Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
KHIÊM-NHU, CHÌA KHÓA CỦA BÌNH-AN HÀI-HOÀ

 

Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh

 

“Hỡi những ai nghèo hèn trong xứ sở,

những người thi-hành mệnh-lệnh của Thiên-Chúa,

anh em hãy tìm kiếm Người,

hãy tìm sự công-chính, hãy tìm đức khiêm-nhu,

thì may ra anh em sẽ được che chở

trong ngày Thiên-Chúa trút cơn thịnh-nộ!”

(Sách Ngôn-Sứ Xô-phô-ni-a, 2: 3)

 

“ Người kiêu-ngạo thích phô tên,

Rêu-rao lời Chúa tự khen chính mình;

Còn người trung-thực tốt lành,

Vốn hay khiêm-tốn ẩn mình, tìm đâu?”

(Châm Ngôn 20, 6)

  

“Nói với một số người tự-hào cho mình là công-chính mà khinh chê người khác”, Đức Giê-su kể dụ-ngôn sau đây: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-siêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pha-ri-siêu đứng riêng một mình, cầu nguyện mà rằng: “Lạy Thiên- Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên-Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Rồi Chúa Giê-su phán: “Tôi nói cho các ông biết: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công-chính rồi; còn người kia thì không. Vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Luca 18: 10-14)

“Hạ mình sẽ được vinh-tôn,

Tự cao bị hạ làm dân thấp hèn.”

(Châm Ngôn 29, 23)

Đoạn Tin Mừng trên đây cho thấy tính kiêu-ngạo càng làm mất lòng Chúa bao nhiêu, thì đức khiêm-nhu càng làm đẹp lòng Người bấy nhiêu, vì “Thiên-Chúa chống lại kẻ kiêu-ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm-nhường.” (1 Phê-rô: 5.5). Nhưng bởi đâu người ta hay kiêu-ngạo? Và Chúa đã yêu thương đức khiêm-nhu đến như thế nào? Câu giải-đáp sẽ cho biết căn bệnh và phương thuốc trị-liệu.

 

I-     Kiêu-Ngạo Nghịch Với Khiêm-Nhu: 

Theo từ-nguyên, Khiêm là thấp kém, nghịch với Doanh là đầy-đặn, đầy-đủ, nghĩa rộng là hạ mình để nhún nhường, nhún mình xuống thấp mà nhường nhịn người khác. Nhu là mềm dẻo, dịu-dàng, hệ-quả của sự khiêm-hạ nhún nhường. Khiêm thuộc phạm-trù Tri-Thức, Nhu thể-hiện ra bằng Hành-Động. Nhìn nhận mình thấp kém nên tỏ ra mềm dẻo, ấy là Tri Hành hợp nhất. Kinh Dịch triết Đông có quẻ Địa-Sơn-Khiêm, quẻ thứ 15 trong số 64 quẻ. Địa-Sơn-Khiêm nghĩa là núi dẫu có cao nhưng chịu nhún-nhường thấp kém mà nằm ở dưới đất, hàm ý đất tuy thấp nhưng trong lòng đất lại chứa núi cao, ám chỉ người có bản-lãnh nhưng lại khiêm tốn, nhu-hoà. Quẻ Địa-Sơn-Khiêm chủ-yếu bàn về Nhân-Đạo dạy đức Khiêm Nhu rằng “Nhân-đạo ố doanh, nhi hiếu khiêm”, đạo làm người vốn ghét sự kiêu-căng tự mãn, cho mình là đầy-đủ toàn-bích hơn ai hết (doanh) nhưng trái lại chuộng sự khiêm tốn nhún-nhường (khiêm).

Chỉ có những người biết nhún nhường mới trở nên nhu-mì, hiền lành dịu-dàng. Kiêu-ngạo là biểu-hiện của sự ngoan-cố bất trimặc-cảm, là đầu mối của mọi tính xấu. Thật vậy:

 

1-    Kiêu-ngạo là do bất tri. 

Bất tri là không biết mình và biết người. Cổ-nhân có nói: “Tri kỷ, tri bỉ, tri hành”, có biết mình, biết người mới biết hành-động. Bởi không biết ta, biết người, nên lúc nào cũng nghĩ rằng mình là hơn ai hết, thành ra có thái-độ “khinh người rẻ của”, chê bai khích-bác người khác, coi ai chẳng ra gì, khác nào “ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”. Nếu biết rằng “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư”, trong ba người đi cùng, ắt phải có kẻ làm thầy ta, thì sẽ không kiêu-căng như “con cóc nằm mép bờ ao, lăm-le lại muốn đớp sao trên trời”. 

Truyện kể rằng: trên toa xe lửa, chàng thanh-niên kia ngồi cạnh một hành-khách. Người này ăn mặc lịch-sự, tay lần tràng hạt Mân-Côi. Tỏ ra mình là người trí-thức uyên-bác, chàng kia huyên-thuyên lý-luận, chê bai việc ông này lần chuỗi. Ông im lặng, vui-vẻ, không phản-đối, nhưng khi đứng lên giã-từ, ông trao cho chàng tấm danh-thiếp và nhã-nhặn mời chàng tới nhà ông để đàm-đạo nữa. Chàng đỏ mặt ngượng-ngùng khi đọc trên danh-thiếp, tên nhà bác-học Pasteur. Nếu anh thanh-niên này chịu khó ra khỏi cái “TÔI” của mình, để quay lại nhìn biết rõ mình và trông thấy người, anh sẽ sớm học được bài học quý giá về đức khiêm-nhường như nhà bác-học đã nhã-nhặn khiêm-tốn. Anh đã quên mất rằng:

“Ỏ nhà nhất mẹ, nhì con,

Ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta.”

(Ca-Dao)

2-    Kiêu-ngạo là do mặc-cảm. 

Vì tự ái nên phải tự tôn, khoe-khoang. Muốn người ta biết tới, nên cách này hay cách khác, phải làm sao phô-trương cho được cái “TÔI” của mình. Người khiêm-tốn thì để cho “hữu xạ tự-nhiên hương”. Sách Châm Ngôn đã có lời dạy rằng:

Chớ huênh-hoang chuyện ngày mai!

Vì đâu đã biết hôm nay thế nào.

Để người xa lạ cao-rao,

Con đừng hé miệng lời nào tự khen!”

(Châm Ngôn 27 1-2)

Tệ hại hơn, tuy đã biết mình yếu kém, nhưng như cách-ngôn Pháp có nói: “Biết ít thì khoe-khoang, biết nhiều thì khiêm-tốn”, hoặc như ngôn-ngữ bình-dân quen gọi là “chơi trèo”, hay “thấy sang bắt quàng làm họ”, người có mặc-cảm tự-ti thì cố làm sao để gián-tiếp khoe cho người ta biết mình cũng thuộc loại người cao hơn như ai, hầu che giấu cái thấp kém của mình. Họ quên mất lời cổ-nhân: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã!”, biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết vậy, hoặc như dân gian vẫn thường nói:

“Hèn mà làm bạn với sang,

Chỗ ngồi, chỗ đứng có ngang bao giờ!” 

3-    Kiêu-ngạo là đầu mối mọi tội lỗi.   

Xét cho cùng, bao nhiêu thói xấu cũng đều do sự kiêu-ngạo. Theo Thánh Tôma A-ki-nô, kiêu-ngạo là bởi có những ước muốn trái nghịch với trật-tự do Thiên-Chúa tiền-định, ấy là không phục tùng thánh-ý Chúa. Thánh Au-gu-ti-nô gọi “tội kiêu-ngạo là cội rễ của mọi tội” và “tội kiêu-ngạo khởi nguồn từ lúc con người tách rời khỏi Thiên-Chúa”. Trong kinh “Cải Tội Bảy Mối Tội Đầu” quen đọc hàng ngày, tội kiêu-ngạo được xếp hàng đầu trước tiên (1).  Thật vậy:

3.1- Khoe-khoang khoác lác, tự đề-cao và thích được người đề-cao, tâng bốc, sinh ra đố-kỵ, ấy cũng chỉ vì sự kiêu-ngạo. Ganh-tị, gièm-pha những người thành-công, chỉ vì “trâu cột ghét trâu ăn”, cho nên mới có chuyện:

“Cú lại chê vọ rằng hôi,

Giẻ-cùi chê khách dài đuôi vật-vờ.”

(Ca-Dao)

Và để hạ người, chỉ muốn dìm người ta xuống mà nâng mình lên, người kiêu-ngạo chỉ thấy cái xấu của người mà không nhìn thấy hoặc không muốn nhìn thấy cái xấu của mình và dĩ-nhiên là không thích nhìn nhận những cái hay của người, bởi vì tự tôn không muốn người ta hơn mình, nên cái gì của người thì cũng chê-bai.

Đi xa hơn, chính sự gièm-pha gây ra bè phái để kéo thiên-hạ về phe với mình mà chê bai nói xấu người khác. Sách thánh chép: “Đừng làm chỉ vì ganh tị hay vì hư-danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm-nhường mà coi kẻ khác hơn mình!” (Phi-lip-phê: 2,3)

 

3.2- Cho mình là “rốn vũ-trụ”, nên không phục-tùng bất cứ ai và lắng nghe ai bất cứ điều gì dù cho đó là việc phải. 

Không nghe, không làm theo lời khuyên phải vì nghĩ rằng như vậy là bị lệ thuộc, là thua kém, mất giá-trị, là mất thể-diện. Cho nên cái gì người khác nói, hoặc chưa nói hết câu, đã không thèm nghe, rằng: “ta đã biết”. Chưa kể lúc nào cũng lên mặt “thầy đời” dạy khôn, ra điều ta đây thông thạo hiểu biết. Ấy là tính kiêu-ngạo tự coi mình là cao siêu, không chịu và không muốn ai nghĩ mình là kẻ thấp kém. 

Trong phạm-vi nhỏ hẹp của gia-đình, đời sống vợ chồng, an-bình hạnh-phúc là do ở sự “thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn”, thế nhưng “cơm không lành, canh chẳng ngọt” chỉ vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “ông nói chuộc, bà nói chẳng chuộc”, ấy là do tính kiêu-ngạo, vì lòng tự ái quá cao không chịu phục tùng nhau, luôn luôn đã sẵn có mầm mống chống đối trong đầu, cho nên hễ người này mở miệng, thì chẳng cần biết phải trái, người kia đã nói ngay lời trái nghịch. Những thái-độ kiêu-căng bất tương-kính, không hợp-tác mà thách-thức khiêu-khích ấy làm sao mưu được sự hài-hoà an vui? 

Người khiêm-nhu thì nhận mình chẳng là gì cả trước mặt đồng loại, và nhìn thấy họ tất cả đều là anh em, cùng là con một Cha trên trời, cho dù mình ở giới thượng-lưu và họ thuộc giai-cấp thấp kém. Người khiêm-nhu không phân-biệt và đánh giá con người theo giai-cấp xã-hội. Người không có lòng khiêm-tốn thì trái ngược lại. Vì tự cao và mặc-cảm mà sinh ra kỳ-thị phân-biệt, trọng vọng người thế-giá, khinh khi kẻ thấp hèn vô danh, xây những bức tường ngăn cách, đào những hào luỹ chia rẽ làm tiêu tan hoà-khí an-bình.  

Sống đạo không cho phép kỳ-thị thiên-vị, vì “Thiên-Chúa không đối xử thiên-vị với ai” (Rô-ma 2: 11; Cô-lô-xê 3, 25). Chúa Giê-su không phân-biệt kỳ-thị, nên mới nói với kẻ mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con láng-giềng giầu có,.…hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt đui mù!” (Luca: 14, 12-13). Chúa Giê-su kể dụ-ngôn sau đây: “Giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng-lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng-lẫy mà nói: xin mời ông vào chỗ danh-dự này!, còn với người nghèo anh em lại nói: ngồi dưới bệ chân tôi đây!, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ-thị và trở nên những thẩm-phán đầy tà-tâm đó sao?” (Gia-cô-bê 2, 2-4). 

Và cũng vì tự cao, tự đại mà sinh ra có thành-kiến. Bởi không thích ai phê-bình, chỉ-trích mình, cho nên nếu có ai nêu những khuyết-điểm của mình thì không bằng lòng, đâm ra có thành-kiến xấu với những ai chê mình, hay ngược lại, mà “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, thành ra phán-đoán bất công, thiên-vị bởi đã có sẵn định-kiến.

 

3.3- Vì bất tri, không biết người, nên chỉ lấy mình làm tiêu-chuẩn, làm thước đo giá-trị. Chính cái “tôi vũ-trụ” đã làm mờ lường-tri, dẫn đến lòng tự ái quá lớn sinh ra chủ-quan, bảo-thủ, ngoan-cố không phục-thiện. Chủ-quan nên bịt tai không lắng nghe, bảo-thủ khư khư giữ ý-kiến quan-điểm của mình. Ngoan-cố không phục-thiện nên ỷ mình là vai trên không hạ mình để xin lỗi người dưới, vì tự ái, mặc dầu cũng biết mình trái sai. 

Vì không phục thiện nhìn nhận mình sai trái, nên hay đổ thừa, đổ lỗi cho người khác, hay thì kể công, dở thì quy trách tại người. 

Cũng có khi muốn xích lại gần nhau đấy, cũng muốn xoá bỏ ngăn cách đấy, nhưng vì lòng kiêu-ngạo tự ái, nên không chịu bắt đầu, cứ chờ đợi người ta mở lời xin lỗi hoặc hoà-giải, từ đó sinh ra hận thù hiềm khích kéo dài dai-dẳng. 

Cho nên khiêm-nhường đòi hỏi phải can-đảm để nhận biết lỗi lầm của mình, hoặc để lấy lòng độ-lượng mà khoan-dung. Quả vậy, khắc-phục được ngoại-cảnh thì dễ, nhưng khắc-phục được bản thân, chế-ngự được tính xấu nhất là tính kiêu-ngạo thì khó vô cùng, nếu không hy-sinh và can-đảm dẹp bỏ được cái “tôi” vĩ-dại thâm-căn. Dù ngay mình là bậc trên, cha mẹ, hay anh chị, chú bác, thầy dạy, khi cần vẫn phải dẹp bỏ tự ái, để khiêm-hạ nhận lỗi và xin lỗi người dưới, nhìn nhận và tôn-trọng cái hay của họ. 

Đức Chân-Phước Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu gương khiêm-nhu khi Ngài công-khai thú nhận và xin tha-thứ những lỗi lầm của Giáo-Hội Công-Giáo trong quá-khứ. Nhìn lại dĩ-vãng đau thương kéo dài hàng bao thế-kỷ, những anh em Kitô-hữu Tin Lành đã tàn phá kinh-đô Constantinople, thành-trì của anh em Kitô-hữu Đông-Phương, trong cuộc được mệnh danh là “thánh-chiến” này, sau khi giải-phóng thánh-địa Giêrusalem, họ đã quay trở lại tàn-sát anh em cùng một niềm tin với mình. Việc làm đó đã khiến những anh em Công-Giáo đau lòng xót-xa. Đó là đại-ý những lời thú nhận khiêm-tốn mà Đức Chân-Phước lúc sinh thời đã phát biểu khi đến thăm Hy-Lạp ngày 4 tháng 5 năm 2001. Thái-độ khiêm-nhu của Ngài hẳn không những chỉ làm cho những anh em Chính Thống xúc-động mà còn khiến cho cả thế-giới khâm-phục ngưỡng-mộ, lấy đó làm tấm gương noi theo. Ngay khi tin Ngài qua đời được loan báo, đài VNCR nhắc tới các danh-hiệu khác nhau do giới truyền thông đã tặng Ngài, như là: “con người của đại-kết”, “người thầy luân-lý của nhân-loại”, “người cha của giới trẻ”, “con người của tâm-linh”, v.v…, và xin xin Đức Hồng-Y Phạm Minh-Mẫn cho biết ý-kiến, thì được trả lời rất chí-lý: “Ngài là sứ-giả của Tin Mừng không mệt mỏi, là một mục-tử can-đảm, hy-sinh và là nhà lãnh-đạo hết sức khiêm-tốn, nhưng kiên-trì để góp phần xây dựng một nền văn-minh tình thương.” 

Đức đương-kim Giáo-Hoàng Bênêđitô XVI, khi vừa đắc-cử, đã tự nhận ngay mình là người mục-tử đơn-sơ khiêm-nhường. Ngài nói với đám đông công-chúng đang chờ đón Ngài tại quảng-trường thánh Phêrô rằng: “Anh chị em thân mến, sau Đức Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II vĩ-đại, tôi được các vị hồng-y chọn làm người thợ đơn-sơ và khiêm-nhường làm vườn nho của Chúa.” 

3.4- Kẻ tự phụ, tự cao đều gặp thất-bại. 

Ca-dao Việt-Nam từng chế riễu những người có tính vênh-vang tự cao, tự đại, rằng:

“Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,

Sao trăng lại phải chui lòn đám mây?”

Bởi vì những kẻ ấy không biết người, biết ta, không biết nhìn xa nhìn gần, chẳng biết trông trước trông sau để “nói người hãy gẫm đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần?”. Bởi vì:

“Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,

Đèn ra trước gió được chăng? Hỡi đèn!”

Cho nên cổ-nhân vẫn dạy phải biết khiêm-nhu mà nhận biết mình, dù có tài giỏi, khá mấy đi chăng, thì cũng chỉ là ngôi sao lu mờ bên vầng trăng vằng-vặc, như gò đống nhấp-nhô dưới ngọn núi kia chót-vót:

“Trăng mờ còn tỏ hơn sao,

Núi tuy rằng lở, còn cao hơn gò.”

Chưa kể phải biết rằng, ở đời không có chi là vĩnh-viễn, chẳng có ai “nắm tay thâu ngày đến tối”, nay còn mai mất, lúc có lúc không:

“Gẫm xem thế-sự thăng trầm,

Xưa ông mặt lớn, nay thằng tay trơn.”

Nếu biết rằng, mọi sự ta có ngày hôm nay do Chúa ban cho ta, là do Người uỷ-thác cho ta, để ta thi-hành sứ-mạng Tình Thương của Người, không phải để ta sở-hữu mà tự đắc với anh em đồng loại, như ông chủ kia trước khi đi xa đã trao cho các người đầy tớ những nén bạc mà sinh lời chứ không phải để chôn giấu. Nếu biết như vậy, thì ta phải nên giống Chúa Kitô đem yêu thương đến cho mọi người trước hết bằng sự khắc-phục được bản thân để hy-sinh can đảm và khiêm-nhu như chính Người đã nêu gương khiêm-nhu khi nhập-thể làm người trần-gian. Quả vậy, Chúa chuộng sự khiêm-nhu.

 

II-  Thiên-Chúa ghét sự Kiêu-Ngạo, chuộng sự Khiêm-Nhu:

1-    Thiên-Chúa ghét sự kiêu-ngạo:

Nói về vua Babylon, hiện thân của sự kiêu-căng nơi thần dữ, Cựu-Ước đã cho thấy cơn thịnh-nộ của Yavê gay-gắt đối với kẻ kiêu-ngạo đến mực nào: “Ngươi từng thầm nhủ rằng: Ta sẽ vượt lên trên các tầng trời, lên trên các vì sao của Thiên-Chúa, ta sẽ đặt ngai toà của ta, ta sẽ ngự trên núi Tao-Phùng, nơi bồng-lai cực bắc, ta sẽ lên chót-vót trên các tầng mây, ta sẽ nên như Thượng-Đế, thế mà ngươi đã bị xô nhào xuống âm-phủ, xuống tận đáy vực sâu….Vua chúa các nước đều nằm rạp xuống trong vinh-dự…..Còn ngươi, ngươi bị vất phơi thây không mồ mả, như mầm giống ghê tởm…..” (Is. 14, 13-19)

Thần dữ Satan vì kiêu-ngạo không vâng phục Thiên-Chúa, chống lại Người, nên bị trừng phạt như đã được trình-thuật trong Tân-Ước, mô tả cuộc giao-chiến trên trời giữa thiên-thần Mi-ca-e cùng các thiên-thần của Ngài chống chọi với con Mãng-Xà Quỷ-Vương và bè lũ, nhưng “nó không đủ sức thắng được và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa”, nó đã bị “hất  nhào xuống đất”, bị tống cổ ra khỏi tầng trời. (Khải-Huyền 12, 7-9). Nó đã bị nguyền rủa như lời Cựu-Ước tiên-báo về vai trò của Đức Maria đồng công cứu thế khi Thiên-Chúa tuyên phạt nó trong vườn địa-đàng vì tội xúi giục nguyên-tổ trái lệnh Người: “Ta sẽ đặt đố-kỵ giữa ngươi và Người Nữ, giữa dòng-dõi ngươi và dòng-dõi Người, trong khi ngươi rình cắn gót chân Người thì Người sẽ đạp nát đầu ngươi.” (Sáng Thế Ký 3, 15). Đạp nát đầu ngươi, chính là đạp dập nát ngay cả những ý-nghĩ kiêu-căng đang manh-nha trong đầu nó vậy. 

Chúa Kitô đã nhiều lần từng cảnh-cáo những người biệt-phái và bọn kinh-sư kiêu-ngạo thách-đố, chất-vấn, bắt bẻ và hạch-sách Người.

Trong Cựu-Ước, sách Châm Ngôn nhiều lần lên án những kẻ kiêu-ngạo:

“Chúa ghê tởm những ai kiêu-ngạo,

Án phạt đến, nó khôn tháo chạy đâu.”

(Châm Ngôn 16, 5)

2-    Phải khiêm-hạ như thế nào? 

2.1- Là nhận ra chính mình, nhận biết chỉ những gì mình có mà thôi.

Trong dụ-ngôn “người Pha-ri-siêu và người thu thuế cầu nguyện” nói trên, anh Pha-ri-siêu tự tôn khoe-khoang công-trạng mình, kỳ-thị nói xấu anh em, còn người thu thuế thì biết phận mình thấp kém, nhận mình chẳng có nghĩa lý gì, thành-khẩn đấm ngực xin Chúa xót thương, nên đã được Chúa chúc phúc.

2.2- Tuy nhiên, nói rằng biết mình để khiêm-nhu, không có nghĩa là coi thường phủ-nhận hoàn-toàn giá-trị đích thực của mình, vì rằng, như lời sách thánh dạy: “Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức!” (Rôma 12), nghĩa là phải nhận biết chân-giá-trị của mình, không được tự-ti mặc-cảm đến nhút-nhát, thụ-động và đành chịu bất lực không bảo-vệ và cổ-võ chân-lý, hoặc vâng lời cả những điều bất chính, ai bảo sao cũng nghe vậy.

 

3- Chúa dạy phải khiêm-nhu.

          3.1- Việc Chúa chấp nhận làm người là bằng chứng hùng-hồn nhất. Phải chăng sự vâng phục khiêm-nhu của Người chính là để mưu cầu an-bình cho trần-thế? Cho nên ngay khi Người cất tiếng khóc chào đời, từ trời cao đã vọng ra lời chúc tụng: “Vinh danh Thiên-Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương!”. Từ địa-vị tột đỉnh xuống tột cùng, Đức Kitô khước từ mọi vinh-quang, vâng phục và tận-tình vâng phục để hạ mình mặc lấy bản-tính loài người mà hoá mình ra không, mang thân phận của loài người yếu đuối với tất cả mọi hệ-luỵ thiếu-thốn khổ đau, ngay cả cái chết, ngoại trừ tội lỗi.” (Rôma 8, 3). Bởi vì “Con Người đến không phải để được người ta phục-vụ, nhưng là để phục-vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mat. 20, 28; Mac. 10, 45)

          3.2- Trong suốt cuộc đời rao giảng dưới trần-thế, Chúa Kitô luôn luôn dạy đức khiêm-nhu. 

Người dạy rằng: đừng như bọn đạo-đức giả thích khoe-khoang, “thường biểu-diễn trong hội-đường và ngoài phố sá, cốt để người ta khen!”. “Khi làm việc lành phúc đức, chớ có phô-trương cho thiên-hạ thấy, khi bố-thí đừng có khua chiêng đánh trống, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc bố-thí được kín-đáo; khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại; khi ăn chay thì hãy kín-đáo chớ làm bộ rầu-rĩ như bọn đạo-đức giả làm cho ra vẻ thiểu-não, để thiên-hạ thấy là chúng ăn chay!”, bởi vì “chúng đã được phân thưởng rồi”, “và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín-đáo, sẽ trả công cho anh em.” (Mat. 6, 1-6; 16-18)

Người dạy rằng: “Ai lớn nhất trong anh em thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, kẻ làm đầu thì phải nên như người phục-vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục-vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục-vụ.” (Luca 22, 26-27). 

Người dạy hãy chọn ngồi chỗ cuối, đừng chọn chỗ ngồi cao kẻo bị hạ bệ (Luca 14, 7-11), và khi phục-vụ thì hãy phục-vụ cách khiêm-tốn (Luca 17, 7-10), đừng như những ông kinh-sư “ưa xúng-xính trong bộ áo thụng” đã bị quở trách vì “thích được chào hỏi nơi công-cộng, ưa chiếm ghế danh-dự trong hội-đường, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc” (Luca 11, 43; 20, 45-46) 

Người dạy hãy tự hạ coi mình như trẻ nhỏ đơn-sơ (Mat. 18, 1-4), mang tâm-hồn của người bé mọn như chính Đức Kitô đã cầu nguyện: “Lạy Cha, Cha mặc-khải cho những người bé mọn, vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Luca 10, 21). Suốt những năm sống công-khai, Người đã lập đi lập lại nhiều lần rằng: chỉ có những người biết trở nên như các trẻ nhỏ mới được vào Nước Trời (Mat. 18, 3; Mc. 10, 15; Luca 18, 17). Trong những lần giảng dạy, trẻ nhỏ đã trở nên hình-ảnh sống động hùng-hồn của người môn-đệ, là kẻ được mời gọi đi theo Thầy thần thiêng với lòng ngoan-ngoãn của một trẻ thơ: “Ai trở nên bé nhỏ như em nhỏ này, kẻ đó là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mat. 18, 14)

Trước khi đón nhận cái chết thảm-nhục, trong bữa ăn tối, Chúa Giêsu hạ mình làm công việc hèn-hạ của người nô-lệ, “đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng, đổ nước vào chậu, rửa chân cho các môn-đệ, và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Gioan 13, 4-5), Người bảo: “Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Gioan 13, 14-15). Người bước vào trần-gian bằng sự vâng phục khiêm-nhu, Người ra khỏi trần-thế cũng vẫn bằng sự khiêm-nhu phục-vụ, và dạy phải khiêm-nhu phục-vụ chỉ vì Người muốn đem đến và để lại bình-an của Người cho trần-thế.

          3.3- Vì hạ mình như vậy, mới có được sự hài-hoà hiệp-thông, cho nên Người đánh bạn với mọi giới, hoà mình với mọi người để đem Tin Mừng cho họ: với người thu thuế, với kẻ tội lỗi, với những người bị khinh rẻ (ngoại đạo) ghét bỏ (đui mù, bại liệt, phong hủi), nói chung, với tất cả những kẻ bị hắt ra ngoài lề xã-hội. 

*   *     * 

1- Nói tóm lại, là đầu mối của mọi tội lỗi, sự kiêu-ngạo làm tổn thương đến đức bác-ái, và do đó phá hoại sự hiệp-nhất, hài-hoà, không xây dựng được an-bình hạnh-phúc cho tha-nhân và ngay cả cho chính bản-thân mình. Đúng như lời sách thánh đã nói: “Đức Mến thì nhẫn-nhục, hiền-hậu, không ghen tương, không vênh-vang, không tự đắc” (1 Côrintô 13, 4)

2- Trong thánh-lễ, linh-mục chủ tế chúc bình-an cho các tín-hữu: “Bình-an của Chúa hằng ở cùng anh chị em!”. Ấy là đem bình-an của Chúa, là đem hình-ảnh của một Chúa Kitô khiêm-nhu đến cho mọi người xung quanh, mà như vậy là trước tiên mình phải nên khiêm-nhu thật tình giống Chúa đã, như lời Người dạy: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm-nhường! Tâm-hồn các con sẽ được nghỉ ngơi an-bình.” (Mat. 11, 29), và cũng như Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu đã có lời nguyện rằng:

“Trái Tim Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm-nhường trong lòng,

Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa!”

“Hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, ba điều này, phải chăng đó chính là khiêm-hạ và nhu-mì, một sự khiêm-nhu thật tình tự đáy lòng, là điều-kiện tất-yếu, hay nói khác, là chìa khóa để mưu tìm bình-an cho chính mình và cho tha-nhân?

           3- Ta hãy xướng lên bài Thánh-Vịnh:

 “Lòng con chẳng dám tự cao,

Kiêu-căng làm chuyện lớn-lao khác thường,

Con xin làm bé dễ thương,

Ngủ trong lòng mẹ, khiêm-nhường đơn-sơ.

Chúa ơi, con quyết từ giờ,

Ðời đời trông cậy kính thờ Gia-vê.”

[TV. 130] (2)

Và hiệp-thông với Đức Maria, cất cao bài ca Ngợi Khen “Magnificat” mà tái xác-nhận lòng khiêm-nhu, xin vâng, thưa rằng:

“Hồn tôi chúc tụng Chúa tôi,

Trí tôi hớn-hở mừng vui nghẹn lời,

Xin Ngài, Đấng cứu-độ tôi,

Lắng nghe tì-nữ dâng lời tán-dương:

Tôi nay diễm-phúc phi-thường.

Được Người nhìn đến đoái thương phận hèn;

Muôn đời sẽ mãi ngợi khen

Danh Người chí thánh, chí tôn vô cùng!

Người là Thượng-Đế toàn-năng,

Cho tôi bao chuyện kỳ-công lạ thường!

Muôn đời Chúa vẫn xót thương,

Nâng người kính sợ, khiêm-nhường phục vâng

Dẹp phường quyền thế kiêu-căng,

Biểu-dương sức mạnh uy-hùng ra tay!

Người nghèo Chúa thưởng dư đầy,

Kẻ giàu, Chúa đuổi thẳng tay trở về.

Ít-ra-en, Chúa độ-trì,

Chở-che tôi tớ chỉ vì lòng thương.

Áp-ram tổ-phụ hiền-lương,

Cháu con được Chúa yêu thương dường nào!

Như xưa Ngài đã ước-giao:

Đời đời miêu-duệ dạt-dào hồng-ân.” 

[Luca 1, 46-55] (3)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(1)  Kinh Cải Tội Bảy Mối:

1-      Khiêm nhường, chớ kiêu-ngạo!

2-      Rộng-rãi chớ hà-tiện!

3-      Giữ mình sạch-sẽ, chớ mê dâm-dục!

4-      Hay nhịn chớ hờn giận!

5-      Kiêng bớt chớ mê ăn uống!

6-      Yêu người chớ ghen ghét!

7-      Siêng-năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng!

(2)  Thánh-Vịnh Diễn-Ca, Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh, nxb Tôn Giáo, 2010

(3)  Con Xin Làm Kiếp Phù-Sa, thơ kinh toàn tập, Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh, nxb Tôn Giáo, 2011

Tác giả:  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!