Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Mục Lục

1. Sự ra đời của một bài ca

2. Bài ca dâng lên Đấng siêu việt

3. Tình bằng hữu vũ trụ

4. Điều kỳ diệu

5. Chiều kích sâu thẳm

6. Con sói được thuần hóa

7. Bên dưới dấu hiệu của sự tha thứ

8. Mặt trời và cái chết

Lời kết

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LÒNG THƯƠNG XÓT ĐÍCH THỰC

KHÁT KHAO CẦU NGUYỆN

Dành Giờ Cho Chúa

ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG

Tự Do Nội Tâm

Bài ca của bình minh

Taking Flight - Bay Lên Đi!

Thầy Dạy Khát Khao

Hoa Trái Thinh Lặng

Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích

Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời

Sống Theo Đúng Mục Đích

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)

Bài ca của bình minh
Lời kết

                                THÁNH BỔN MẠNG CỦA CÁC NHÀ SINH THÁI 

 

Tương quan của con người với thiên nhiên lại trở thành mối bận tâm hàng đầu của chúng ta. Cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay đang buộc chúng ta xem lại thái độ của mình trước các thực tại thiên nhiên. 

Nhờ vào sự phát triển công nghệ, con người đã đạt được quyền hạn ngày càng cao trên thiên nhiên. Nền văn minh công nghiệp, dựa trên quyền lực này, đã khai thác nó tận gốc bằng cách bắt nó phục vụ cho khát vọng hiệu suất và trục lợi. Ngày nay, thế giới thiên nhiên bị xem như một đối thể mà con người công nghệ, được thôi thúc bởi khát vọng hiệu suất và trục lợi này tấn công. Không gì buộc phải chống lại những cuộc tấn công này vì con người trong thời đại công nghiệp không phải là “Chủ và người sở hữu thiên nhiên sao?”. Con người đã tin điều này cho đến bây giờ và chắc chắn, con người vẫn tin điều đó. 

Tuy nhiên, ngày nay, con người khám phá rằng, qua việc đối xử với thiên nhiên như thế, con người đang huỷ diệt môi trường tự nhiên của mình; đồng thời, huỷ hoại luôn các giá trị - nếu không thể- của đời sống con người. Các phương tiện thông tin đại chúng và một nền văn học chuyên biệt đã lôi kéo sự chú ý đến mối đe dọa nghiêm trong vốn đè nặng trên tương lai của nhân loại do sự khai thác bừa bãi thiên nhiên và tài nguyên của nó. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một mối nguy khác mà nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp đang áp đặt trên con người mà người ta ít bàn đến, chắc chắn vì nó ít rõ ràng hơn nhưng lại liên quan một cách sâu xa nhất đến hữu thể chúng ta. Nó không được liên kết chặt chẽ trong tương quan hiện tại của chúng ta với thiên nhiên. Nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp của chúng ta hiểu và phát triển chỉ một phần rất hạn hẹp hữu thể con người, đó chính là phần bảo đảm cho con người sự làm chủ và sở hữu thiên nhiên, nghĩa là một kiến thức tính toán và hoạch định, một lý trí chỉ để thống trị, một ước muốn tổ chức, xâm chiếm và sản sinh. Nền văn mình kỹ thuật - công nghiệp bỏ qua toàn bộ đời sống cảm xúc và trực giác của con người: Nó không quan tâm đến những trực giác đồng cảm hay một lối suy nghĩ, chiêm niệm và chiêm ngắm. Giá trị của sự nhạy cảm, hiệp thông và chiêm ngắm không có chỗ trên thị trường công nghiệp. Chúng không có lợi cho bất cứ thứ gì. Chúng phải nhường chỗ cho hiệu năng và đắn đo lạnh lùng. Vì thế, một phần toàn vẹn của con người bị bỏ xó ở hậu trường và bị đẩy vào bóng đêm: mọi thứ vốn buộc chặt con người với toàn bộ đời sống và hữu thể. Tuy nhiên, không có phần này, con người không thể nhận ra đầy đủ chính mình; không tiếp cận một nhân tính sâu sắc hay một đời sống thiêng liêng đích thực.

 

Một lý trí vốn tính toán và hoạch định chắc chắn có nhiều điểm tốt ủng hộ nó. Nó hoàn toàn hợp pháp và cần thiết. Nhưng ở mức nó trở thành riêng biệt hay thậm chí hoàn toàn chiếm ưu thế, thì nó lại dẫn đến một sự bần cùng hoá con người. Nó huỷ hoại tận căn điều kiện cần  thiết cho sự cảm thông: sự nhận thức trực tiếp cuộc sống và giá trị của nó. Con người, bị nhấn chìm trong lý trí công nghệ, đặt mình trực tiếp trên thiên nhiên mà mình khai thác và cướp phá. Con người cư xử như thể mình không có gốc rễ trong nó. Thực tế, con người đã bị lật gốc. Đối với con người, những năng lực tri thức của sự gắn bó và hiệp thông không còn đóng vai trò gì trong tương quan của nó với thiên nhiên. Các khả năng hiệp thông vốn hiện diện ở đây đã bị bão hòa.

 

Điều này gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi trên bình diện tương quan giữa con người và đời sống xã hội. Với thời gian, khi không thể bộc trực thông cảm với toàn bộ đời sống và hữu thể, con người trong thời đại kỹ thuật - công nghiệp lại dành sự mẫn cảm của mình khi dấn thân vào một nhóm xã hội tượng trưng nào đó, nói cho cùng cũng chỉ để bảo vệ lợi ích của mình. Một phong trào xã hội vốn chỉ dựa trên sự mẫn cảm và nhân hậu đối với mọi người không còn cơ hội thành công trong nền văn minh của chúng ta nữa. Chắc chắn con người hiện đại đang tìm thuốc chữa cho sự bần cùng hóa này trong nhiều nhãn quan trừu tượng về nó. Tất cả các tư tưởng hiện đại lại nảy sinh từ việc thiếu tham gia sinh động và đầy cảm xúc này. Nhưng phương thuốc này chỉ là một mặt nạ.

 

Theo cách này nền văn minh kỹ thuật - công nghiệp, bị bỏ mặc cho ác quỷ của nó, hai lần kết án con người: bằng cách tấn công môi trường và làm ô nhiễm các nguồn cảm thông và hiệp thông vốn hiện diện ở tận căn của con người.

 

Đương đầu với mối nguy này, con người nhã nhặn nhất sẽ từ bỏ thái độ của con người hiện đại đối với thiên nhiên. Tiến bộ kỹ thuật không được xem như quỷ dữ trong chính mình, chỉ tinh thần của Prômêthêô mới thôi thúc và sử dụng nó. Chúng ta được mời gọi mở lòng ra đón nhận một nguồn cảm hứng khác. Một chuyên gia sinh thái, Giáo sư Lynn White, không ngần ngại gợi lên tấm gương của Phanxicô Assisi; ông đi khá xa khi đề xuất vị thánh này, một người yêu quý thiên nhiên, làm thánh bổn mạng của các nhà sinh thái. Lời đề nghị không bông lơn. Cho đến thời đại chúng ta, con người của nền văn minh công nghiệp đã chỉ nghĩ đến sự thống trị và khai thác thiên nhiên, giờ đây, nó phải học cách thân thiết với thiên nhiên, trước nguy cơ xoá bỏ nó. Và ai có thể làm hướng dẫn viên tốt trên con đường này hơn Phanxicô Assisi? Trong sự xáo trộn hiện nay, chúng ta có thể được lợi rất nhiều bằng cách trở về với thành tựu duy nhất của ngài. Không khước từ tiến bộ tuyệt diệu của công nghệ, chúng ta có thể lấy nguồn cảm hứng từ mô hình sống mà Phanxicô là một tấm gương.

 

Tương quan huynh đệ của Phanxicô với sự vật và con người thì không theo thuyết duy cảm hoặc nhân hình thuyết. Nó được đánh dấu trước tiên bởi sự kính trọng sâu xa: một sự kính trọng phát xuất từ tình trạng hiệp thông với đời sống và con người tự nhận biết trực tiếp giá trị của chúng. Phanxicô cảm thông sâu sắc với mọi vật hiện hữu và sống động. Vì thế ngài “cấm anh em cắt cả cái cây khi đốn củi”, Thomas Celano thuật lại, “để nó có thể có hy vọng đâm chồi lại”.[1] Sự nghiêm cấm này không đến với ngài từ nhãn quan về tư lợi nhưng từ lòng tôn trọng sự sống vốn bao gồm những vật hèn mọn nhất. Trong mắt ngài, trước hết, cần phải bảo vệ sự sống, cho phép nó bắt đầu lại và đâm chồi lần nữa. Đây không phải là một gương sáng bị cô lập khỏi cuộc đời của Phanxicô; nó là cách phản ứng thông thường của ngài. Đôi lúc tình yêu sự sống đó buộc ngài thả những con vật bị bắt.

 

Tận đáy việc hiệp thông với sự sống của thọ tạo nơi Phanxicô là sự khiêm tốn căn bản. Thánh Phanxicô rất ý thức về phẩm giá của con người. Ngài không cô lập mình trong sự ý thức của ngài về phẩm giá này; ngài không tách mình ra giữa thọ tạo. Trên hết, ngài không chiếm chỗ của Tạo Hoá. Ngài coi mình như một thọ tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa. Trong khía cạnh này, ngài không ngần ngại đặt mình ở giữa thọ tạo. Ngài cảm thấy khi ở gần chúng, giữa chúng. Khi làm thế, ngài nhận ra rằng, chỉ Thiên Chúa mới là Thiên Chúa. Căn bản đó là một ý thức tôn giáo vốn dẫn ngài đến chỗ nối kết chính mình với thế giới thọ tạo và mở lòng mình ra đón nhận ý nghĩa sâu sắc của thế giới bằng cách làm cho ngài thấy trong mọi thọ tạo anh chị em vốn được sinh ra từ cùng một tình yêu sáng tạo.

 

Sự ý thức mang tính tôn giáo căn bản này đã mang lại một hiệu quả tuyệt diệu đối với ngài: Nó giải phóng khả năng đồng cảm của ngài khỏi mọi giới hạn và mọi gánh nặng; nó hồi phục sự tươi mát nguyên tuyền của chúng; nó thả lỏng chúng, không làm cho chúng vấp ngã với lòng tự tôn tự ti nào đó. Đáng chú ý là sự trở về của Phanxicô với Tin Mừng, của sự khiêm tốn và khó nghèo không hề bóp nghẹt những suối nguồn sống động của cảm thông bên trong ngài, mang cho chúng cơ hội tốt nhất để trào tràn. Đối với ngài, thế giới không còn là một đối thể để thống trị hay chiếm hữu nữa; nó là thực tại huy hoàng, trong đó, con người được phép sống và hợp tác với tất cả trong thọ tạo. Dòng cảm thông vốn gắn bó Phanxicô với thế giới thì mạnh mẽ và quá sâu sắc đến nỗi nó mang ngài đến chỗ phục hồi một tình yêu sáng tạo lớn lao vốn hiện diện trong mọi hữu thể và trong mọi sự sống, sự hiện diện của ngài với người khác và sự vật tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho thọ tạo của ngài.

 

Nhưng đồng thời, những trực giác cho lòng mẫn cảm và hiệp thông của ngài được thả lỏng ở mức độ sâu xa này; một mức độ mà ngài không tìm kiếm, và một cách vô thức, Phanxicô khám phá bí mật của một nhân tính trọn vẹn. Ngài đi vào sự sở hữu sự toàn vẹn cảm xúc của mình. Một sở hữu được cất nhắc từ tính cổ hủ và quy ngã của nó nay lại hoạt động dưới ánh sáng của một tình yêu đại đồng dành cho hữu thể và sự sống. Nó đính hôn với mục đích sáng tạo và được tháp nhập vào động cơ của tinh thần mà nó thông truyền hơi ấm và sức sống cho động cơ đó. Đây chính là điều mang lại cho tính cách và bản chất Kitô hữu của ngài một sự sung mãn có một không hai và một năng lực cừ khôi. Đây cũng là điều được diễn tả trong Bài Ca Mặt Trời. Một sự kính cẩn sâu sắc dành cho Tạo Hoá, bài ca này cũng là một sự tán dương, một sự biến đổi sâu sắc của con người và việc con người được sinh ra trong sự sống sung mãn. Ở đây ca ngợi sự sống và ca ngợi Thiên Chúa thì như nhau. Đây là kết cục của việc đặt đời sống và đức tin bên cạnh nhau. Đức tin tái khám phá ngôn ngữ của cuộc sống và chính cuộc sống tự nó được sung mãn trong sự ngợi ca và nguyện cầu.

 

Ngay cả ngày nay, có những người không thể mở lòng mình ra đón nhận cảm hứng này và rung nhịp với nó - nguồn cảm hứng đã dẫn đưa Phanxicô đến chỗ nhìn thấy chính mình và tự coi mình như một người anh em đích thực của thọ tạo. Một trong các bằng chứng đó là bộ phim của Sucksdorff, La grande Aventure. Bằng cách này, bộ phim là một Bài Ca Thọ Tạo khác. Điều xảy ra xuyên suốt bộ phim, quả thực, là một tình yêu thiên nhiên và sự sống lớn lao. Nó diễn ra trong một thế giới huyền bí của khu rừng. Đây là biểu tượng đời sống sâu xa và bí ẩn của thiên nhiên, trong đó, con người không còn tham gia vào nữa nhưng tin mình có thể thống trị thiên nhiên bằng cách huỷ diệt và xâm chiếm. Tuy nhiên, ở đây ý tưởng tăm tối này được liên kết với tuổi thơ. Do thương cảm, một số đứa trẻ cứu thoát một con rái cá bị sập bẫy; chúng bắt nó và bí mật chăm sóc nó, cho nó ăn và thuần hoá nó. Những điều này diễn ra mà không một người nào hay biết, những con người huỷ diệt và xâm chiếm. Đột nhiên những đứa trẻ chuyển sang một khía cạnh khác: khía cạnh cuộc sống. Chúng cảm thông và cam kết chống lại con người. Vì vậy chúng đi vào trò chơi bí mật “Cuộc phiêu lưu lớn”. Đối với chúng, đêm trở nên sáng, rừng trở nên chói chang, được rạng ngời bởi ánh sáng toả lan. Bộ phim là bài ca mặt trời, bóng tối, suy tư; nó là bài ca của gió trong đám sậy bên bờ ao, bài ca mưa rơi và bài ca thinh lặng. Nó là sự sống, toàn bộ sự sống, trong thế giới của khu rừng: một vương quốc đơn sơ và nghiêm trọng, nơi cuộc đấu tranh sinh tồn là mối bận tâm trước tiên. Nhưng sự tàn bạo của cuộc đấu tranh này không loại trừ tình yêu hay sự trìu mến - tình yêu và sự trìu mến vốn được khám phá chỉ bởi những ai nhờ vào tinh thần trẻ thơ đã liên minh với cuộc sống. Vì thế bộ phim đã trở thành một bài thơ về tuổi thơ. Nó là một bài ca sự sống dưới mọi hình thức và thậm chí dưới hình thức tột cùng của nó: sự chết.

 

Tuy nhiên, việc thuần hoá con rái cá nhỏ chỉ là một bước đối với bọn trẻ. Thuần hoá vẫn là một sự chiếm lấy, sở hữu. Đó là lý do tại sao cách thức tham gia vào “cuộc phiêu lưu lớn” này không diễn ra mà không được đánh dấu bởi những nỗi lo và ác mộng. Bọn trẻ sống trong nỗi sợ mất con rái cá của chúng. Chúng sợ một ai đó sẽ cướp nó hay nó sẽ tẩu thoát. Khi chúng khám phá, vào một sáng mùa xuân, rằng con rái cá thực sự đã tẩu thoát, thì trước hết nó là một nỗi thất vọng đối với chúng, một sự khiếp đảm đích thực.

 

Nhưng rồi, một điều gì đó quyết định và tuyệt diệu xảy ra. Khi nhìn thấy một đàn cò trên trời, bọn trẻ nhìn đàn chim bay một hồi lâu. Rồi gương mặt chúng rạng rỡ và chúng cười; chúng đã hiểu: “cuộc phiêu lưu lớn” không bao giờ ngừng. Lần này chúng đã thực sự đi vào bí mật của cuộc sống. “Cuộc phiêu lưu lớn”, một đứa trong bọn chúng bảo, “chưa kết thúc; nó ở trong tâm hồn tôi”. Trong một tâm hồn mênh mông và tự do như chính cuộc sống. Một tâm hồn đơn sơ và nghèo khó.

 

Bài Ca Thọ Tạo không để lại sự nghèo khó đằng sau. Nghèo khó không chỉ là từ chối chiếm hữu mà nó còn nhiều hơn thế. Trước mọi yếu tố khác, nó là một nỗi khát khao hiệp thông với vũ trụ, một hình thức đón nhận không giới hạn. Nếu Phanxicô từ chối toàn bộ sự gắn kết riêng tư, thì đó là để mình được tự do yêu quý mọi thọ tạo. “Tất cả những gì bị lấy khỏi ngài”, Lavelle viết, “mở rộng chân trời của ngài”. Sự nghèo túng, vì thế, được hiểu đã mang lại một cảm xúc siêu việt đích thực cho chính mình. Khả năng đồng cảm và hiệp thông, thay vì được ấn định ở trung tâm sở thích hạn hẹp, được mở ra cho giá trị của hữu thể và sự sống. Tình tiết trong tác phẩm Sacrum Commercium nổi tiếng: Bà Poverty (Nghèo) đã được anh em đón nhận và bà hỏi, làm sao bà có thể tìm ra tu viện của họ. Các anh em dẫn bà lên sườn đồi, chỉ cho bà toàn cảnh tráng lệ, họ nói với bà: “Thưa bà, đây là tu viện của chúng tôi”.

 

Tu viện tuyệt vời này, rộng như vũ trụ, không chỉ là một cảnh quang để chiêm ngắm. Nó là một cuộc sống người ta tham gia vào. Nó chính là hành động sáng tạo; người đồng cảm với tất cả những gì hiện hữu và sống động thì tham gia vào sự sống đó bằng cách yêu thương con người và vạn vật - muôn người muôn vật. 

Chắc chắn một ngày nào đó, Phanxicô bị cám dỗ ẩn mình trong cô tịch và quay lưng lại với thọ tạo để phó mình hoàn toàn cho sự chiêm ngắm Thiên Chúa; thế nhưng, ngài hiểu rằng, Thiên Chúa không thể bị tách ra khỏi tình yêu, Ngài là tình yêu vốn sáng tạo và cứu chuộc. Không thể gặp Ngài ngoại trừ bằng cách mở lòng mình ra đón nhận tình yêu sáng tạo và cứu chuộc này. Đấng vượt trên thế giới vô cùng cũng đã chọn ở vô cùng với nó. Khi Phanxicô khám phá lễ Giáng Sinh,[2], thì ngài hít thở sự trìu mến của Thiên Chúa trong hơi thở của bò lừa. Ngài thấy hài nhi thức dậy; khi nhìn hài nhi, ngài chiêm ngắm ánh sáng sự sống. 

Một người đã trải nghiệm điều này thì không có vị giác nào trong miệng cho những gì tiêu cực. Người ta không thể nói về tính thứ yếu của sự vật nữa. Bên trên cái chuồng tồi tàn nhất, người đó thấy ngôi sao chiếu sáng. Anh biết giá trị của con người và sự vật, trên hết là giá trị của những kẻ Đức Kitô cứu bằng máu của mình. Đây thực sự là “khoa học hạnh phúc”, và Bài Ca Thọ Tạo của Phanxicô là khoa học hát ca này. Nó là lời khẳng định cao nhất mà chúng ta có thể đưa ra về giá trị của hữu thể và sự sống như chúng ta đã nhận chúng từ bàn tay Thiên Chúa. 

“Kính chào Nữ Hoàng Khôn Ngoan! Thiên Chúa cứu bà cùng với người chị của bà, Bà Đơn Sơ tinh tuyền và thánh thiện”.[3] Tuy nhiên, không gì đơn sơ hơn Bài Ca Mặt Trời, nhưng bài ca này cũng là hoa trái mọng chín của một sự khôn ngoan lâu dài. Một trái cây vô hình, phi trọng lượng, nhưng những hạt giống có cánh bay trong gió mùa thu, khi rơi xuống lại mang trong mình một mầm hy vọng sống.


[1] 2 Celano 165, p. 495.
[2] Cf. 1 Celano 84, 85, 86, pp. 299-301.
[3] The Praises of the Virtues, p. 132.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!