Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Mục Lục

I. TỰ DO VÀ CHẤP NHẬN ; 1. Tìm kiếm tự do

2. Chấp nhận chính mình

3. Chấp nhận đau khổ

4. Chấp nhân người khác

II. GIÂY PHÚT HIỆN TẠI; 1. Tự do và giây phút hiện tại

2. "Yêu thương" chỉ có thì hiện tại

3. Chúng ta có thể đau khổ chỉ một lúc

4. "Ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó"

5. Ngày mai sẽ lo ngày mai

6. Hãy sống, thay vì đợi để sống

7. Sẵn sàng kẻ khác

8. Thời gian tâm lý và thời gian nội tâm

III. ĐỘNG LỰC TIN CẬY MẾN; 1. Các nhân đức đối thần

2. Ba suối nguồn của Thánh Thần

3. Ơn gọi và quà tặng đức tin

4. Nước mắt của thánh Phêrô và Quà tặng của niềm hy vọng

5.Lễ ngũ tuần và quà tặng đức mến

6. Lửa soi chiếu, thiêu đốt & biến đổi

7. Động lực của các nhân đức đối thần

8. Đức mến cần đức cậy, Đức cậy - nền tảng của đức tin

9. Vài trò chính của đức cậy

10. Động cơ của tội lỗi, động cơ của ân sủng

11. Cậy trông và sự trong sạch của tâm hồn

IV. TỪ LỀ LUẬT ĐẾN ÂN SỦNG: ĐỨC MẾN LÀ QUÀ TẶNG NHƯNG KHÔNG; 1. Lề luật và ân sủng

2. "Ở đâu có Thánh Thần dẫn dắt, ở đó có tự do"

3. Cạm bẫy của lề luật

4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

V. KHÓ NGHÈO THIÊNG LIÊNG VÀ TỰ DO; 1. Nhu cầu hiện hữu

2. Kiêu căng và sự khó nghèo thiêng liêng

3. Thử thách thiêng liêng

4. Chỉ cậy dựa vào lòng xót thương

5. Người tự do thực sự là người không còn gì để mất

6. Phúc thay những người nghèo khó

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LÒNG THƯƠNG XÓT ĐÍCH THỰC

KHÁT KHAO CẦU NGUYỆN

Dành Giờ Cho Chúa

ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG

Tự Do Nội Tâm

Bài ca của bình minh

Taking Flight - Bay Lên Đi!

Thầy Dạy Khát Khao

Hoa Trái Thinh Lặng

Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích

Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời

Sống Theo Đúng Mục Đích

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)

Tự Do Nội Tâm
4. Học để yêu thương & nhận cách nhưng không

Chúng ta được đặt trên cõi đời để học yêu thương trong trường dạy của Đức Giêsu. Học yêu thương thì vô cùng đơn giản, nó có nghĩa là học  một cách nhưng không nhận một cách nhưng không. Nhưng bài học đơn giản này cũng rất khó để chúng ta học, chỉ vì tội lỗi.

Không phải tự nhiên mà chúng ta có thể  một cách nhưng không. Khuynh hướng mạnh mẽ nơi chúng ta là  để nhận lại. Ở một mức độ nào đó, quà tặng của chúng ta luôn được thôi thúc bởi một nhu cầu tự thoả mãn nào đó. Đức Giêsu mời gọi chúng ta thoát khỏi giới hạn này và thực thi một tình yêu tinh tuyền vô vị lợi như tình yêu của Thiên Chúa. “Anh em hãy yêu thương kẻ thù, hãy làm ơn và  vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành  anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác. Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ…”.[1]

Chúng ta cũng thấy không dễ dàng để đón nhận một cách nhưng không. Chúng ta vui vẻ đón nhận một điều gì đó theo một cách thức như thể đó là phần thưởng do công nghiệp của mình, một điều gì đó xứng với chúng ta. Nhận lãnh một cách nhưng không có nghĩa là tin tưởng vào người  với tâm hồn rộng mở. Nó còn có nghĩa từ bỏ chính mình và đòi hỏi nhiều khiêm tốn. Chúng ta có thể đòi hỏi nhiều điều như một cái quyền, nhưng hiếm khi chúng ta có thể đón nhận và chấp nhận một cách nhưng không.

Trong tương quan với Thiên Chúa và với người khác, chúng ta lỗi phạm việc  đi và đón nhận cách nhưng không này mỗi khi chúng ta biến việc lành của mình thành cớ để đòi một quyền lợi, một sự biết ơn hay đền bù. Nhưng chúng ta cũng làm điều đó cách tinh tế hơn mỗi khi sợ phải nhận lấy sự yêu thương của ai đó do giới hạn này, giới hạn kia hoặc khuyết điểm của cá nhân họ. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu làm mọi điều có thể để phá đổ lối suy nghĩ đó.[2]Chúng ta thấy khó chấp nhận sự đảo ngược các giá trị của

mình, nhưng sẽ không bao giờ chúng ta tìm thấy hạnh phúc nếu không có nó.

Việc chúng ta học  đi và đón nhận cách nhưng không đòi hỏi một quá trình tái giáo dục tâm trí trường kỳ và cật lực, một tâm trí vốn đã bị điều kiện hoá bởi hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn.[3]Mặc khải của Thiên Chúa và Tin

Mừng đi vào thế gian này cách mãnh liệt như một loại men tiến hoá với ý định làm  tâm lý chúng ta “tiến hoá” đến một thái độ  đi và đón nhận cách nhưng không - thái độ của Nước Trời, bởi lẽ, đó là thái độ của tình yêu. Đó là một tiến trình thần hoá mà mục tiêu cuối cùng của nó là yêu như Thiên Chúa yêu, “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.[4]

Việc thần hoá này, trở nên giống Thiên Chúa, có nghĩa là trở nên con người theo nghĩa đúng đắn nhất! Đó là một quá trình tiến hoá kỳ diệu, giải thoát, nhưng chúng ta chỉ có thể đi vào lối hiện hữu mới này ngang qua việc huỷ hoại bao lối cư xử tự nhiên của mình, cách nào đó như trải qua một cơn hấp hối. Tuy nhiên, một khi đã đi qua “cửa hẹp” của sự cải hoá tầm nhìn này, chúng ta tìm thấy chính mình trong một nơi tráng lệ: Nước Trời, thế giới mà ở đó, tình yêu là luật duy nhất, một thiên đường của sự  đi và đón nhận cách nhưng không. Ở đây không còn “quyền” hay “trách nhiệm” gì nữa, không có gì để bảo vệ hay phải ra công nữa, không có sự đối nghịch giữa “của anh” và “của tôi” nữa. Ở đây, tâm hồn có thể rộng mở đến vô biên.
 


[1] Lc 6, 35-36.

[2] Ví dụ, Ngài nhắc  chúng ta nhớ rằng, mình chỉ là những đầy tớ vô dụng (Lc 17, 10); nhưng cũng nói, người thợ giờ thứ mười một cũng nhận tiền lương như người thợ giờ thứ nhất (Mt 20, 1-6).

[3] Quả thực, bất chấp những tiến bộ kỹ thuật, bản chất tâm lý của chúng ta vẫn bị coi như bản chất của người tiền sử, tức là phần lớn nó được kết cấu xoay quanh sự sinh tồn, bảo vệ và những cơ chế khác; vì thế, thật khó khăn để thích ứng với tương quan tín thác và yêu thương cách vô vị lợi và nhưng không. Hoạt động của Chúa Thánh Thần có thể được mô tả như một công việc nhằm tái thiết tâm lý của chúng ta để làm  nó có thể hoạt động trong mô thức mới này. Sự đối nghịch thánh Phaolô rút ra giữa con người “tự nhiên” và con người thiêng liêng, con người “cũ” và con người mới, có thể được giải thích theo các thuật ngữ này.

[4] Mt 5, 48.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!