Lạy Cha, là Chúa trời đất, Con chúc tụng Cha , vì Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông biết những điều ấy mà lai mạc khải cho người bé mọn”.(x. Mt 11,25-30).
Ngài cầu nguyện với Chúa Cha bằng lời chúc tụng, ca ngợi trong tâm tình người con thảo đối với người cha sinh ra mình. Dùng từ “abba” (ba, bố) để nói với Thiên Chúa, như đứa con nhỏ kêu “ba, ba” hằng ngày, lời cầu nguyện của Chúa Kitô hết sức đơn sơ, hiếu thảo và thật sự liên kết với Chúa Cha.
Ngài ca ngợi việc Thiên Chúa Cha đã mạc khải mầu nhiệm cứu rỗi cho những tâm hồn bé nhỏ là những người mà xã hội Do thái cho là dốt nát, tầm thường mà ngay cả bây giờ …mà Chúa đã chúc phúc trong Tám Mối Phúc Thật. Ngài cũng ca tụng ngay việc Thiên Chúa Cha che dấu mầu nhiệm đối với những hiền triết và người khôn ngoan, những kẻ nầy tự cho mình thông luật, thuộc Kinh Thánh, giữ nghiêm nhặt, tỉ mỉ các tập tục tiền nhân. Họ là Luật sĩ, Biệt phái, khư khư bám lấy những tập tục, thành kiến, những cái trong quá khứ cổ xưa nên họ không thể nhận ra được Lời Chúa mạc khài trong hiện tại. Vì thế, họ sát hại các Tiên tri được Chúa sai đến trong hiện tại, rồi sau họ hoặc con cháu họ nhận ra các Tiên tri là người Chúa sai đến khi các lời rao giảng của các ngài ứng nghiệm tức là phải chờ một thời gian khá lâu dài, do đó tình trạng mâu thuẫn xảy ra : đời cha giết các Tiên tri, đời con lại tôn vinh các ngài .
Lời cầu xin trên còn nói lên việc làm của Thiên Chúa : quyền năng Chúa thường bày tỏ trong sự yếu đuối của con người. Thí dụ : Chúa tỏ quyền năng nơi các thánh Tông đồ là dân chài lưới, quê mùa, dốt nát. Thí dụ : Đức Mẹ hiện ra với thiếu nữ đồng quê Benadetta, với ba trẻ chăn chiên ở Fatima. Thí dụ Chúa tỏ quyền năng nơi Đanien mới 12 tuổi trong vụ án Suzanna.
Vì thế, bất cứ ai muốn hiểu thánh ý Chúa, muốn tiếp nhận Ý Chúa, phải có tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường. Đó là những đức tính mà Chúa Kitô kêu gọi chúng ta phải có trước để đến với Chúa.
Có thể thấy phần nào các đức tính đó nơi người nghèo khó, kẻ vất vả, người bị luật lệ áp bức, vì thế Chúa lớn tiếng kêu :
Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những kẻ khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ, bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng và các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.
Những ai khó nhọc và gánh nặng tức là những người đang đau khổ vì luật lệ nặng nề, đang phải gò bó trong tập tục nghiêm khắc mỗi ngày một tăng thêm do Luật sĩ, Biệt phái giải thích thêm và bắt mọi người phải tuân giữ. Những người đang khó nhọc như thế hãy đến với Chúa, không phải để Chúa vứt bỏ ách cho , không phải để vứt bỏ lề luật, nhưng để Chúa bổ sức cho, để Chúa hoán đổi ách nặng nề đó, nhận lấy ách của Chúa tức là luật Chúa êm ái, nhẹ nhàng, là luật yêu thương, luật bái ái trong tinh thần mới, tinh thần làm con Chúa. Mang lấy luật Chúa, đi theo Chúa và thực hiện nhân đức cùa Chúa là hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Kẻ hiền lành, kẻ khiêm nhường là kẻ hạ mình trước Chúa để nhận lấy ơn huệ Chúa ban và tung hô ơn lành của Chúa. Họ không chối bỏ mình, không nâng mình lên để khinh dể người khác. Họ nhận con người của họ đúng như nó có, nhận ra ơn Chúa ban cho họ và họ cố gắng đáp lại bằng đời sống tuân theo Ý Chúa. Học đức hiền lành và khiêm nhường nơi Chúa Kitô là sống theo Chúa Kitô trong sự tuân phục Thánh Ý Chúa Cha.
Đến với Chúa Kitô, học nơi Chúa Kitô tức nhiên nhận Chúa Kitô là Thầy, là tôn sư. Và khi Chúa kêu gọi người ta đến học nơi Chúa thì chính Chúa ở bậc Thầy. Như vậy, không phải là thiếu khiêm nhường đâu vì khiêm nhường là thành thực nhận đúng địa vị của mình, nhận đúng ơn Chúa ban cho mình để phục vụ Thánh Ý Chúa.
Trong đoạn Phúc âm nầy, ta còn nghe Chúa nói những lời trịnh trọng hơn : Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha. Và không ai biết Cha trừ ra Con và những kẻ Con muốn mạc khải cho. Mô tả như vậy, Chúa Kitô cho biết Ngài yêu mến và biết rõ Chúa Cha, và Chúa Cha yêu mến và biết rõ Ngài tức là có một sự liên kết hết sức mật thiết, một sự gắn bó vô cùng giữa Chúa Cha và Chúa Kitô như thánh Gioan mô tả “Chúa Cha ở trong Chúa Con, Chúa Con ở trong Chúa Cha”. Chính vì vậy, Chúa Kitô có mọi quyền hành của Chúa Cha, và Ngài có quyền ban ơn, dạy dỗ, mạc khải cho mọi người đến với Ngài trong khiêm nhường và hiền lành .
Nghe bài Phúc âm nầy, chúng ta nghĩ sao về chúng ta ? Có phảỉ là kẻ hiền lành, khiêm nhường để được Chúa Kitô mạc khải không ? Có phải là kẻ đang lắng nghe Chúa kêu đến với Ngài không ? Có phải là kẻ chạy đến để học hỏi nơi Ngài hay để hạch xách Ngài ?
Chúa đến cứu độ mọi người nhất là người có tội . Ơn cùa Chúa càng đến với mọi người nhất là người chưa biết Chúa . Hội Thánh dưa Chúa đến , kytô hữu đưa Chúa đến, cà những người chưa biết Đạo Chúa nhung họ sống theo lương tâm, theo phong tục yêu người kính trời cũng cộng tác với ơn Chúa .
Trong tuấn nầy, có lễ kính Thánh Toma Tông đồ mà rất nhiều người biết thánh nhân nổi tiếng đòi hỏi thấy Chúa hiện , đòi hỏi được xét nghiệm các dấu đinh của Chúa . Chúa hiện ra và cho thánh nhân thòa mãn các yêu sách . Hiển nhiên quá sức khi Chua hiện ra chấp yêu sách của thành nhân trước sự chứng kiến của các Tông đồ . Toma chỉ còn đáp lai, tuyên xưng Đức Tin :”Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con” . Chúa trả lời :” Vì đã thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc chio những người không thấy mà tin “.
Theo cách hiểu : tin vì không thấy mới tin. Lên Thiên đàng, ta thấy Chúa không còn phải tin có Chúa nữa. Ở đời , bố mẹ sinh con cái, nuôi con, thấy con luôn luôn , không phải tin thằng nầy, con nầy là con cái của mình nữa . Vì không thấy Chúa, ta tin Chúa, phó thác hoàn toàn đời ta cho Chúa , nhưng luôn luôn bị thử thách ! Cầu nguyện không được, ta hồ nghi có Chúa hay không. Sa lầy vào đêu không may, ta vừa kêu trách Chúa vừa hồ nghi có Chúa hay không ! Chúa cũng đang trách ta yếu đức tin nhưng mà không bao giờ bỏ ta .Tôma không tin Chua, Chua hiện ta để Tôma tin Chúa thì Chúa cũng đối xử tốt với ta như vậy .
Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh