Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương I : Cuộc-đời muôn màu muôn sắc

Chương II : Chiếc cầu tre lắc lẻo

Chương III : "Tin là Yêu"

Chương IV : Con đường Đức-tin diệu vợi

Chương V : Ánh-sáng đến trong thế-gian

Chương VI : Trời mới - Đất mới

Chương VII : "Tấm và Cám" trong nội tâm của Chúng ta

Chương VIII : Đức Kitô trở lại trong vinh quang

Chương IX : Chuyển hoá môi trường

Chương X : Mầu-nhiệm Thánh-giá

Chương XI : Rao giảng Tin-mừng

Chương XII : Hướng đến một nền Thần học Việt Nam

Chương XIII : "Anh em hãy vui luôn..."

Chương XIV : "Đức Kitô là tất cả"

Chương XV : Trong Đức Kitô

Chương XVI : Thiên Chúa làm "Bụi đất"

Chương XVII : "Xin đừng sợ"

Chương XVIII : Hỡi Tín-hữu, ngươi ta ai?

Chương XIX : Đức-tin và Văn-hoá

Chương XX : Thay lời kết - Hãy trao cho nhau một tấm lòng...

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Trong Đức Kitô
Chương XV : Trong Đức Kitô

(Ep. 1, 4)  

   Ba lá thư của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Phi-líp-phê, Co-lô-xê và Ê-phê-xô có quan hệ khắng khít chặt chẽ với nhau. Lá thư đầu chuẩn bị lá thư sau. Lá thư sau sáng soi và kiện toàn những lá thư trước. Các nhà chú giải Kinh-thánh mượn lại hình ảnh Dân Chúa trên đường vào Đất-hứa để minh họa tiến trình tư duy của Thánh Phao-lô từ lá thư nầy sang qua lá thư khác. Lá thư gửi tín hữu Phi-líp-phê với chủ đề "Hân-hoan và Vui-mừng" so sánh người tín hữu như Dân Chúa đang ngày ngày di động trong sa mạc Xi-na-y. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, khó khăn, trắc trở và gian truân... mắt họ nhìn về. Lòng họ hướng về miền Đất-hứa, mà Thiên Chúa sẽ trao ban cho họ.

   Với lá thư gửi tín hữu Cô-lô-xê, chúng ta chia sẻ niềm tự hào và tự tin của Dân Chúa đang vượt qua sông Gióc-danh, sung sướng, cảm động đặt những bước chân đầu tiên lên mảnh Đất Quê-hương mà họ cần phải chinh phục, bằng xương, bằng máu. Bằng nước mắt, mồ hôi, bàn tay và trí thông minh. Và nhất là với tất cả tấm lòng của mình. Hẳn thực, theo nhận xét của văn hào Saint Exupéry, duy con tim mới thấy được những điều vô hình. Nhờ con tim, dần dần vô hình biến thành hữu hình. Làm sao người tín hữu cảm nghiệm được trong từng thớ thịt và hơi thở của mình lời tuyên xưng "Đức Kitô là tất cả", nếu Ngài vắng bóng trong tấm lòng?

   Qua lá thư gửi tín hữu Ê-phê-xô, Thánh Phao-lô, gần 70 lần, khẳng quyết: người tín hữu là những ai ở "trong Đức Kitô". Không còn chân trong chân ngoài. Không còn tay cầm cày, mặt vẫn ngoảnh nhìn lui, bụng dạ ngày đêm thèm nhớ "củ hành, củ tỏi của vùng đất nô lệ". Dân Chúa đã "an sinh lạc nghiệp" trong quê hương của mình. Họ là con cái tự do. Họ phải lột bỏ những tàn tích của những chuỗi ngày làm nô lê, bị đánh đập, áp bức, tệ đãi... Hay là hai mặt hai lòng, luồn cúi làm tay sai, để có thêm củ khoai, củ sắn trong tiêu chuẩn phần cơm của mình.

   Nói khác đi, nếu lá thư Co-lô-xê trình bày bản sắc của Đức Kitô; lá thư Ê-phê-xô hướng dẫn người tín hữu từng bước đi vào mầu nhiệm lung linh diệu vợi của Hội-thánh. Theo kế hoạch của Thiên Chúa Ngôi Cha, những gì Đức Kitô đã thực hiện trong thời gian cuộc sống làm người 30 năm,Hội-thánh của Ngài tiếp nối mở rộng trong hai chiều kích thời và không gian, cho tới ngày Ngài trở lại trong vinh quang. Bản sắc của Hội-thánh là truyền giáo. Tuy nhiên truyền giáo chỉ là "thanh la phèng phèng, chủm choẹ xoang xoảng", nếu truyền giáo không đồng hoá với truyền tâm và tùng tâm. Lắng nghe Con-tim. Đi theo tiếng gọi của Con-tim. Mở rộng Con-tim Yêu-thương và thứ tha, để mời gọi mọi người đồng hành với mình.

   Con tim của Hội-thánh là Đức Kitô.

   Hai câu thơ của Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta khai mở một phần nào nội dung của Lá thư gửi tín hữu Ê-phê-xô:

      "Mở rộng cửa Nhân chờ khách đến.

      Vun trồng cây Đức để nuôi con".

   Nhân có nghĩa là tấm lòng. Đức là vẻ sáng.

   Không mang tấm lòng Đại-dương bao la của Đức Kitô, không nắm bắt và phản chiếu Ánh-sáng Mặt-trời công chính của Ngài, làm sao chúng ta có khả năng rao giảng Tin-mừng. Rao giảng Ngài. Ngài là Tin-mừng mà Thiên Chúa Ngôi Cha trao ban cho nhân loại.

  

***

   Bản sắc của người tín hữu cũng như bản sắc của Hội-thánh là "Ở trong Đức Kitô". Trong các thư của Thánh Phao-lô, có nhiều từ rất nhỏ. Nhưng ý nghĩa của các từ ấy lại rất lớn lao, sâu rộng và thâm thuý. Từ "Ở trong" (entos trong tiếng Hy-lạp) là một ví dụ. Chính Đức Kitô đã dùng lối nói nầy  trong câu "Nước Trời ở trong anh em". Nhiều dịch giả đã thay đổi "ở trong" thành "ở giữa", làm mất đi chiều sâu của nội tâm và thay vào bằng chiều rộng không gian và xã hội. Trong tiếng Pháp en không đồng nghĩa với parmi.

   Khi suy niệm giáo lý của Thánh Phao-lô trong cách nói "Ở trong Đức Kitô" tôi không thể không liên tưởng đến Mẹ Maria. Sở dĩ Mẹ có khả năng cưu mang Ngôi Lời Con Thiên Chúa trong cung dạ của mình, là vì Thánh Thần của Ngài đã bao trùm hướng dẫn Mẹ, từ ngày Mẹ hiện hữu trong lòng cuộc đời. Cột khói lửa của Thiên Chúa cũng bao phủ và hướng dẫn dân Ngài, trong sa mạc giống hệt như vậy. Theo khoa tâm lý và sư phạm đương đại, ngoài và trong chồng chéo nhau, giao thoa chằng chịt và tác động trên nhau. Mẹ cưu mang con về mặt thể lý và tâm thần. Đó là lẽ bình thường được mọi người tiếp thu và chấp nhận cách dễ dàng, bất kể trình độ kiến thức và văn hoá. Tuy nhiên, để sống, lớn khôn, thành người, đứa con cũng phải cưu mang mẹ trong tâm tư và tấm lòng. Từ ba tuổi cho đến cuối đời, hình ảnh Mẹ luôn luôn có mặt trong nội tâm, với đứa con; mặc dù Mẹ đã qua đời.

   Nguời tín hữu - sống Đức-tin, làm chứng Đức-tin và rao giảng Đức-tin - cùng với Đức Kitô, hai bên cũng cưu mang nhau, làm cho nhau trở thành bất tử và bất diệt trong tấm lòng của nhau. Theo hình tượng đầy thi vị của Xuân Quỳnh, giữa Đức Kitô và những ai tin vào ngài có những quan hệ gắn bó, giống như giữa Biển và Thuyền:

         "Từ ngày nào chẳng biết

         Thuyền nghe lời Biển khơi

         Cánh hải âu, sóng biếc

         Đưa thuyền đi muôn nơi.

         Lòng thuyền nhiều khát vọng,

         Và tình biển bao la

         Thuyền đi hoài không mỏi

         Biển vẫn xa... Còn xa.

        (...)

         Chỉ có thuyền mới hiểu

         Biển mênh mông nhường nào

         Chỉ có biển mới biết

         Thuyền đi đâu, về đâu.

         Những ngày không gặp nhau

         Biển bạc đầu thương nhớ

         Những ngày không gặp nhau

         Lòng thuyền đau rạn vỡ

         Nếu từ giã thuyền rồi

         Biển chỉ còn sóng gió".

        

***

       Một đàng, ở trong Đức Kitô và sống chính cuộc sống của Ngài, mang tấm lòng Thiên Chúa của Ngài... Đàng khác, cưu mang Đức Kitô trong xương da máu thịt của mình, như Mẹ Maria, nuôi sống Ngài, đi theo Ngài đến tận chóp đồi Núi sọ, mamg Ngài đến cho anh chị em đòng bào đồng loại...

   Sứ mệnh thật lớn lao! Vô tưởng, hảo huyền chăng?

    "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?"  53.

   Bắt chước Mẹ Maria, tôi cũng nêu ra câu hỏi ấy. Và trong đáy sâu tâm hồn của người tín hữu, Chúa Thánh Thần luôn luôn có mặt. Nếu chúng ta thấm nhuần và tràn đầy Ngài, Ngài sẽ cho chúng ta biết công việc phải làm, ngôn ngữ phải sử dụng, quan hệ cần phát huy và con đường nên dấn bước 54. Thánh Thần là dấu ấn Thiên Chúa đã đóng vào tấm lòng của chúng ta, từ ngày chúng ta lãnh nhận Bí-tích Rửa-tội 55. Nhờ sức tác động của Ngài, chúng ta có khả năng thu hoạch một cách tràn đầy "Tất cả sự viên mãn, tròn đầy của Thiên Chúa" 56. Nhất là thấu hiểu được mọi chiều kích dài, rộng, cao và sâu liên hệ đến cõi lòng yêu thương của Ngài 57.

  

***

    Khi ở trong Đức Kitô, chúng ta không đánh mất những gì tạo nên "mai cốt cách, tuyết tinh thần" của chúng ta! Họ là người Việt Nam, còn tôi hơn thế nữa, tôi là người Việt Nam 100 phần trăm. Họ phục vụ người nghèo? Còn tôi, hơn thế nữa, tôi trở nên nghèo với anh chị em nghèo. Họ đã đánh duổi xâm lăng, lập lại hoà bình cho đất nước? Còn tôi hơn thế nữa, tôi xây dựng một quê hương, trong đó không còn não trạng nhị nguyên "tao hơn - mầy thua, tao tốt - mầy xấu, tao có lý - mầy vô lý". Mọi người biết đồng hành, chia sẻ, lắng nghe, trao đổi, đối thoại.

   Khi ở trong Đức Kitô, tôi vẫn là tôi. Không tan loãng. Không chập chờn. Không lạc loài, tan biến kiểu "Ông không ra ông, bà không ra bà". Lai căng, vá víu, bị động, lệ thuộc.

   Trái lại tôi trở nên "Tác phhẩm của Thiên Chúa" 58. Tôi có khả năng bắt chước Ba Ngôi Thiên Chúa" 59:

    • Thương yêu và tha thứ như Ngôi Cha,

    • Đồng hành, chia sẻ, phục vụ anh chị em như Ngôi Con.

    • Năng động Như  Thánh Thần, để nối kết mọi người trong một quan hệ bổ túc và kiện toàn nhau, còn được gọi là tương tức, tương tác, tương sinh, tương thành. Trong quan hệ ấy, tôi trọng mình và kính người. Ai ai cũng đóng góp phần mình để làm nên "Trời mới đất mới", tham dự vào công trình tạo dựng và tái dựng của Thiên Chúa 60.

   Tóm lại, khi ở trong cõi lòng Đại-dương của Thiên Chúa Ba Ngôi như vậy, tôi không đánh mất căn tính hoặc bản sắc làm người của mình. Trái lại, tôi "đạt tới tình trạng con người trưởng thành, với tầm vóc viên mãn của Đức Kitô" 61.

   Nói khác đi, "trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người"  62. 

   Đó là kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.  



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!