Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Mục Lục

Ý THỨC. Thao luyện 1: Sự Phong Phú Của Thinh Lặng

TL 2: Những Cảm Giác Từ Thân Xác

TL 3: Những Cảm Giác Từ Thân Xác. Kiểm Soát Tư Tưởng

TL 4: Kiểm Soát Tư Tưởng

TL 5: Những Cảm Nhận Từ Việc Hít Thở

Ý THỨC và CHIÊM NIỆM. TL6: Thiên Chúa Ở Trong Hơi Thở Của Tôi

TL7: Thông Hiệp Với Thiên Chúa Qua Hơi Thở

TL8: Tĩnh Lặng

TL9: Thân Xác Cầu Nguyện

TL10: Tiếp Xúc Với Thiên Chúa

TL11: Những Âm Thanh

TL12: Tập Trung

TL13: Tìm Kiếm Thiên Chúa Trong Mọi Sự

TL14: Ý Thức Tha Nhân

TƯỞNG TƯỢNG. TL15: Ở Đó và Ở Đây

TL16: Chỗ Cầu Nguyện

TL17: Trở Lại Galilê

TL18: Những Mầu Nhiệm Hân Hoan Của Đời Bạn

TL19: Những Mầu Nhiệm Thương Đau

TL20: Giải Tỏa Oán Hờn

TL21: Chiếc Ghế Trống

TL22: Chiêm Niệm Theo Thánh Inhaxiô

TL23: Những Tưởng Tượng Mang Tính Biểu Tượng

TL24: Chữa Lành Vết Thương Của Ký Ức

TL25: Giá Trị Cuộc Sống

TL26: Thấy Trước Viễn Ảnh Cuộc Sống

TL27: Nói Lời Từ Biệt Với Thân Xác

TL28: Đám Tang Của Bạn

TL29: Tưởng Tượng Về Tử Thi

TL30: Ý Thức Về Quá Khứ

TL31:Ý Thức Về Tương Lai

TL32:Ý Thức Về Con Người

LÒNG SÙNG KÍNH. TL33: Phương Pháp “Biển Đức”

TL34:Cầu Nguyện Bằng Lời

TL35:Niệm Tên Chúa Giêsu

TL36: Thiên Chúa Với Ngàn Tên Gọi

TL37: Thấy Chúa Đang Nhìn Bạn

TL38:Thánh Tâm Chúa Kitô

TL39: Tên Giêsu, Như Là Hiện Diện

TL40: Cầu Thay Nguyện Giúp

TL41: Lời Cầu Khẩn

TL42: Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ

TL43:Những Câu Tin Mừng

TL44: Những Ước Vọng Thánh

TL45: Quy Hướng Về Thiên Chúa

TL46: Lửa Yêu Mến Sống Động

TL47: Lời Nguyện Ngợi Khen

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LÒNG THƯƠNG XÓT ĐÍCH THỰC

KHÁT KHAO CẦU NGUYỆN

Dành Giờ Cho Chúa

ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG

Tự Do Nội Tâm

Bài ca của bình minh

Taking Flight - Bay Lên Đi!

Thầy Dạy Khát Khao

Hoa Trái Thinh Lặng

Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích

Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời

Sống Theo Đúng Mục Đích

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)
TL34:Cầu Nguyện Bằng Lời

Phần lớn người ta quen phân biệt giữa cầu nguyện bằng lời và cầu nguyện bằng lý trí. Cầu nguyện bằng lời, được hầu hết mọi người coi là lời kinh được lặp đi lặp lại. Cầu nguyện trong trí, cách chung, được coi là cầu nguyện với lý trí và con tim. Cầu nguyện bằng lời cũng thường được nghĩ là thích hợp cho những ai mới bắt đầu đi vào đời sống thiêng liêng, những ai chưa trưởng thành đủ về mặt tư duy để đi vào suy tư chín chắn; và như thế, được coi như một hình thức cầu nguyện thua kém hẳn so với lối cầu nguyện bằng lý trí. Sự đánh giá của đại chúng về vấn đề này thật sai lầm.

 

Chỉ mãi đến thời Trung Cổ, sự phân biệt rạch ròi giữa hình thức cầu nguyện bằng lời và bằng lý trí mới có trong Hội Thánh. Trước đó, người ta hầu như không nghĩ đến việc cầu nguyện của một ai đó mà không dùng lời. Nói với những con người ngày xưa như với thánh Augustinô, Ambrosiô hoặc thánh Gioan Kim Khẩu những gì chúng ta nói với các tân tòng hôm nay, “Đừng đọc kinh, hãy cầu nguyện”, sẽ là nói một điều gì đó mà họ không thể hiểu được. Các ngài sẽ tự hỏi, làm sao một người có thể cầu nguyện mà không thưa lên những lời kinh.

Các ngài hoàn toàn ý thức những khoảnh khắc của việc cầu nguyện đó vốn gặp thấy ở một con người chiêm niệm, khi Thiên Chúa - theo cách nói của thánh Têrêxa Avila - lấy những lời ấy khỏi môi miệng bạn, để rồi, cả khi muốn nói, bạn cũng không thể nói; và khi sự thinh lặng hoàn toàn chụp xuống trên bạn, nó làm cho tất cả ngôn từ và ý tưởng của bạn trở nên thừa thãi. Nhưng các ngài và phần lớn các nhà tu đức bậc thầy của nghệ thuật cầu nguyện này lại cho rằng, cầu nguyện bằng lời có khả năng đem bạn đến trạng thái đó nhiều hơn so với cầu nguyện bằng các ý tưởng.

Một trong những vị thầy đó là thánh Gioan Climacus, người khởi xướng và cổ võ đại chúng đi vào nghệ thuật cầu nguyện qua một phương pháp quá dễ hiểu đến nỗi không ai buồn để ý tới. Đây là cốt lõi phương pháp của ngài:

Hãy ý thức bạn đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa khi bạn cầu nguyện… Sau đó, lấy một kinh nguyện, đọc đi đọc lại với sự chú tâm hoàn toàn vào lời bạn đọc cũng như vào Đấng mà với Ngài, bạn dâng lên những lời kinh. Thử giả thiết, bạn chọn Kinh Lạy Cha. Bạn khởi sự đọc nó từ đầu đến cuối với sự chú tâm trọn vẹn: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…”, ngẫm nghĩ ý nghĩa từng chữ bạn đọc. Nếu bị chia trí ở bất cứ chỗ nào, bạn hãy trở lại chữ đó, câu đó, nơi bạn chia trí, và lặp lại nó; nếu cần thì cứ đọc đi đọc lại mãi cho đến khi bạn có thể đọc nó với sự chú tâm hoàn toàn.

Khi đã đi qua toàn bộ kinh đó với sự chú tâm trọn vẹn, bạn hãy đọc đi đọc lại nó nhiều lần. Hoặc bạn chuyển sang một vài kinh nguyện khác. Đây là tất cả phương pháp mà nhiều vị thánh đã sử dụng trong đời sống cầu nguyện, và họ đã có được những tiến bộ đáng kể trong nghệ thuật cầu nguyện và chiêm niệm khi chỉ dựa trên nền tảng căn bản của phương pháp này. Thánh nữ Têrêxa Avila kể về một chị tu hội đời đơn sơ, người đã đến xin ngài dạy cho biết chiêm niệm. Ngài hỏi chị đã cầu nguyện thế nào, và biết rằng, tất cả những gì chị kia đã làm là đọc rất sốt sắng Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng năm lần để tôn kính năm vết thương của Chúa Cứu Thế. Thánh nữ Têrêxa cũng khám phá rằng, chỉ trên nền tảng của những kinh nguyện đọc thành lời đó, và không có gì khác hơn, chị tu hội đời tốt lành này đã đạt tới những tầm cao của việc chiêm ngắm mà không cần thêm một bài học nào nữa để trở thành một nhà chiêm niệm. Dưới đây là một dạng thức khác của việc thực hành cầu nguyện bằng lời. Bạn lấy một kinh nguyện hoặc một Thánh Vịnh. Đọc qua một lần và lưu ý đến những chữ mà bạn có thể đọc dễ dàng nhất cũng như những chữ mà với bạn,

xem ra khó nhất.

 

Đây là Thánh Vịnh 23:

“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành Và bổ sức cho tôi.

Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính

Vì danh dự của Người.

Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u,

Con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.

Côn trượng Người bảo vệ, con vững dạ an tâm.

Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù,

Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,

Ly rượu con đầy tràn chan chứa.

Lòng nhân hậu và tình thương Chúa,

Ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,

Và tôi được ở đền Người

Những ngày tháng, những năm dài triền miên”.

Bạn hãy chọn một câu trong Thánh Vịnh đó, một câu đánh động bạn nhất - một câu xem ra dễ nhất với bạn - một câu bạn thích trong toàn Thánh Vịnh đó. Nhẩm đi nhẩm lại nó… Hãy để nó làm bạn no thoả… Bạn cũng có thể làm như thế với một hoặc hai câu khác đánh động bạn cách riêng.

Bây giờ, bạn hãy chọn một câu khó đọc nhất… Nhẩm đi nhẩm lại nó và lưu ý đến những gì bạn cảm nhận… Điều gì xảy đến với bạn khi bạn đọc câu đó… Câu đó nói gì với bạn về chính bạn hoặc cung cách ứng xử của bạn với Thiên Chúa… Sau đó, bạn hãy cầu nguyện tự phát với Chúa về điều này. Khi bạn cất bước trên những nẻo đường cầu nguyện, hãy tin chắc rằng, nếu biết khôn ngoan mang theo mình nguồn lương thực dự trữ - một túi nhỏ gồm những lời nguyện tắt, các Thánh Thi và Thánh Vịnh bạn yêu thích, thì bạn có thể luôn luôn cậy dựa vào chúng mỗi khi cần. Một đôi khi, có người than phiền, những lời kinh này không mang tính riêng tư, bởi chúng là những mẩu kinh có sẵn. Thế nhưng, điều này không đúng. Không có hai người cùng đọc kinh Lạy Cha một cách hoàn toàn giống nhau. Khi bạn cất lên những lời của Kinh Lạy Cha, những lời đó đi vào lòng bạn, vào tâm trí bạn. Chúng hình thành bạn, chúng mặc lấy những màu sắc bạn trao cho chúng, và rồi, chúng bay lên trước toà Thiên Chúa với phẩm chất đặc trưng và riêng tư mà bạn đã cho chúng. Thế nên, những mẩu kinh đó không phải là không riêng tư chút nào đâu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!