Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Câu Chuyện Thầy Lang
KHIÊU VŨ VỪA VUI VỪA KHỎE

 

Nhẩy múa là một phần của nền văn hóa mỗi quốc gia, xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Người ta nhẩy múa trong lễ nghi tôn giáo, trong liên hoan kỷ niệm, giao tế nhân sự, trong giải trí cá nhân, trước khi lâm trận chiến tranh, săn bắn vả cả trong liên hoan gây quỹ từ thiện, bác ái. Nhiều dân tộc có tục lệ nhẩy múa trong ma chay tử biệt, vừa để biểu lộ niềm tiếc thương đối với người quá cố vừa chúc mừng giải thoát về cõi bình an. 

Nhẩy múa gợi ra ít nhất một số yếu tố của nền văn hóa qua quần áo mặc khi biểu diễn, nhạc cụ, điệu nhẩy và thể điệu âm nhạc riêng của từng dân tộc.

Nhẩy múa hoặc khiêu vũ là di chuyển các bước chân theo điệu nhạc một mình, cùng bạn nhảy hoặc trong một nhóm tại nhà, câu lạc bộ, hội quán hoặc vũ trường, nhà hàng...

 Các từ “múa đôi”, “nhẩy đầm”, “nhảy nhót”, đi “bum” “đi bal”, khiêu vũ thể thao (DanceSport), khiêu vũ trường sinh… cũng thường được dùng.  

Nhẩy múa đã được tạo hóa gắn vào mỗi tế bào của con người kể từ thuở mới mở mắt chào đời, giơ tay, đạp chân, oe oe tiếng khóc. Cho nên tục ngữ châu Phi có nhận xét “Ai biết nói thì cũng hát được. Ai biết đi thì cũng biết nhẩy múa”.

Thánh Kinh có ghi: “Mọi sự ở đời đều có từng mùa và một thời gian cho mỗi mục đích. Có thời gian để sinh, thời gian để chết, thời gian để thu lượm hoa trái. Có thời gian để chém giết lẫn nhau, thời gian để lành bệnh, thời gian để tan vỡ, để hàn gắn, để khóc, để cười, để thương tiếc và thời gian để nhẩy múa.”

Aristotle xếp nhẩy múa ngang hàng với thi ca và cho rằng một số vũ công có thể diễn tả các ứng xử xã hội, tình cảm và hành động qua nhiều điệu bộ nhịp nhàng

Vũ công danh tiếng Mata Hari (1876- 1917) triết lý “nhẩy múa là một bài thơ mà mỗi cử động là một lời nói”

Theo Albert Einstein, “Vũ công là các lực sĩ của Thượng Ðế”.  

Voltaire khuyên“Hãy đọc sách và khiêu vũ vì đó là hai thú vui không bao giờ làm hại ai”.

Vì, theo Shirly Maclaine:  “Khi nhẩy, tôi không thể phán xét, ghen ghét, tự tách xa đời sống. Tôi chỉ có thể hoàn toàn vui vẻ. Ðó là lý do tại sao tôi khiêu vũ”.

Nữ văn sĩ Vicki Baum (1888-1960) lại nói “Có nhiều đường tắt để đi tới hạnh phúc và khiêu vũ là một trong những con đường đó”

Còn thi sĩ người Pháp Paul Valery (1871-1945) thì coi nhẩy múa như “một hành động biến đổi hình dáng hoặc bản chất”.  

Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhẩy múa, khiêu vũ còn có nhiều ích lợi cho sức khỏe con người. 

Ích lợi tim mạch

Bác sĩ Rita Beckford, Giám đốc Trung tâm Cấp Cứu Twinsburg tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết khiêu vũ với nhạc điệu tiện lợi hơn là tới vận động tại câu lạc bộ thể dục vì nó giản dị và vui thú. Theo vị thầy thuốc này: “Vận động chỉ hữu ích khi thực hiện đều đặn và chỉ đều đặn khi ta cảm thấy thích thú. Do đó, dù với bất cứ thể điệu nào, khiêu vũ giúp con người thu lượm được nhiều ích lợi như sự dẻo dai, cưòng tráng, tiêu hao mỡ”

Theo bác sĩ chuyên môn tim mạch Hermes Ilarraza của Viện Tim Quốc gia, New Mexico, “Ích lợi của sự vận động với bệnh nhân tim mạch đã được xác định. Tuy nhiên, gắn bó với thể dục thường không kéo dài vì người bệnh cảm thấy nhàm chán. Nhưng, bản tính con người là thích nhẩy múa, vì thế khiêu vũ có thể là sinh hoạt hấp dẫn”. 

Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho khiêu vũ là một hoạt động vừa phải, tương tự như đi bộ   nhanh, vừa đi vừa đánh golf hoặc đạp xe đạp muời dặm một giờ. Cơ quan này cũng khuyên nên khiêu vũ khoảng 30 phút mỗi ngày. 

Viện National Heart, Lung and Blood Hoa Kỳ xác định khiêu vũ giảm rủi ro bệnh động mạch vành, giảm huyết áp, giữ sức nặng cơ thể trung bình và tăng sức mạnh của xương chân, xương hông.

Kết quả nghiên cứu của Mayo Clinic cho hay khiêu vũ xã giao giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sự phối hợp và sức chịu đựng của cơ thể. 

Trong hội thảo khoa học của Hội Tim Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2006 tại Anaheim, tiểu bang California, Giáo sư Romualdo Belardinelli, Ðại  học Y Politecnica delle Marche, Italy, đã tường trình kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khiêu vũ đối với bệnh tim. Theo ông, “khiêu vũ là một lựa chọn mới về vận động cơ thể đối với bệnh nhân bị suy tim”.

Trong một nghiên cứu trước đây, bác sĩ Belardinelli và đồng nghiệp nhận thấy rằng khiêu vũ, đặc biệt là vũ điệu valse chậm và nhanh, đều an toàn và nâng cao khả năng cũng như phẩm chất đời sống của người đang có bệnh tim hoặc đã có cơn suy tim.

Nhóm khoa học gia này tái thực hiện nghiên cứu ở những người đang bị bệnh tim mãn tính và thấy có cùng kết quả. Theo ông, sự làm việc của cơ thể trong khi khiêu vũ tương tự như sau khi tập luyện thể hình (aerobic exercise).

Suy tim xẩy ra khi sức bơm máu của cơ quan này yếu giảm, đưa đến tích tụ chất lỏng ờ phổi và các tế bào. Người bị suy tim có thể đi bộ chậm rãi, nhưng đi nhanh hơn một chút hoặc bước lên mấy bực cầu thang là họ hụt hơi, khó thở. Họ cũng không vận động được như người bình thường.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Belardinelli theo dõi 110 bệnh nhân tuổi trung bình là 59 (89 người nam, 11 nữ) đang có bệnh suy tim mãn tính nhưng ổn định.

Một nhóm 44 bệnh nhân được tình cờ lựa chọn để tập đi xe đạp và đi bộ, ba lần một tuần, trong tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn.

Nhóm thứ hai, 44 người, tham dự khiêu vũ theo điệu valse thay đổi với nhịp điệu chậm 5 phút và nhanh 3 phút trong 21 phút tại phòng thể thao của bệnh viện.

Nhóm thứ ba 22 người không vận động.  

Trong thời gian vận động và khiêu vũ, tham dự viên được theo dõi nhịp tim, thử nghiệm chức năng trao đổi không khí hô hấp và tình trạng mạch máu.

Họ cũng trả lời bản trắc nghiệm về phẩm chất đời sống, coi xem suy tim ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ, khi tham dự các giải trí, làm công việc vặt trong nhà, đời sống tình dục, tình trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy khiêu vũ tăng khả năng và phẩm chất của đời sống, đặc biệt về cảm xúc. Ở nhóm không tập luyện không có gì thay đổi.

So sánh với nhóm tập luyện cơ thể, nhóm khiêu vũ có khả năng tiêu thụ oxygen cao hơn (18/ 16), ngưỡng chịu đựng của cơ bắp khi bị mệt cao hơn (21/ 20). Ðộng mạch của bệnh nhân nhóm khiêu vũ đàn hồi tốt hơn so với nhóm không vận động, do đó họ tránh được vữa xơ động mạch.

Nói chung, đời sống của nhóm khiêu vũ tốt hơn so với nhóm tập luyện cơ thể.

Bệnh nhân cho hay sau các lần khiêu vũ, họ có giấc ngủ ngon, tâm trạng yêu đời, thích thú tham gia các sinh hoạt giải trí, làm việc nhẹ trong nhà cũng như quan hệ tình dục tốt. Ngoài ra, khi khiêu vũ, họ cảm thấy vui vẻ với bạn nhẩy hơn là buồn tẻ đi bộ trên máy móc cơ khí một mình.

Ðiểm đáng lưu ý là mọi người đều tham dự nghiên cứu tới cùng, không ai bỏ cuộc. 

 Giáo sư Belardinell kết luận: “Ở người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ có khả năng tạo ra những ích lợi sinh lý giống như với vận động thể hình”.

Và các nhà nghiên cứu này đề nghị là nên có những nghiên cứu khác để tìm hiểu thêm vế ảnh hưởng tốt của khiêu vũ đối với số đông quần chúng.

Vận động cơ thể rất cần thiết sau khi bị bệnh tim. Họ sẽ sống lâu hơn và đời sống có nhiều bình an hơn. Nhưng làm sao để bệnh nhân gắn bó với vận động là chuyện khó khăn. Thường thường, 70% bệnh bỏ dở chương trình vận động vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, thay thế khiêu vũ với tập luyện có thể là sáng kiến hay.

Theo bác sĩ Belardinelli, sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa điệu valse vì đây là điệu nhẩy rất phổ thông và tác động nhịp nhẩy lướt qua lướt lại cũng tương tự như thể dục thể hình. Các điệu nhẩy khác cũng có ích lợi như vậy.

Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều chuyên gia bệnh tim mạch đón nhận một cách nồng nhiệt.

 Bác sĩ trưởng bộ môn tim Robert Bonow tại Ðại học Y Northwestern Memorial, Chicago, có nhận xét về kết quả nghiên cứu này như sau: “Ðây có thể là phương thức hữu hiệu hơn để lôi cuốn mọi người vào việc tập luyện cơ thể và có lẽ có nhiều hứng thú hơn là đi trên máy tự động”. Bác sĩ Bonow cho hay sẽ áp dụng ở bệnh viện nơi ông ta làm việc. 

Theo bác sĩ chuyên khoa tim Elliot M. Antman tại Ðại học Y Harvard, một lực sĩ có huấn luyện đầy đủ sẽ biết cách tiêu thụ dưỡng khí một cách có hiệu quả cho nên cơ bắp của họ không đòi hỏi nhiều dưỡng khí. Vì thế họ có thể vận động mạnh mẽ và lâu hơn người thường.

Khiêu vũ và tập luyện cơ thể đều giúp bệnh nhân suy tim sử dụng oxy một cách hữu hiệu, nhờ đó họ có thể vận động lâu hơn mà không bị hụt hơi. Và nhà phát ngôn viên này của Hội Tim Hoa Kỳ nói thêm ông ta rất khuyến khích vì khiêu vũ dường như hấp dẫn, thích thú hơn với người bị suy tim khiến cho họ dễ dàng vận động.

Bác sĩ Robert Myerburg, Giáo sư Y khoa và Sinh học Ðại học Y Miami: “Với bệnh nhân tim, đây có thể là một phương thức tốt để vận động tới mức chịu đựng của mình và chắc là họ sẽ thích thú. Người bệnh có thể thay đổi hình thức nhẩy sao cho thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình

Theo bác sĩ Louis E. Teichholz, Ðại học Y khoa Hackensach, New Jersy: “Đây là loại thể dục thể hình tốt vì khi nhẩy valse, người ta luôn luôn chuyển động”.  

Tốt cho xương khớp

Khiêu vũ cũng tốt cho viêm xương khớp.

Chuyên gia khiêu vũ trị liệu Jane Wilson Cathcart có ý kiến: “Phương thức trị liệu tốt nhất cho viêm xương khớp là cử động vì cử động nuôi dưỡng khớp. Khiêu vũ dìu ta vào những cử động mà ta nghĩ rằng không bao giờ thực hiện được.

Khớp có một đĩa sụn ở giữa để chịu đựng sức va chạm khi khớp cử động. Sụn không có mạch máu và được nuôi dưỡng bằng thực phẩm trong các mạch máu ở gần chuyển qua khi khớp co duỗi. Trong nhẩy múa, xương khớp luôn luôn được vận dụng, nhờ đó sụn được nuôi dưỡng tốt hơn. 

Lợi ích đối với tâm trí

Khiêu vũ không những có ích cho thể chất mà còn tốt cho tâm trí. 

Nghiên cứu công bố trên New England Journal of Medicine vào năm 2003 cho hay, người cao tuổi tham gia vào các sinh hoạt như khiêu vũ đều giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Nghiên cứu cũng cho hay, bệnh nhân Alzheimer có thể nhớ lại nhiều điều khi họ nhẩy với những điệu nhạc, bài hát quen thuộc. Người khiêu vũ cũng phải động não tập trung với điệu nhạc, bước đi, cho nên trí óc luôn luôn làm việc và là điều rất tốt.

Bác sĩ Joe Verghese, giáo sư Thần kinh tại Đại học Y Albert Einstein ở New York đã theo dõi các sinh hoạt trong đó có khiêu vũ của 469 lão gia trên 75 tuổi không có vấn đề về trí nhớ. Sau 5 năm, 124 vị có dấu hiệu sa sút trí tuệ mà đa số ở nhóm người không bao giờ khiêu vũ.

 Theo ông, khiêu vũ là một hoạt động đa hiệu chứ không chỉ thuần túy thể xác. Khiêu vũ tăng lượng máu lưu thông lên não bộ, giảm căng thẳng, cô đơn và luôn luôn động viên trí não nhớ điệu nhạc, bước đi để hòa nhịp với bạn vũ.

Bên Anh, Bộ Văn Hóa và Bộ Sức Khỏe Công Cộng đã khuyến khích việc tổ chức các lớp hướng dẫn khiêu vũ và các trung tâm khiêu vũ để thăng tiến sức khỏe người dân.

 Ðôi khi không cần phải ra sàn nhẩy mới thu lượm được lợi ích. Ta có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, thả hồn theo âm thanh, cổ quay qua lại, tay nhúc nhích lên xuống, bàn chân ngón chân chuyển động nhịp nhàng, nhún nhẩy theo điệu nhạc cũng tạm thời coi như là vận động một chút rồi.

Ích lợi chung

Nói chung thì nhẩy múa đều mang lại một số lợi ích cho cơ thể, nếu ta thực hành với mục đích trong sáng là giải trí lành mạnh và vận động cơ thể.

Các ích lợi đó là:

-Trong khi nhẩy múa, các cơ bắp cũng tiêu dùng một số calori, giúp cơ thể khỏi quá ký, mập phì.

Một giờ khiêu vũ chậm nhẹ có thể giảm 250 calori, nhẩy hip hop thì những 400 calo tương đương với một giờ đi bộ nhanh, nhẩy swing là 235 calo; ballroom là 265 calo; nhẩy bốn đôi square dancing là 280 calo; vũ ballet là 300 calo; múa bụng belly là 380 calo, vận động thể hình aerobic là 540 calo.

Một nghệ nhân biểu diễn tranh tài trong một điệu nhạc nào đó có vận động tương đương với một người bơi 800 feet. 

- Tốt cho xương khớp, tăng độ đặc của xương, giảm rủi ro xốp xương.

- Tăng chất dinh dưỡng cho sụn khớp, giảm thiểu viêm xương khớp

- Giúp cơ bắp mạnh mẽ, bền bỉ hơn

- Thân thể uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng

- Tăng sự đi đứng vững vàng cho cơ thể

- Tăng sự tự tin nhẩy hay, múa đẹp

- Tăng trí nhớ vì phải nhẩy theo nhịp nhạc và phải nhớ từng bước đi

- Tốt cho trí tuệ, tăng trí nhớ người cao tuổi: phải nhớ nhạc nhớ điệu nhảy, phải ăn nhịp với bạn nhẩy, chứ đâu có ì người ra để người ta đẩy như xe bò...

- Tạo thêm bạn mới, quan hệ mới, giảm thiểu sống cô đơn

Về việc tạo thêm nhiều bạn hữu, tăng sự tin tưởng, hòa khí giữa con người với con người, Ông Trùm nhạc soul James Brown có ý kiến: “Bất cứ mọi xích mích nào cũng dễ dàng được hóa giải bằng khiêu vũ, nhẩy múa. Vì chẳng lẽ lại mặt sưng mày sỉa, hầm hầm ôm nhau mà nhẩy”.

- Nâng cao tinh thần, cảm thấy phấn chấn cả về thể xác lẫn tâm hồn, làm ta như sinh động hơn, không còn ưu tư phiền muộn, hận thù ghen ghét, đố kỵ hơn thua.

- Giảm rủi ro mập phì, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, ung thư ruột già

- Nhẩy múa làm ta ăn ngon hơn vì vui và vì đói bụng

- Làm trẻ con người, trì hoãn sự lão hóa. Tục ngữ Nhật Bản có nói “mọi người nữ nhẩy múa đều trẻ như con gái 19 tuổi”

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi áp dụng khiêu vũ như một hình thức vận động cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ coi xem mình có cần giới hạn gì không.

- Có bao giờ bác sĩ nói mình có vấn đề với trái tim và chỉ nên vận động theo hướng dẫn của bác sĩ

- Có bao giờ thấy đau ở ngực khi vận động hoặc khi không làm công việc gì.

- Có bao giờ đi đứng mà mất thăng bằng, không vững hoặc chóng mặt, muốn té xỉu?

Nên bắt đầu với các điệu nhạc nhẹ nhàng. Cao tuổi thì chậm rãi dìu nhau «đi chợ» tại chỗ với slow, tango, boston, rumba. Trẻ trung thì sôi động bao sàn nhẩy với bebop, twist, cha cha, pasodoble.

Và nên luôn luôn coi khiêu vũ như một giải trí lành mạnh, một loại vận động cơ thể hữu ích, chứ đừng điên cuồng thâu đêm suốt sáng dưới ảnh hưởng của thuốc lắc, rượu mạnh. 

Kết luận

Nhẩy múa là một sinh hoạt có nhiều phúc lợi. Nó làm người buồn hóa vui. Nó tăng óc sáng tạo, tăng tình bạn, tạo ra tình yêu, phục hồi trí nhớ. Nó duy trì tốt sức khỏe tinh thần và thể chất từ trẻ tới già, nam cũng như nữ.

Ngoài ích lợi  sức khỏe cho cá nhân, khiêu vũ cũng có những ích lợi xã hội.

Nhẩy múa không chỉ là những bước đi theo điệu nhạc, mà là một phối hợp độc đáo của hoạt động thể chất, giao tế xã hội và kích thích tinh thần.

 Nếu muốn gặp nhiều bạn bè: Hãy tới sàn nhẩy. Nếu muốn có sức khỏe tốt: Hãy khiêu vũ. Muốn quên mọi âu lo: Hãy quay cuồng luân vũ, xua đuổi ưu tư ra ngoài trí óc.

Ngày xưa người ta nhẩy múa theo nghi lễ tôn giáo, nhẩy múa để giao tế nhân sự. Vua Chúa thăm viếng nhau đều có dạ hội, khiêu vũ để tỏ tình thân thiện. Quốc trưởng các quốc gia ngày nay thăm viếng nhau cũng có dạ hội khiêu vũ liên hoan ký kết tương trợ, thương mại, bảo vệ...

Cho nên có ý kiến rằng nếu mỗi buổi sáng trước khi tới sở, đi làm, bà con lối xóm dìu nhau nhẩy một điệu nhạc vui rồi chiều về cũng nắm tay vũ cùng nhau thì cộng đồng hòa hợp, bình an.

Trắng đen, tà nghịch đều cùng nhau hòa mình khiêu vũ thì đâu còn ngăn cách chính kiến, hận thù bom đạn...

Làm được như vậy thì cũng vui đấy nhỉ.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức Texas-Hoa Kỳ

Tác giả:  Câu chuyện Thày Lang, Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!