

1128 Vì thế, Hội Thánh khẳng định: các Bí tích có hiệu quả “ex opere operato” (dịch từng chữ là: do chính sự việc được thực hiện), nghĩa là có hiệu quả nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô đã được hoàn thành một lần dứt khoát. “Bí tích không thành sự do sự công chính của người trao ban hay người lãnh nhận, nhưng do quyền năng Thiên Chúa. Khi Bí tích được cử hành theo ý hướng của Hội Thánh, quyền năng Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, hoạt động trong và qua các Bí tích ấy, không phụ thuộc vào sự thánh thiện của bản thân thừa tác viên. Tuy nhiên, hiệu quả của các Bí tích còn phụ thuộc vào thái độ của người lãnh nhận.

Xác Nhận và Phong Phú Hoá

* Lễ Vượt Qua, Mầu Nhiệm Vượt Qua hay Phục Sinh.

Một chủ đề chính trong Tin Mừng là ý niệm về lễ Vượt Qua, Mầu Nhiệm Vượt Qua hay Phục Sinh. Trong mối tương quan với Đức Kitô, khái niệm đó có một chiều kích quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quá khứ gợi lại việc giải thoát dân Do Thái khỏi sự ràng buộc của dân ngoại, sự Vượt Qua thân phận nô lệ đến tự do của họ, từ các gánh nặng và sự đàn áp của Ai Cập đến sữa và mật của vùng Đất Hứa. Sự giải thoát này đạt được nhờ máu (máu con chiên rảy trên cửa ra hiệu cho thiên thần huỷ diệt “vượt qua” nhà đó). Nó cũng được hoàn tất bởi nước, một lần rẽ nước Biển Đỏ cách lạ lùng để Dân Được Chọn băng qua bức tường nước này, để lại quân lực Ai Cập đại bại đàng sau để mở lối tiến về Đất Hứa.

Hiện tại, được áp dụng cho Chúa Giêsu, đề cập đến ba lần Ngài báo trước cuộc Vượt Qua, hay sự kiện Vượt Qua phía trước Ngài. Với chủ tâm kiên định, Ngài lên Giêrusalem, ở đó, Ngài  chịu nạn chịu chết và sống lại. Khi trải qua những cảm nghiệm này, Đức Kitô sẽ Vượt Qua từ bóng tối đến ánh sáng, từ cõi chết đến sự sống từ ngày thứ Sáu Tuần Thánh xuyên suốt Chúa Nhật Phục Sinh. Với việc đổ máu và nước từ cạnh sườn Ngài, Cuộc Vượt Qua của chính Đức Giêsu sẽ làm cho con người thuộc hàng thế kỷ tới có khả năng nhờ Ngài mà chia sẻ hành trình Phục Sinh hay Vượt Qua tương tự của chính họ.

Tương lai quy chiếu vào Đức Kitô, Đấng tiếp tục hoạt động giữa chúng ta hôm nay, biến đổi chúng ta, dẫn đưa chúng ta từ tội lỗi và bóng tối đến ân sủng và sự sống. Chúng ta trải nghiệm cuộc Vượt Qua của chính mình đặc biệt là nhờ nước trong Bí tích Rửa Tội và máu trong Bí tích Thánh Thể.

Việc đọc kỹ các Tin Mừng Nhất Lãm (Matthêu, Maccô và Luca) cho thấy một mô thức thú vị khi Đức Giêsu ba lần báo trước cuộc Vượt Qua của Ngài. Mỗi cuộc tiên báo đều được đi trước bởi một dấu lạ về quyền năng của Đức Kitô - việc hoá bánh và cá ra nhiều, việc biến hình và việc chữa lành bệnh nhân. Rồi những lời tiên báo được biểu lộ ba lần, nhưng bằng những cụm từ hơi khác nhau. Cuối cùng, Chúa Giêsu phác thảo ba yêu cầu, nếu chúng ta có ý trở thành môn đệ của Ngài.

Với cuốn Kinh Thánh trên tay và chút thời gian rảnh rỗi, người đọc có thể theo dõi chi tiết trật tự Kinh Thánh của cuộc tiên báo này theo dàn bài sau:

Cuộc tiên báo #1

Phép lạ: Hóa Bánh và Cá ra nhiều, Mt 14, 13-21

Tiên báo: Mc 8, 31

Bài học: Giáo huấn về Thập giá, Lc 9, 23

Cuộc tiên báo #2

Phép lạ: Biến hình, Lc 9, 28-36

Tiên báo: Mt 17, 22-23

Bài học: Chống lại Tham lam và Ganh tỵ, Mc 9, 33-35; Mt 18, 1-4

Cuộc tiên báo #3

Phép lạ: Chữa lành đám đông, Mt 19, 1-2

Tiên báo Mt 20, 17-19

Bài học: Những Tôi tớ của người khác Mt 20, 26-28

* Bản Chất Thiên Đàng

Một cuộc điều tra gần đây cho thấy trên 70% người Mỹ tin có thiên đàng, nhưng họ lại giữ những quan điểm cực kỳ khác nhau về bản chất của thế giới tương lai. Hơn nữa, cũng như những thực tại tối hậu khác, chẳng hạn Thiên Chúa, sự sống và cái chết, không một định nghĩa nào có thể định nghĩa thiên đàng, nó vượt quá tầm hiểu biết của con người.

Trong khi thừa nhận giới hạn này, hãy thử phác thảo một vài yếu tố về thiên đàng dựa trên một số bản văn Kinh Thánh, các lễ nghi phụng vụ và các truyền thống Công giáo phổ biến của chúng ta.

Chúng ta đứng trước sự Hiện Diện Thần Linh và thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Khi làm vậy, chúng ta cảm thấy được thỏa mãn với những khát vọng vô biên, hạnh phúc trọn hảo và câu trả lời cho mọi vấn đề của mình. Dựa trên 1Ga 3, 2, ở Kinh Nguyện Thánh Thể III, chúng ta nghe những lời này “Lạy Chúa, chúng con sẽ thấy Ngài vào ngày đó như Ngài hiện hữu.”

Trên thiên đàng, chúng ta cũng sẽ được tái hợp với những người ra đi trước chúng ta. Lời nguyện phó dâng ở phần kết của lễ nghi an táng Công giáo diễn tả niềm hy vọng này: “Xin mở cửa thiên đàng cho tôi tớ Chúa và cho chúng con đang còn ở lại, biết dùng lời lẽ đức tin mà an ủi nhau, đợi ngày mọi người tái ngộ trong Đức Kitô, được sống mãi với Chúa và bên cạnh người anh em chúng con”.

Đối với người ốm đau, nguy tử, chịu đựng tột cùng và đối với gia đình của người đó, viễn cảnh thiên đàng trong đó không có khổ đau hay sầu buồn có thể là một nguồn an ủi lớn lao. Sách Khải Huyền mô tả trời mới và đất mới theo cách này: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa…” (Kh 21, 3-4).

Kinh Tin Kính các Tông Đồ diễn tả niềm tin của chúng ta vào sự Thông Công Các Thánh rằng: có một sự liên kết tiếp nối sau cái chết giữa chúng ta trên cõi đời này và những ai trên thiên đàng. Giáo Lý Công Giáo trích dẫn Thánh Đa Minh và Thánh Têrêxa thành Lisieux như là những mẫu gương của những kẻ ở trên thiên đàng đang cầu bàu cho chúng ta dưới thế. Thánh Têrêxa thành Lisieux, được biết như Bông Hoa Nhỏ, hứa rằng: “Tôi muốn dành thiên đường của tôi cho việc làm lành cho trần gian”.

Ngày nay, chúng ta nghe và đọc thường xuyên hơn về những người dưới thế này giả thiết đang liên kết với những người đã chết theo một vài cách thức riêng nào đó.

* Giới Răn Yêu Thương

Trả lời cho câu hỏi giới răn nào là giới răn trọng nhất, Đức Giêsu đã trích dẫn hai bản văn Cựu Ước: yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận (Mt 22, 34-40; Mc 12, 28-34).

Khi nghiên cứu 10 giới răn, Giáo Lý phân loại chúng theo lời đáp trả của Đức Kitô trước câu hỏi đó. Ba giới răn đầu đề cập huấn thị phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; bảy giới răn sau tập trung vào đòi hỏi phải yêu thương người thân cận.

Một vài nhà thần học luân lý Công giáo lý biện luận rằng: nói cách thực tế, việc sống một đời sống Kitô hữu trọn lành là bất khả thi. Điều này nghe có vẻ hơi kỳ quặc bởi vì mười điều răn xem ra có thể thực hiện được cách đầy đủ.

Nhưng khi bạn thêm vào mười điều đó các mối phúc, lời nài xin tha thứ cho người khác, và, có lẽ quan trọng hơn cả, thách đố trong Matthêu 25 về việc đáp ứng hay không đáp ứng trước những người cơ cực, thì biện luận của các học giả này đáng tin cậy.

Tuy nhiên các nhà thần học ấy kết luận rằng, chính việc không thể tuân giữ hoàn hảo sứ điệp của Đức Giêsu ấy lại bắt chúng ta phải luôn thừa nhận rằng, chúng ta cần sức mạnh và lòng tha thứ của Thiên Chúa.

* Tiến Trình Tha Thứ

Nhu cầu loại bỏ giận hờn và những nỗi đau là một việc; làm thế nào để tha thứ những ai mà theo sự phán đoán của chúng ta, đã làm tổn thương chúng ta, lại là việc khác.

            Một nhà truyền giáo đã liệt kê 4 bước trong tiến trình tha thứ, một tiến trình mà ông học được từ một tổn thương cá nhân sau hơn một vài năm.

·         Hãy nhận ra rằng, người mà ta nghĩ là họ làm tổn thương ta có những lý do của họ. Họ có thể sai, lầm lạc, hoặc đã có những động cơ không đúng. Nếu có ai đó manh tâm tìm cách làm tổn thương hay gây đau khổ người khác, thì con số đó rất ít.

·         Đừng ấp ủ những tổn thương. Nó chỉ làm gia tăng nỗi đau và dẫn đến những suy nghĩ tự cho mình là đúng.

·         Hãy phân biệt giữa việc tha thứ và việc cảm thấy rằng chúng ta đã tha thứ cho một ai đó. Thiên Chúa khẩn nài chúng ta tha thứ cho người khác, nhưng Ngài biết, có thể chúng ta sẽ không bao giờ quên được một thời đau thương. Vài người hành hạ chính mình khi cho rằng mình không tha thứ cho người khác như Chúa đòi hỏi, bởi họ tiếp tục dằn vặt chính mình mỗi lúc nhớ đến người ấy. Điều ấy thật dễ hiểu, đó chỉ là những phản ứng hay cảm xúc tự nhiên vốn có thể đeo bám họ suốt đời.

·         Hãy tiến đến việc tha thứ. Điều này không có nghĩa là làm hoà với một người; việc tái hoà hợp vốn có thể sẽ không bao giờ xảy ra hay đã từng xảy ra. Tuy nhiên, để tha thứ, để rủ bỏ, nó vẫn đòi hỏi một sự dịch chuyển nào đó về phía chúng ta. Chẳng hạn, một lời nguyện đơn sơ mỗi ngày cho một cá nhân cụ thể nào đó như Kinh Lạy Cha hay Kính Mầng, xin Thiên Chúa chúc lành cho người đó, sẽ làm dịu dần cõi lòng chúng ta và sự đắng cay có cơ may tan biến.

* Lời Vu Khống và Gièm Pha

            Một phần ngắn trong Giáo Lý Công Giáo về tội làm chứng gian và man khai trước toà có thể làm tất cả chúng ta lo lắng, đặt biệt là sự mô tả về việc gièm pha (2477).

            Có lẽ chúng ta sẽ nhận ra vu khống là một tội trọng và tìm cách tránh nó bằng mọi giá. Điều đó xảy ra khi chúng ta làm phương hại đến danh dự người khác không chỉ bằng việc nói xấu nhưng còn nói sai và nói những gì không đúng về họ.

            Trái lại, gièm pha là tiết lộ những lỗi lầm hay sai phạm của người khác mà không có lý do khách quan vững chắc cho những người không biết những chuyện tiêu cực của cá nhân đó  

            Gièm pha dường như là một tội rất thường gặp đối với tất cả chúng ta. Trong khi tán gẫu vu vơ hay ngay cả trò chuyện thân thiện, chúng ta dễ dàng chia sẻ một điều tiêu cực nào đó về người khác cho những người mà chúng ta đang trò chuyện, những thông tin đúng nhưng không tốt và mới mẻ đối với họ. “Bạn có nghe người này người nọ bị sa thải hoặc người này người nọ không kết hôn nữa hay người này người nọ nghiện ngập?”.

*Quên mình

            Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thường dạy rằng, trái tim con người sẽ không nghỉ ngơi trừ phi nó biết trao ban.

            Khái niệm tình yêu như một sự quên mình là một ý niệm rất cá nhân và năng động.

            Mỗi ngày, chúng ta đối mặt với vô số hoàn cảnh khi chúng ta có thể đáp lại hoặc bằng cách cho đi hoặc bằng cách vị kỷ. Ví dụ, chúng ta có thể giữ cánh cửa cho một ai đó hoặc thiếu kiên nhẫn dành đứng trước những người khác đang sắp hàng.

            Tuy nhiên, quên mình đôi lúc kéo theo việc để cho người khác yêu mến hay phục vụ chúng ta. Một bác sĩ khoa mắt báo cho người anh trai gần 70 tuổi của tôi rằng, hiện giờ anh tôi bị mù về phương diện pháp lý do anh bị đục thủy tinh thể. Hôm nay, anh không thể lái xe, đọc báo hay xem một thực đơn nhà hàng nữa. Ở đây, sự quên mình đòi hỏi anh trai tôi để cho vợ anh làm thế các công việc đó cho anh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!